Chất béo bão hòa trong thực phẩm có hại không? Cảnh giác với một loại chất béo phổ biến trong nhiều món (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nạp nhiều chất béo bão hòa vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch... Nhưng có phải tất cả đều như vậy hay không? Thực tế, có một loại chất béo nguy hiểm khác ẩn chứa trong nhiều món ăn nhưng rất dễ bị bỏ qua.

Chất béo bão hòa có thể không phải là nguyên nhân chính của bệnh mỡ máu cao

Chất béo bão hòa từ mỡ lợn, dầu dừa, được cho là làm tăng mức cholesterol trong máu và góp phần gây ra bệnh tim mạch.

Do đó, một số hướng dẫn ăn uống lành mạnh khuyên mọi người nên ăn ít thực phẩm chứa chất béo bão hòa; chẳng hạn như thịt đỏ, bánh ngọt và bánh quy.

Nhưng chất béo bão hòa có thực sự gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe hay không?

Trước khi chúng ta đi sâu vào vấn đề này, cần có một số điều cơ bản về cholesterol.

Cholesterol có thể được chia thành cholesterol tỷ trọng cao (HDL), thường được gọi là cholesterol tốt và cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), thường được gọi là cholesterol xấu.

Cholesterol xấu có các kích thước hạt khác nhau, bao gồm hạt nhỏ và hạt lớn.

Trong số đó, thứ thực sự có hại cho hệ tim mạch là cholesterol xấu dạng hạt nhỏ, dễ gây xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch.

Bởi vì các cholesterol xấu dạng hạt nhỏ tồn tại trong cơ thể lâu hơn so với dạng hạt lớn và dễ bị oxy hóa, từ đó hình thành huyết khối và làm xơ cứng mạch máu.

Đây là một ví dụ về cách tích tụ lipid (chất béo) trong động mạch ngăn máu chảy.
Đây là một ví dụ về cách tích tụ lipid (chất béo) trong động mạch ngăn máu chảy. (Wikimedia Commons)

Ngoài ra, kích thước nhỏ của chúng cũng giúp dễ dàng khoan vào thành mạch máu hơn.

Đối với chẩn đoán bệnh tim mạch, sử dụng tỷ lệ cholesterol xấu dạng hạt nhỏ có thể đem lại độ chính xác cao hơn so với tổng giá trị cholesterol xấu.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các hạt nhỏ của cholesterol xấu có liên quan mật thiết đến tình trạng tăng chất béo trung tính và giảm nồng độ cholesterol tốt.

Mặc dù chất béo bão hòa sẽ làm tăng tổng lượng cholesterol và cholesterol xấu, nhưng nó làm tăng các hạt lớn của cholesterol xấu.

Ngoài ra, một bài báo trên Tạp chí Y học Anh đã chỉ ra rằng chất béo bão hòa cũng có thể làm tăng lượng cholesterol tốt, đồng thời làm giảm các hạt nhỏ của cholesterol xấu.

Do đó, lượng chất béo bão hòa vừa phải không nhất thiết làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.

Chen Xiaowei, tiến sĩ khoa học thực phẩm và chuyên gia dinh dưỡng, cho biết "mọi loại thực phẩm giàu chất béo đều chứa chất béo bão hòa, axit béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa, nhưng tỷ lệ khác nhau".

Cô chỉ ra rằng chất béo bão hòa không xấu cũng không hẳn là tốt, đó chỉ là chất béo có trong thực phẩm.

Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa vì điều này, nếu không nó có thể làm tăng cholesterol xấu dạng hạt nhỏ.

Dầu ăn có nguồn gốc động vật chưa chắc đã nhiều chất béo bão hòa và dầu thực vật cũng chưa hẳn đã thấp
Dầu ăn có nguồn gốc động vật chưa chắc đã nhiều chất béo bão hòa và dầu thực vật cũng chưa hẳn đã thấp. (Max Pixel)

Dầu ăn có nguồn gốc động vật chưa chắc đã nhiều chất béo bão hòa và dầu thực vật cũng chưa hẳn đã thấp

Cũng có một hiểu lầm về chất béo bão hòa, đó là nó chủ yếu tồn tại trong dầu ăn có nguồn gốc động vật, trong khi hàm lượng trong dầu thực vật tương đối nhỏ.

Trên thực tế, hàm lượng chất béo bão hòa trong một số loại dầu thực vật rất đáng ngạc nhiên, chẳng hạn như dầu dừa và dầu cọ.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cứ 100g dầu dừa chứa 82.5g chất béo bão hòa, 6.31g chất béo không bão hòa đơn và chỉ 1.7g chất béo không bão hòa đa.

Tương tự như vậy, dầu cọ có 81.5 gam chất béo bão hòa trên 100g, 11.4g chất béo không bão hòa đơn và chỉ 1.6g chất béo không bão hòa đa.

Dầu từ các nguồn động vật không nhất thiết phải có nhiều chất béo bão hòa.

Ví dụ, bơ mặn phết trực tiếp lên bánh mì có 45.6 gam chất béo bão hòa, 16.9g chất béo không bão hòa đơn và 2.52g chất béo không bão hòa đa trên 100g.

Mỡ lợn thậm chí còn ít hơn. Cứ 100g mỡ lợn chỉ có 39.2g chất béo bão hòa, 45.1g chất béo không bão hòa đơn và 11.2g chất béo không bão hòa đa. Mặc dù vậy, mỡ heo vẫn được xếp vào loại chất béo bão hòa.

--> Xem tiếp: Chất béo bão hòa trong thực phẩm có hại không? Cảnh giác với một loại chất béo phổ biến trong nhiều món (Phần 2)

Theo Su Guanmi từ The Epoch Times tiếng Trung
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chất béo bão hòa trong thực phẩm có hại không? Cảnh giác với một loại chất béo phổ biến trong nhiều món (Phần 1)