Những người yêu trà thật may mắn - ‘Ẩm’ trà thế nào để tốt cho sức khỏe?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không thiếu những người yêu trà ở cả thế hệ già và trẻ, nhiều người nói rằng “uống trà tốt cho sức khỏe”. Vậy uống trà có tác dụng gì? Chúng ta hãy xem nghiên cứu gần đây để hiểu lợi ích của trà. 

Zheng Ronghui, bác sĩ Trưởng khoa Xạ trị của Bệnh viện Ung thư thuộc Đại học Y Quảng Châu, từng nói rằng tác dụng chống ung thư của trà chủ yếu liên quan đến các polyphenol có trong trà. Nói chung: trà xanh, trà vàng, trà trắng, trà ô long, trà đen và trà phổ nhĩ, bao gồm trà không lên men, lên men một phần hay toàn phần đều tốt cho sức khỏe.

Những người yêu trà thực sự thu được lợi ích

Giảm nguy cơ ung thư miệng

Vào tháng 7 năm 2020, một nghiên cứu toàn diện được công bố trên tạp chí Advances in Nutrition đã tiến hành phân tích tổng hợp để khám phá những lợi ích tiềm năng của trà trong việc ngăn ngừa ung thư . Nghiên cứu đã tổng hợp các bằng chứng khoa học và đưa ra kết luận nổi bật: uống trà có thể mang lại lợi ích tiềm năng trong việc ngăn ngừa nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư miệng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy uống trà có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư cơ quan đường tiêu hóa (bao gồm ung thư miệng, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư đường mật và ung thư gan), ung thư vú, ung thư phụ khoa (ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng), bệnh bạch cầu, ung thư phổi và ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên khi xem xét độ tin cậy, hiện chỉ có mối quan hệ giữa uống trà và giảm nguy cơ ung thư miệng là có đủ cơ sở bằng chứng khoa học hỗ trợ.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng chống ung thư tiềm tàng này có thể liên quan đến các thành phần chất chống oxy hóa polyphenol hoặc catechin trong trà, nhưng các cơ chế sinh học liên quan vẫn cần được xác minh bằng kiểm chứng thực nghiệm thêm.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Vào tháng 1 năm 2020, một nhóm nghiên cứu do Viện sĩ Gu Dongfeng, nguyên phó chủ tịch Bệnh viện Fuwai thuộc Viện Khoa học Y tế Trung Quốc dẫn đầu, đã công bố một nghiên cứu trên Tạp chí Tim mạch Dự phòng Châu Âu. Kết quả cho thấy uống trà thường xuyên có thể làm giảm đáng kể bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não và làm giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.

Điều đặc biệt đáng chú ý, lợi ích sức khỏe này thể hiện rõ ràng hơn ở thói quen uống trà lâu dài của nam giới và những người có sở thích uống trà.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Sau khi phân tích dữ liệu từ hơn 500.000 người trưởng thành trong nghiên cứu về các bệnh mãn tính ở Trung Quốc, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Li Liming thuộc Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Bắc Kinh phát hiện ra rằng: một người bình thường uống trà xanh mỗi ngày có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, những người đã mắc bệnh tiểu đường có thể giảm đáng kể nguy cơ tử vong ở mọi nguyên nhân do bệnh tiểu đường gây ra, nếu họ thường xuyên uống trà xanh.

Ô Long là loại trà được ủ lên mem một phần hoặc toàn phần (Ảnh: pixabay.com)

Các loại trà khác nhau phù hợp với từng nhóm người khác nhau

Chu Li, Bác sĩ phó Khoa Ung thư và Huyết học tại Bệnh viện Chu Phố Thượng Hải, chỉ ra rằng các loại trà khác nhau phù hợp với các nhóm người khác nhau và chúng phải được lựa chọn phù hợp tùy theo hoàn cảnh cụ thể của họ.

Trà xanh có phù hợp với tất cả mọi người?

Trà xanh không lạnh cũng không nóng, có vị hăng, ngọt và ẩm, thích hợp cho hầu hết mọi người uống. Nó có thể loại bỏ nhiệt dư trong cơ thể và giữ ẩm cho phổi, nó cũng có thể giúp hạ lipid máu, giảm cân, chống viêm, chống dị ứng, giải độc, ngăn ngừa sâu răng, làm đẹp cơ thể và thậm chí có khả năng trì hoãn lão hóa và chống lại sự lão hóa và bệnh ung thư.

Trà xanh không lên men: thích hợp cho người có cơ địa nóng (nhiệt)

Trà xanh là loại trà không lên men, có vị ngọt đắng, tính mát, thích hợp với những người có nội nhiệt. Phù hợp cho những người cần sự tỉnh táo, tập trung, liên quan tới nghề nghiệp và lối sống như giới trẻ, người lao động trí óc, lái xe, vận động viên, ca sĩ, phát thanh viên hay diễn viên, v.v.

Tuy nhiên, những người có thể chất lạnh (hàn), như bệnh nhân loét dạ dày và người dễ bị mất ngủ nên thận trọng khi uống. Những người bị cảm lạnh hoặc khó chịu ở đường tiêu hóa cũng được khuyên nên tránh uống trà xanh.

Cần lưu ý trong trà xanh có chứa một lượng lớn axit tannic, chất này có thể kết hợp với sắt trong thực phẩm tạo thành kết tủa, từ đó làm giảm tốc độ hấp thu sắt ở ruột. Vì vậy, trà xanh cũng nên được sử dụng thận trọng đối với những người cần hấp thụ lượng sắt lớn hơn.

Trà đen (lên men 1 phần và lên men hoàn toàn): phù hợp hơn với người già

Trà đen là loại trà lên men hoàn toàn, vị ngọt, tính ấm, có tác dụng làm ấm dạ dày, ấm lá lách, thích hợp cho người bị bệnh đường tiêu hóa, cảm lạnh. Nó hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa, thúc đẩy sự thèm ăn, thư giãn mạch máu, giảm lipid máu, cải thiện độ bền của mạch máu, giảm đường trong máu, có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn và giúp xương chắc khỏe.

Đặc biệt đáng chú ý: chất polyphenol trong trà đen có thể ức chế hoạt động phá hủy tế bào xương. Người cao tuổi nên uống một tách trà đen nhỏ mỗi ngày và kiên trì trong vài năm sẽ thu được lợi ích.

4 loại trà cần tránh xa không nên uống

Uống trà điều độ rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên có một số loại trà cần thận trọng hoặc tránh xa để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  1. Trà pha quá đặc

Trà quá đậm dễ gây khó chịu cho tim vì trà có chứa caffeine và theophylline. Ngoài ra, axit tannic trong trà đặc có thể phản ứng với sắt trong thực phẩm tạo thành các chất không hòa tan, từ đó cản trở quá trình hấp thu sắt.

  1. Trà bị nhiễm nấm mốc

Lá trà bị nấm mốc có thể bị nhiễm các vi sinh vật như Penicillium và Aspergillus, nước trà mất đi mùi thơm trà bình thường. Uống trà bị mốc có thể gây ra những tác hại nhất định cho cơ thể như gây chóng mặt, tiêu chảy và các cảm giác khó chịu khác. Lá trà ẩm và mốc thường có những đốm mốc trắng trên bề mặt, tỏa ra mùi ẩm mốc. Vì vậy, trà nên được bảo quản ở nơi khô ráo để tránh nấm mốc.

  1. Uống trà khi còn quá nóng

Mặc dù trà thường phải được pha bằng nước sôi nhưng uống trà quá nóng có thể gây tổn thương màng nhầy của miệng và thực quản, dẫn đến loét. Uống trà nóng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng và thực quản.

  1. Trà sao cháy

Nếu lá trà được rang quá kỹ trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra vị khét, có thể dẫn đến sự phá hủy các dưỡng chất hữu hiệu trong lá trà và một số thành phần quyết định mùi vị của lá trà. Ngoài ra, trà cháy có thể chứa một lượng chất gây ung thư nhất định.

Những điều cần tránh khi uống trà

Không dùng nước sôi để pha trà xanh

Nhiệt độ nước quá nóng sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong trà như vitamin C và vitamin P, đồng thời cũng có thể dễ dàng hòa tan quá nhiều axit tannic và các chất khác khiến trà có vị đắng. Về vấn đề này, Li Weimin từ Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện liên kết số 1 thuộc Đại học Giao thông Tây An đề xuất rằng: khi pha trà tốt nhất nên kiểm soát nhiệt độ nước trong khoảng 70°C đến 80°C. Đặc biệt là trà xanh để không làm mất đi hương thơm ban đầu và hương vị sảng khoái.

Không nên dùng cốc giữ nhiệt để pha trà

Wang Weiguang, chuyên gia dinh dưỡng tại Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Chiết Giang, nhắc nhở, việc dùng cốc giữ nhiệt để pha trà sẽ khiến trà lên men ở nhiệt độ cao và kéo dài, dẫn đến mất vitamin khiến trà bị đắng và làm tăng hàm lượng các chất có hại trong trà. Vì vậy, hãy cố gắng tránh sử dụng cốc giữ nhiệt để pha trà.

Không uống trà khi bụng đói

Cố gắng không uống trà trong vòng nửa giờ sau bữa ăn, tránh uống trà khi bụng đói và tránh uống trà đặc. Xu Hui, từ Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Nhân dân số 6 trực thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, giải thích rằng các thành phần trong trà có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và gây khó chịu cho dạ dày. Ngoài ra, caffeine trong trà uống lúc đói có thể gây ra hiện tượng “say trà” như hồi hộp, chóng mặt, mệt mỏi.

Những người bị khó chịu ở dạ dày có thể cân nhắc chọn loại trà có mức độ lên men cao hơn, chẳng hạn như trà đen. (Ảnh: pixabay.com)

Cẩn trọng uống trà khi dạ dày khó tiêu và đau bụng

Những người đang bị đầy hơi, khó chịu về đường tiêu hóa nên lựa chọn loại trà cẩn thận. Chất caffeine và chất polyphenol có trong trà xanh có thể tạo thêm khó chịu cho đường tiêu hóa.

Li Xiang, từ Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng của Bệnh viện Tiantan Bắc Kinh, gợi ý rằng những người bị khó chịu ở dạ dày có thể cân nhắc chọn loại trà có mức độ lên men cao hơn, chẳng hạn như trà đen, trắng cũ hoặc phổ nhĩ.

Tóm lại: Uống trà có lợi cho sức khỏe, nhưng có một số yếu tố chính cần lưu ý để tận hưởng trọn vẹn lợi ích của nó và tránh những khó chịu tiềm ẩn.

Cẩn Du biên dịch

(Theo: aboluowang.com)

THÔNG TIN ĐẶC BIỆT - HƯỚNG ĐI MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI:

    • Ganjing World’ (Thế Giới Kiền Tịnh) - Một Công ty Công nghệ cao có trụ sở chính tại Middle Town, New York, ra mắt nền tảng tích hợp thông tin nghe nhìn trực tuyến thế hệ mới nhiều tính năng phong phú với công nghệ đám mây mới nhất.
    • ‘Ganjing World’ cam kết trải nghiệm thoải mái và bảo mật, phục vụ tất cả những nhà sáng tạo nội dung, có thể trình chiếu đồng thời hàng triệu video và phục vụ hàng trăm triệu lượt xem. ‘Ganjing World’ đảm bảo an toàn và lợi nhuận cao.
    • Nền tảng này không liên quan tới chính trị, không thiên vị và trung lập. ‘Ganjing World’ kiên quyết tránh xa các nội dung không phù hợp dựa trên bốn tiêu chí: “không bạo lực, không nội dung khiêu dâm, không tội phạm và không ma túy hoặc gây hại”.
    • Sứ mệnh của ‘Ganjing World’ hướng đến “Truyền thông xã hội” và “Truyền thông cá nhân” thân thiện với mọi gia đình. Một nền tảng số rộng lớn cho phép mọi lứa tuổi tự do chia sẻ kiến thức, ý tưởng, quan điểm và giải trí về nhiều chủ đề… mà không sợ bị kiểm duyệt. ‘Ganjing World’ mang đến trải nghiệm phong phú và trong sạch.



BÀI CHỌN LỌC

Những người yêu trà thật may mắn - ‘Ẩm’ trà thế nào để tốt cho sức khỏe?