Bệnh nhân cao huyết áp uống trà hay cà phê, loại nào tốt hơn?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tiến sĩ Âu Hàn Văn (Ou Han Wen), bác sĩ y học tổng hợp và dinh dưỡng tại Đại học Maryland, cho biết trên chương trình “Sức khỏe 1+1” của The Epoch Times rằng, dù là trà hay cà phê thì điều quan trọng là phải uống đúng cách.

Cà phê và trà là đồ uống quen thuộc hàng ngày có tác dụng tiếp thêm sinh lực. Cả hai loại đều chứa caffein. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy cà phê có nguy cơ làm tăng huyết áp, trong khi trà thì không.

Nhiều người nghĩ rằng huyết áp cao là do quá trình lão hóa khiến thành mạch kém linh hoạt và hẹp lại, do đó cần nhiều áp lực để đưa máu ra ngoài. Tuy nhiên, theo bác sĩ Âu, 90% trường hợp tăng huyết áp là không rõ nguyên nhân.

Y học chức năng đã phát hiện ra rằng, tăng huyết áp được kích hoạt bởi sự viêm nhiễm của lớp nội mạc trong mạch máu, nơi tiêu thụ oxit nitric trong cơ thể. Oxit nitric là yếu tố chính làm các mạch máu thư giãn và ngăn ngừa cục máu đông. Nhiều yếu tố có thể gây viêm mạch máu, như kháng insulin, tăng lượng đường trong máu, viêm cơ thể mãn tính do ăn uống không phù hợp và béo phì.

Cà phê có gây tăng huyết áp?

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, uống quá nhiều cà phê đã được chứng minh là làm tăng huyết áp và gây các tác dụng phụ như lo lắng, tim đập nhanh và khó ngủ. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ cà phê vừa đủ có thể làm giảm nguy cơ phát triển huyết áp cao ở những người chưa mắc bệnh này.

Tháng 12/2022, một nghiên cứu công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, cà phê có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao. Điều này khiến những người yêu thích cà phê lo lắng. Theo tiến sĩ Âu, chính xác hơn thì nghiên cứu nên tập trung vào lượng caffein tiêu thụ hàng ngày, vì đây mới là chìa khóa dẫn đến tăng huyết áp.

Thông thường, một tách cà phê 240cc chứa 80-100 miligam caffein. Trong khi cùng một thể tích đó thì trà xanh chỉ chứa 30-50 miligam caffein. Caffeine có thể kích thích các dây thần kinh giao cảm và khiến tim đập nhanh hơn, làm cho mạch máu co lại và huyết áp tăng lên một cách tự nhiên.

Bác sĩ Âu khuyến cáo, bệnh nhân huyết áp cao trường hợp nặng (huyết áp tâm thu từ 160 nhịp/phút trở lên, huyết áp tâm trương từ 100 nhịp/phút trở lên), không nên uống quá 2 cốc cà phê 240cc mỗi ngày. Ông cũng cho rằng, lượng caffeine cho người lớn không được vượt quá 300 miligam mỗi ngày. Phụ nữ mang thai không được vượt quá 200 miligam.

(Ảnh: The Epoch Times)

Ai nên tránh uống cà phê?

Những người có các vấn đề sau đây nên tránh uống cà phê.

  • Mất ngủ
  • Mệt mỏi tuyến thượng thận
  • Đau dạ dày, trào ngược axit
  • Loãng xương
  • Biến thể di truyền trong chuyển hóa caffein

Cà phê kích thích thần kinh giao cảm và làm mất ngủ. Nếu bạn có thói quen uống thuốc ngủ, cà phê sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của thuốc và tăng gánh nặng cho cơ thể.

Cà phê cũng kích thích adrenaline (hormon tuyến thượng thận). Khi cơ thể quá mệt mỏi, cà phê có thể gây căng thẳng về thể chất.

Bác sĩ Âu cho biết, cà phê và trà rất giàu chất phytochemical tự nhiên và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng có thể được tiêu thụ với số lượng thích hợp trừ những người mắc bệnh cụ thể.

(Ảnh: The Epoch Times)

Lợi ích của việc uống cà phê vừa đủ

  • Tốt cho bệnh nhân tắc ruột sau mổ
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy chất béo và giảm cân
  • Giảm nguy cơ tăng huyết áp
  • Giảm nguy cơ ung thư gan
  • Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ (bệnh Alzheimer)
  • Giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch
  • Giảm tỷ lệ đột quỵ
  • Cải thiện hiệu suất tập thể dục

Đối với những người nghiện cà phê, bác sĩ Âu đề nghị bổ sung những thứ sau để giảm thiểu tác động của caffein đối với huyết áp:

  • Quế: Quế chứa polyphenol có thể làm giảm huyết áp. Chiết xuất và tinh chế quế giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Trà xanh: Trà xanh có chứa catechin có thể làm giãn mạch máu và hạ huyết áp.
  • Sữa đậu nành đen: Đậu đen có chất anthocyanin chống oxy hóa góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.
Nghiên cứu cho thấy quế, Nghệ có tác dụng điều chỉnh lượng đường và Huyết áp. (Ảnh: unsplash.com)

Trà tốt cho bệnh nhân huyết áp cao

Nghiên cứu trên cũng cho thấy, mặc dù trà cũng chứa caffein nhưng rất hữu ích cho những người bị cao huyết áp. Lý do là bởi vì trà có chứa polyphenol và hợp chất catechin chống viêm: chất chống oxy hóa, chất đốt cháy chất béo và chất làm giảm huyết áp.

Vậy làm thế nào để bạn chọn một loại trà lý tưởng cho bệnh nhân cao huyết áp?

Bác sĩ Âu khuyến nghị những loại trà sau đây:

  1. Trà quốc gia Nam Phi khử caffein
  2. Trà xanh khử caffein
  3. Trà Ô long
  4. Trà đen

Ông cũng chỉ ra rằng mặc dù trà tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống trà thay nước vì:

  • Caffeine: Thành phần trong trà này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
  • Tác dụng lợi tiểu: Uống quá nhiều trà có thể gây mất nước, dẫn đến tình trạng viêm mãn tính khác.
  • Đi tiểu đêm cản trở giấc ngủ: Tính chất lợi tiểu của lá trà khiến người bệnh đi tiểu đêm nhiều hơn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Ai nên tránh uống trà?

Những người có các vấn đề sau nên tránh uống trà:

  • Rối loạn giấc ngủ: Caffeine sẽ kích thích thần kinh giao cảm khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
  • Chứng tiểu đêm: Trà không tốt cho những người hay đi tiểu đêm. Đi tiểu đêm sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ và tăng nguy cơ huyết áp cao.
  • Chức năng thận kém: Trà và đồ uống lợi tiểu sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Những người có vấn đề về chức năng thận nên uống nước lọc.
  • Thiếu máu do thiếu sắt: Chất theophylline trong trà sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt ở ruột. Uống trà sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu của bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt.
  • Chức năng tiêu hóa kém: Chất caffein trong trà giúp mở ống thông giữa dạ dày và thực quản, thức ăn trong dạ dày sẽ dễ dàng trào ngược ra ngoài nhờ ống thông này.
  • Người đang dùng thuốc: Chất theophylin trong trà sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc. Tốt nhất nên uống thuốc với nước lọc.
(Ảnh: The Epoch Times)

Bác sĩ Âu nói rằng, nhiệt độ tốt nhất cho trà là 95-97 độ F (35-36 độ C). Nhiệt độ này giải phóng nhiều catechin nhất. Khi uống trà không nên thêm đường, vì nó sẽ ảnh hưởng đến thành phần của lá trà. Nếu không thích vị đắng của trà, bạn có thể kết hợp với mật ong, cam quýt và các chất làm ngọt tự nhiên khác.

(Bài đăng trên The Epoch Times - Epoch Health của tác giả: Amber Yang Jojo)

Amber Yang: Từng là giám đốc tiếp thị cho các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên trong nhiều năm và là phóng viên kiêm biên tập viên về sức khỏe và sắc đẹp trong 10 năm. Cô cũng là người dẫn chương trình và nhà sản xuất của các kênh YouTube "Amber Running Green" và "Amber Health Interview".

Jojo: là người dẫn chương trình của Health 1+1. Health 1+1 là nền tảng thông tin y tế và sức khỏe có thẩm quyền nhất của Trung Quốc ở nước ngoài.

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh

Cát Mộc biên dịch

THÔNG TIN ĐẶC BIỆT - HƯỚNG ĐI MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI:

      • ‘Ganjing World’ (Thế Giới Kiền Tịnh) - Một Công ty Công nghệ cao có trụ sở chính tại Middle Town, New York, ra mắt nền tảng tích hợp thông tin nghe nhìn trực tuyến thế hệ mới nhiều tính năng phong phú với công nghệ đám mây mới nhất.
      • ‘Ganjing World’ cam kết trải nghiệm thoải mái và bảo mật, phục vụ tất cả những nhà sáng tạo nội dung, có thể trình chiếu đồng thời hàng triệu video và phục vụ hàng trăm triệu lượt xem. ‘Ganjing World’ đảm bảo an toàn và lợi nhuận cao.
      • Nền tảng này không liên quan tới chính trị, không thiên vị và trung lập. ‘Ganjing World’ kiên quyết tránh xa các nội dung không phù hợp dựa trên bốn tiêu chí: “không bạo lực, không nội dung khiêu dâm, không tội phạm và không ma túy hoặc gây hại”.
      • Sứ mệnh của ‘Ganjing World’ hướng đến “Truyền thông xã hội” và “Truyền thông cá nhân” thân thiện với mọi gia đình. Một nền tảng số rộng lớn cho phép mọi lứa tuổi tự do chia sẻ kiến thức, ý tưởng, quan điểm và giải trí về nhiều chủ đề… mà không sợ bị kiểm duyệt. ‘Ganjing World’ mang đến trải nghiệm phong phú và trong sạch.



BÀI CHỌN LỌC

Bệnh nhân cao huyết áp uống trà hay cà phê, loại nào tốt hơn?