5 kiểu ăn sáng gây hại cho gan, thận và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không phải mọi thực phẩm đều phù hợp cho bữa sáng, một số dạng thực phẩm kém lành mạnh có thể làm tổn hại đến sức khoẻ, đặc biệt là các cơ quan có mối liên hệ mật thiết đến hệ tiêu hoá như gan, thận và dạ dày.

Nghiên cứu cho thấy bỏ bữa sáng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống, ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp, đồng thời nó cũng làm suy giảm hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho đủ loại bệnh tật tấn công.

Sau khi trải qua một đêm dài, cơ thể cần một nguồn năng lượng nhất định để “tái sạc”, giúp tinh thần tỉnh táo và minh mẫn hơn, góp phần cải thiện hiệu quả học tập và làm việc cho một ngày mới.

Khi bỏ bữa sáng, bụng sẽ đói nhanh hơn, buộc bạn phải tìm kiếm đồ ăn khác để lót dạ, thậm chí cơn đói sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn mức cần thiết, dẫn đến tăng cân theo thời gian.

Y học cổ truyền cho rằng 7 - 8 giờ sáng là thời điểm tốt nhất để ăn sáng, vì đây là thời gian mà kinh tuyến dạ dày hoạt động mạnh mẽ nhất. Khi bỏ bữa này, dạ dày trở nên trống rỗng và dư thừa axit, có thể dẫn đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.

Nhưng không phải mọi thực phẩm đều phù hợp cho bữa sáng, một số dạng thực phẩm kém lành mạnh có thể làm tổn hại đến sức khoẻ, đặc biệt là các cơ quan có mối liên hệ mật thiết đến hệ tiêu hoá như gan, thận và dạ dày.

Vậy bữa sáng nên tránh thực phẩm nào?

  1. Dưa chua, rau củ muối

Các loại rau củ muối hay dưa chua thường chứa một lượng lớn muối, do đó vị của chúng khá mặn.

Khi ăn, chúng sẽ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, có thể gây bào mòn thành dạ dày, gây viêm, loét và các bệnh về đường tiêu hoá. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến ung thư.

Vì 95% muối trong cơ thể được thận chuyển hoá, nên khi một người quen ăn dưa chua và các loại rau củ muối vào buổi sáng, chúng có thể gây tổn thương cho thận.

  1. Thức ăn để qua đêm

Các món ăn để qua đêm cũng không nên trở thành bữa sáng hàng ngày của bạn, đặc biệt là các loại rau xanh, cá và hải sản…

Khi để qua đêm, chúng sẽ sản sinh một lượng nitrit đáng kể, vốn có khả năng gây ung thư khi tạo ra nitrosamine - chất này cũng có trong các loại thực phẩm ướp muối.

Để giảm thiểu rủi ro, bạn nên ăn hết thực phẩm trong các bữa ăn và tránh để thừa sang ngày hôm sau.

  1. Bánh bột chiên

Bánh bột chiên có hàm lượng calo và dầu mỡ cao. Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân huỷ và chuyển hoá chất béo - dầu mỡ.

Khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và calo, lượng dầu mỡ dư thừa (không kịp chuyển hoá) có thể tích tụ trong gan và khiến gan bị nhiễm mỡ.

Vì mỡ bao phủ các tế bào gan ngày càng nhiều khiến chức năng gan suy giảm, hạn chế vai trò chống, thải độc của gan, tạo điều kiện thuận lợi cho các độc tố, vi khuẩn, virus, kí sinh trùng từ ruột và bên ngoài xâm nhập, gây bệnh viêm gan. Về lâu dài có thể gây xơ gan hoặc ung thư gan.

Mặt khác, các thực phẩm nhiều dầu mỡ có mối liên hệ mật thiết với các bệnh như béo phì, tổn thương túi mật, lipid máu và bệnh tim mạch.

Đồ ăn chiên rán cũng ít dinh dưỡng hơn so với món ăn được chế biến theo phương pháp truyền thống. Hơn nữa, các món ăn chiên rán thường sử dụng loại dầu chiên nhiều lần, rất có hại cho sức khoẻ.

  1. Đồ ngọt

Nước trái cây, ngũ cốc có đường, bánh kem… đều chứa nhiều đường, tiêu thụ thường xuyên có thể dẫn đến béo phì, làm tăng mỡ nội tạng, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và tim mạch…

  1. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng chất béo và muối khá cao. Chúng cũng chứa nhiều calo, đường trong khi hàm lượng chất xơ lại ít. Việc tiêu thụ liên tục có thể gây tích mỡ nội tạng, ảnh hưởng xấu đến chức năng của gan và thận.

Hoàng Tuấn (tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

5 kiểu ăn sáng gây hại cho gan, thận và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính