Chất béo bão hòa trong thực phẩm có hại không? Cảnh giác với một loại chất béo phổ biến trong nhiều món (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chất béo bão hòa, axit béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa đều có thể sử dụng ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, chỉ có một loại chất béo mà bạn nên tránh -- đó là chất béo chuyển hóa.

--> Xem lại: Chất béo bão hòa trong thực phẩm có hại không? Cảnh giác với một loại chất béo phổ biến trong nhiều món (Phần 1)

Mỡ động vật có lợi cho sức khỏe

Một số chất béo động vật cũng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như mỡ lợn đã được sử dụng làm thuốc trong y học cổ đại Trung Hoa.

Ye Ruduan, giám đốc Phòng khám Y học cổ truyền Trung Quốc Jiapin, chỉ ra rằng mỡ lợn có vị ngọt và hơi lạnh về bản chất; có công dụng bổ hư, dưỡng tỳ vị, làm ẩm ruột, hỗ trợ đại tiện và giữ ẩm cho da.

Nói chung, hầu như mọi loại dầu đều có tác dụng giữ ẩm, nhưng chất béo khác nhau có các đặc tính khác nhau.

Đặc điểm của mỡ lợn khiến bạn không phải lo lắng về việc bị tức bụng sau khi ăn, gây viêm hay khô miệng, v.v. Nó phù hợp để nuôi dưỡng lá lách và dạ dày.

Con người trong xã hội nông nghiệp xưa, thường lao động cực nhọc và dễ thiếu chất dinh dưỡng (chất béo và chất đạm). Để giải quyết vấn đề này, họ thường ăn mỡ lợn, vừa bổ sung chất béo, vừa nuôi dưỡng dạ dày.

Để so sánh, thịt bò có tính ấm, bơ cũng có đặc tính tương tự. Đặc điểm của thịt cừu là nóng và khô hơn, mỡ cừu ngọt và ấm hơn, nên không thích hợp cho những người dễ bị khô miệng và lưỡi.

Còn thịt ngỗng rất dễ gây viêm nhiễm và dị ứng da, nên những người có bệnh ngoài da nên tránh các món ăn có liên quan đến ngỗng.

Hầu hết chúng ta nghĩ rằng mỡ động vật có nhiều chất béo bão hòa và nên ăn ít lại, nhưng mỡ lợn không phải là thứ có chất béo bão hòa lớn nhất.

Ye Ruduan chỉ ra: "Không phải mỡ lợn xấu mà là vấn đề về số lượng".

Vấn đề nằm ở chỗ chế độ ăn uống của người hiện đại chứa quá nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như các loại bánh ngọt, bánh quy, đồ chiên và món tráng miệng.

Ye Ruduan chỉ ra: "Không phải mỡ lợn xấu mà là vấn đề về số lượng". 
Ye Ruduan chỉ ra: "Không phải mỡ lợn xấu mà là vấn đề về số lượng". (Max Pixel)

Ngay cả khi bạn tránh mỡ lợn, nếu bạn ăn quá nhiều những loại thực phẩm vừa kể trên, bạn cũng sẽ tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa.

Người hiện đại tiêu thụ quá nhiều calo và gặp vấn đề về mỡ máu, đường huyết và huyết áp cao. Vì vậy, họ nên chú ý nhiều hơn đến lượng chất béo tiêu thụ.

Ye Ruduan cho biết chế độ ăn ketogenic và cà phê Bulletproof sẽ sử dụng dầu dừa, nhưng hàm lượng chất béo bão hòa trong dầu dừa rất cao.

Cô từng gặp một số bệnh nhân chuyển hóa kém, mỡ máu cao không hiểu rõ đặc tính của dầu dừa mà ngày ngày vẫn uống một ly cà phê Bulletproof, dẫn đến tăng mỡ máu.

Chất béo chuyển hóa nguy hiểm, nhưng khó ngăn chặn

Chất béo là một trong ba chất dinh dưỡng chính trong chế độ ăn uống của con người.

Chất béo bão hòa, axit béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa đều có thể sử dụng ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, chỉ có một loại chất béo mà bạn nên tránh -- đó là chất béo chuyển hóa.

Điều này là do, ngoài carbohydrate tinh chế, chế độ ăn uống làm tăng cholesterol xấu dạng hạt nhỏ cũng chứa chất béo chuyển hóa.

Có hai nguồn chất béo chuyển hóa chính trong thực phẩm: chất béo chuyển hóa tự nhiên và chất béo chuyển hóa nhân tạo.

- Chất béo chuyển hóa tự nhiên: Các sản phẩm liên quan đến động vật nhai lại như gia súc và cừu, chẳng hạn như sữa, pho mát và thịt, có thể chứa một lượng nhỏ các chất béo này.

Chất béo chuyển hóa như vậy, do vi khuẩn trong đường tiêu hóa của động vật nhai lại tổng hợp, thường được coi là không có tác dụng phụ đối với sức khỏe.

  • Chất béo chuyển hóa nhân tạo: Thêm hydro vào dầu thực vật lỏng để chuyển dầu từ thể lỏng sang thể rắn, cải thiện tính ổn định của dầu và giúp dầu chịu được nhiệt độ cao hơn.
Thường xuyên hấp thụ chất béo chuyển hóa có thể làm giảm lượng cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu dạng hạt nhỏ, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. 
Thường xuyên hấp thụ chất béo chuyển hóa có thể làm giảm lượng cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu dạng hạt nhỏ, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. (Needpix)

Chẳng hạn như dầu ăn hydro hóa một phần, bơ thực vật, dầu thực vật, sữa Marlin, v.v.

Cơ thể con người chuyển hóa chất béo chuyển hóa rất chậm. Trong tất cả các loại chất béo, chất béo chuyển hóa có hại nhất cho sức khỏe.

Thường xuyên hấp thụ chất béo chuyển hóa có thể làm giảm lượng cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu dạng hạt nhỏ, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.

Một đánh giá năm 2021 cho thấy, tiêu thụ 5g chất béo chuyển hóa mỗi ngày làm tăng 29% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Mặc dù nhiều quốc gia đã thiết lập các quy định để giảm thiểu hoặc cấm chất béo chuyển hóa, nhưng nó vẫn được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chiên, đóng gói hoặc chế biến sẵn và hầu hết chúng đều có đặc điểm "thơm và giòn".

Những thực phẩm như vậy bao gồm: thực phẩm chiên, đồ nướng bao gồm bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy, bánh pizza, bơ thực vật....

Cần lưu ý rằng bơ thực vật có hàm lượng chất béo chuyển hóa cao hơn sẽ đông đặc hơn. Nếu bạn thực sự muốn sử dụng nó, tốt nhất nên chọn loại bơ thực vật mềm hơn, có thể giảm lượng chất béo chuyển hóa.

Một cách khác để tránh chất béo chuyển hóa là xem danh sách thành phần thực phẩm.

Do luật và quy định của các quốc gia khác nhau, ví dụ: một số nơi quy định rằng hàm lượng chất béo chuyển hóa trong mỗi sản phẩm nhỏ hơn 0.5g thì sản phẩm đó có thể được dán nhãn là "0g chất béo chuyển hóa".

Cuối cùng, bạn nên tránh các loại thực phẩm có chứa "hydro hóa", "dầu hydro hóa một phần", các thành phần khác.

Theo Su Guanmi từ The Epoch Times tiếng Trung
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chất béo bão hòa trong thực phẩm có hại không? Cảnh giác với một loại chất béo phổ biến trong nhiều món (Phần 2)