Pháp Luân Công là ngọn hải đăng 32 năm qua

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 13/5 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Vào ngày này năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí, Người sáng lập Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp), bắt đầu truyền dạy Pháp Luân Đại Pháp cho người dân ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Vào ngày 20/7/1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Lý do của cuộc đàn áp là Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư ĐCSTQ thời bấy giờ, muốn lợi dụng chủ nghĩa vô thần của để đánh bại tín ngưỡng hữu Thần của Pháp Luân Công.

Tại sao chính quyền Trung Quốc lại sợ tín ngưỡng hữu Thần đến vậy? Về cơ bản mà nói, sự xuất hiện của Pháp Luân Công đã chạm vào dây thần kinh nào của chính quyền Trung Quốc? Cuộc phản kháng ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công chống lại cuộc đàn áp 25 năm qua có triển vọng và đem lại những giá trị nào cho Trung Quốc và thế giới?

‘Chân, Thiện, Nhẫn’ là ngọn hải đăng soi sáng đạo đức con người

Ông Trương Phác, một nhà văn Trung Quốc sống ở Anh, nói trong Diễn đàn Tinh anh của NTDTV rằng: "Lần đầu tiên tôi nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công là trên truyền hình. Vào năm 1999, khi đó tôi đang ở London, thì bất ngờ nhìn thấy hình ảnh các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa trước Trung Nam Hải. Đây là lần đầu tiên tôi thực sự biết đến Pháp Luân Công. Lúc đó tôi cảm thấy ba chữ Chân, Thiện, Nhẫn rất tuyệt vời. Tôi thấy hàng nghìn người đứng ở đó, ngay ngắn, trật tự, sau này nghe nói họ đã nhặt hết rác và các đầu mẩu thuốc lá do cảnh sát vứt trên mặt đất rồi giải tán trong hòa bình. Lúc đó tôi rất xúc động. Vài năm sau, tôi thấy Pháp Luân Công đã có sự phát triển vô cùng nhanh chóng và huy hoàng".

Vào ngày 11/5/2024, hàng trăm học viên Pháp Luân Công ở Anh đã tổ chức diễu hành và mít tinh để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Hình ảnh đoàn múa rồng đi qua khu phố Tàu ở London. (Yến Ninh/The Epoch Times)

Ông Trương Phác nói rằng, Pháp Luân Công rất phổ biến ở Trung Quốc. “Hồi đó, ở Trung Quốc có rất nhiều môn khí công, nhưng Pháp Luân Công nổi bật và thu hút gần 100 triệu người tập luyện. Sau đó, Pháp Luân Công bị đàn áp, và nhiều học viên Pháp Luân Công đã ra nước ngoài. Trong hai thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến ​​hàng trăm triệu người tập luyện Pháp Luân Công ở hơn 130 quốc gia, Pháp Luân Công không chỉ thuộc về một dân tộc mà là một hiện tượng trên toàn thế giới. Hiện tượng này khiến tôi thường nói rằng Pháp Luân Công có sự trợ giúp của Thần, nếu không có Thần giúp đỡ, Pháp Luân Công sẽ không thể phát triển được như ngày hôm nay. Đôi khi tôi được các phương tiện truyền thông của các học viên Pháp Luân Công hoặc các phương tiện truyền thông khác phỏng vấn về vấn đề này, tôi cảm thấy rất xúc động khi nói rằng đây không phải là một hiện tượng đơn giản, đây là một hiện tượng đặc biệt, một hiện tượng trong lịch sử phát triển của loài người".

Ông Trương Phác cho biết, ba chữ ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ của Pháp Luân Công có rất nhiều ý nghĩa. Đây không chỉ là mục tiêu của người dân Trung Quốc mà còn là mục tiêu của toàn nhân loại trong việc theo đuổi một tương lai tươi sáng.

Vào ngày 11/5/2024, hàng trăm học viên Pháp Luân Công người Anh đã tổ chức diễu hành và mít tinh để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. (Yến Ninh/The Epoch Times)

Những người tu luyện Pháp Luân Công chiểu theo các giá trị Chân Thiện Nhẫn để tu dưỡng đạo đức. Nói lời chân thật, làm người thật thà và làm những việc thiện. Hiện tại ở Trung Quốc có bao nhiêu người trở thành một người chân thành và thiện lương? Nhiều người không dám nói sự thật hoặc đối mặt với sự thật. Đây là hiện tượng phổ biến ở Trung Quốc. Ngoại trừ các học viên Pháp Luân Công và một số người Trung Quốc tốt bụng, tôi nghĩ việc dám nói lên sự thật đã bị chính quyền Trung Quốc đàn áp và cấm đoán một cách thô bạo.

Nói đến Thiện, đây là quan điểm mà Phật gia và nhiều tôn giáo khác đều giảng dạy. Làm việc Thiện, làm người tốt thì phải có tấm lòng từ bi. Điều này vô cùng quan trọng. Trong thế giới chúng ta đang sống, chúng ta đã chứng kiến ​​quá nhiều tai nạn, quá nhiều cái chết, quá nhiều bạo lực và chiến tranh. Đó là lý do tại sao Thiện rất quan trọng và cấp bách. Làm việc Thiện, giúp đỡ người khác thông thường rất khó khăn.

Tuy nhiên, khi nói đến Nhẫn, nhiều người không thực sự hiểu được điều này. Tại sao chúng ta phải Nhẫn? Dùng ‘nắm đấm’ chẳng phải sẽ giải quyết nhanh hơn sao?! Khi tôi nói cần làm được Nhẫn, trong đó thể hiện một ý nghĩa thực sự, tức là Nhẫn không phải là hèn nhát, Nhẫn là một loại bao dung, một tâm hồn rộng mở và dùng đức hạnh để cảm hóa người khác. Đây là điều mà con người chúng ta thực sự cần. Theo tôi, dưới sự cai trị của chính quyền Trung Quốc, người dân im lặng, không dám phản kháng nhưng họ không phải là nhẫn chịu, mà họ sợ hãi không dám phản kháng.

Nhưng chúng ta thấy rằng Nhẫn mà Pháp Luân Công giảng không phải là sợ hãi, mà là đối mặt với cái ác với tâm trí rộng mở. Làm thế nào để chống lại một cỗ máy bạo lực? Thay vì đánh người, hại người, người tu luyện Pháp Luân Công sẽ dùng đức hạnh và trái tim thiện lương của mình để cảm hóa kẻ ác. Đây là sự hiểu biết của tôi về ‘Chân, Thiện, Nhẫn’. Tinh thần này vốn rất hiếm có ở hầu hết người dân Trung Quốc.

Ông Trương Phác nói: “Vì vậy, tôi cũng nói với các hãng truyền thông rằng, ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ là ngọn hải đăng soi sáng niềm hy vọng vào tương lai của nhân loại”.

‘Chân, Thiện, Nhẫn’ mang đến sự an hòa, lòng tốt và hòa bình

Ông Lý Quân, một nhà sản xuất truyền hình độc lập, cũng là một học viên Pháp Luân Công cho biết trong Diễn đàn Tinh anh: "Trước khi chính quyền Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, Pháp Luân Công đã phát triển rất nhanh ở Trung Quốc và sự hiểu biết của chính phủ Trung Quốc về Pháp Luân Công cũng rất tích cực. Tôi lấy Nam Kinh làm ví dụ. Năm 1998, Cục Công an thành phố Nam Kinh đã tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng đối với tất cả các học viên Pháp Luân Công trong thành phố theo yêu cầu của Bắc Kinh. Sau khi điều tra xong, Cục trưởng Cục An ninh Chính trị lúc đó đã tìm gặp Trạm trưởng trạm phụ đạo Pháp Luân Công ở Nam Kinh và nói thẳng với ông ấy rằng ‘chúng tôi đã điều tra tất cả các học viên Pháp Luân Công ở Nam Kinh và kết luận rằng tất cả các học viên Pháp Luân Công đều là người tốt và không có người xấu’. Vị Cục trưởng còn nói rằng, con người trong xã hội ngày nay rất hỗn loạn, nhưng tại sao các học viên Pháp Luân Công lại là những người có giáo dưỡng, và nhiều học viên có trình độ tri thức cao".

Ông Lý Quân nói rằng: "Vào năm 2001, tôi bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Phương Cường ở Giang Tô. Có gần 200 học viên Pháp Luân Công bị giam trong trại lao động đó, trong đó có 4 người có bằng tiến sĩ, hơn một chục thạc sĩ và gần 100 người có bằng cử nhân, trình độ đại học trở lên có lẽ chiếm 70 đến 80 phần trăm. Hơn nữa, sự hiểu biết của những người này về Pháp Luân Công không chỉ đơn giản là để chữa bệnh và làm cho thân thể khỏe mạnh. Họ thực sự có sự hiểu biết rất rõ ràng về khí công và tác dụng thần kỳ của việc tu luyện tâm tính. Trong số đó có rất nhiều nhà khoa học hàng đầu. Trên thực tế, tôi biết rằng từ năm 1992, nhiều người theo Cơ Đốc giáo, Phật giáo và một số theo Đạo giáo đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công sau khi họ tiếp xúc với môn tu luyện này".

Ông Trương Phác nói trong Diễn đàn Tinh anh: "Khi tôi gặp các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài, dù là ở Anh, Úc hay Đài Loan, v.v., ấn tượng lớn nhất là các học viên Pháp Luân Công cho tôi có được cảm giác tin tưởng, điều mà tôi khó có thể thấy được ở người Trung Quốc đại lục hiện tại. Nhưng khi tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công, tôi tự nhiên nảy sinh cảm giác tin tưởng, điều đó có nghĩa là các học viên Pháp Luân Công rất tốt bụng. Có thể thấy, có một tấm lòng nhân hậu sẽ thay đổi bản thân và cũng thay đổi xu hướng hướng Thiện trong xã hội. Xu hướng này được thể hiện ở những người tập Pháp Luân Công. Tôi biết rất rõ điều này. Tất nhiên điều này là do niềm tin vào giá trị của ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ mang lại. Vì vậy, với niềm tin này, bạn sẽ cảm nhận được tương lai tươi sáng của hòa bình và ổn định trong xã hội này cũng như sự thân thiết giữa con người với nhau. Nếu không có niềm tin như vậy và không có sự kiềm chế về mặt đạo đức thì xã hội này có thể sẽ hỗn loạn, xảo quyệt, độc ác và xấu xa"

Người tu luyện nhìn thấu sự sống và cái chết, tâm lý chuyên chế của ĐCSTQ sụp đổ

Bà Quách Quân, Tổng Biên tập của tờ The Epoch Times, cho biết trên Diễn đàn Tinh anh: "Con người có 2 bản chất cơ bản. Một là ham muốn, đó là con người muốn có một cuộc sống tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn và có địa vị xã hội cao hơn. Hai là sự sợ hãi. Trên thực tế, các tôn giáo truyền thống chủ yếu giải quyết vấn đề sợ hãi, bởi vì điều con người sợ nhất là cái chết. Tôn giáo giải quyết vấn đề cái chết của con người, và tôn giáo giảng rằng bạn có thể lên thiên đường sau khi chết, nên chỉ cần bạn tin vào Thần, không làm điều ác, chỉ làm điều tốt, thì không cần phải sợ chết. Vì vậy, ở một mức độ lớn, tôn giáo giúp con người giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất của họ".

"Tôi có một người bạn là nhà tâm lý học và giáo sư đại học người Trung Quốc. Anh ấy nói với tôi rằng điều tồi tệ nhất mà ĐCSTQ đã làm là tiêu diệt tôn giáo. Trong những năm 1960 và 1970, 40% tù nhân trong các trại tù của Trung Quốc là những người theo ‘Hội Đạo Môn’. Họ không chỉ là những người theo các tín ngưỡng dân gian, chẳng hạn như nhảy múa theo các vị Thần, mà còn bao gồm các linh mục, tín đồ Công giáo, Phật giáo Tây Tạng… Nói cách khác, một trong những chính sách cai trị cơ bản của ĐCSTQ là loại bỏ hoàn toàn tất cả các tôn giáo".

Chủ nghĩa vô thần thực sự không thể giải quyết được nỗi sợ chết của con người, vì vậy, người Trung Quốc hiện nay cực kỳ sợ chết, họ cố gắng sống lâu hơn, họ dám làm bất cứ điều xấu nào.

Bà Quách Quân cho biết, một trong những lĩnh vực chính được thảo luận trong tâm lý học là nỗi sợ hãi, hay sự thay đổi hành vi của con người do việc sợ chết gây ra. Sự suy thoái đạo đức hiện nay của người dân Trung Quốc thực sự có liên quan mật thiết đến việc xóa bỏ các tôn giáo ở Trung Quốc. Vì vậy, sau khi Pháp Luân Công được truyền rộng ra công chúng vào ngày 13/5/1992, môn tập thực sự đã ảnh hưởng đến rất nhiều người dân Trung Quốc.

Sáng Thế Chủ yêu thương tất cả chúng sinh, Pháp Luân Công truyền rộng Phúc Âm cứu độ

Bà Quách Quân nói rằng, dù bạn theo tôn giáo hay tín ngưỡng nào, trước tiên bạn phải giải quyết vấn đề ham muốn và sợ hãi, đồng thời trả lời câu hỏi con người đến từ đâu và sẽ đi đâu. Đây là một câu hỏi rất lâu đời. Pháp Luân Công thực sự muốn giải quyết vấn đề này một cách căn bản. Sáng Thế Chủ đã chỉ ra con đường để con người được giải thoát, nhận ra bản chất nguyên thủy của sự sống và hòa nhập với vũ trụ, đó là trở về bản chất thực sự của sinh mệnh và có được cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu.

Vào ngày 17/4/2023, Đại sư Lý Hồng Chí đã cho đăng bài viết ‘Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh’. Đại sư Lý nói: "Sáng Thế Chủ vì sao muốn cứu độ chúng sinh! Là vì Ngài yêu thương chúng sinh! Vì sinh mệnh của chúng sinh đều do Ngài ban cho.

Khi Thiên thể trong thành-trụ-hoại-diệt đã tới mạt hậu, Sáng Thế Chủ dùng thời gian 200 triệu năm mà tạo ra Tam giới, an bài cho chúng sinh các loại hình thức và cơ duyên để được cứu, đồng thời đã đặt định ra văn hóa và tư tưởng hành vi của người. Ngài còn dùng thần thể của bản thân để tiêu giải tội nghiệp cho chúng sinh! Vì cứu độ chúng sinh mà Ngài đã phó xuất hết thảy những gì của mình”.

Trước đó, vào ngày 20/1/2023, Đại sư Lý đã công bố bài viết ‘Vì sao có nhân loại’. Sư phụ Lý Hồng Chí đã nói: “Trước tiên nhân dịp năm mới của Trung Quốc chúc mừng tất cả! Năm mới vốn nên nói đôi lời mừng năm mới mà mọi người thích nghe, nhưng tôi nhìn thấy nguy hiểm đang từng bước tiếp cận nhân loại. Vì thế chúng Thần chư Phật yêu cầu tôi hãy nói với chúng sinh thế giới đôi lời mà Thần muốn nói; câu nào cũng là Thiên cơ, là để con người biết được chân tướng, lại [lần nữa] cấp cơ hội được cứu cho con người…”

Bà Quách Quân nói rằng: Đại sư Lý Hồng Chí, Người sáng lập Pháp Luân Công, đã chỉ ra con đường như vậy cho rất nhiều người để trở về với bản chất vốn có của sinh mệnh. Đây là lý do cơ bản khiến các học viên Pháp Luân Công là những người được thụ hưởng lợi ích từ việc tu luyện biết ơn, ngưỡng mộ và kính trọng Đại sư Lý.

Diễn đàn Tinh anh do NTDTV và The Epoch Times ra mắt là một diễn đàn truyền hình cấp cao của người Hoa trên toàn cầu. Chương trình này quy tụ giới tinh hoa từ mọi tầng lớp trên thế giới để tập trung vào các chủ đề nóng hổi, ​​​​phân tích các vấn đề, xu hướng chung của thế giới, đồng thời cung cấp cho người xem những thông tin liên quan về các vấn đề xã hội hiện tại và cái nhìn sâu sắc về sự thật của lịch sử.

Theo Diễn đàn Tinh anh
Lý Ngọc biên dịch

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Pháp Luân Công là ngọn hải đăng 32 năm qua