24 năm bức hại tàn ác Pháp Luân Công: Câu chuyện của những người trong cuộc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đối với các học viên Pháp Luân Công, những năm chịu đựng sự bức hại khốc liệt là những năm 'sống trong địa ngục'.

Trong 34 năm cuộc đời mình, cô Doria Lưu (Doria Liu) gần như chưa bao giờ nhìn thấy mẹ mình khóc — ngay cả khi mẹ cô kể lại những lần bị tra tấn đau đớn dưới bàn tay của chính quyền Trung Quốc.

Vậy mà, trong một cuộc gọi video vào ngày 06/05/2023, khi cô Lưu cho mẹ xem bức ảnh cô và chồng đang bế con trai 8 tháng tuổi, thì bà Mạnh Chiêu Hồng (Meng Zhaohong), 68 tuổi, lại lặng lẽ lau nước mắt. Trong bức ảnh, cặp vợ chồng trẻ mặc trang phục màu vàng, khuôn mặt rạng rỡ trong lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Cô Lưu và chồng cô đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Pháp Luân Công.

Cách xa nhau một đại dương, ở San Francisco, cô Lưu không nói nên lời khi thấy mẹ mình khóc.

Cô và mẹ luôn rất thân thiết, đặc biệt là sau khi cô mất cha từ năm 10 tuổi. Tuy vậy, cô Lưu và mẹ đã không gặp nhau kể từ khi cô trốn khỏi Trung Quốc 8 năm trước. Ở Trung Quốc, việc mặc trên người bộ trang phục màu vàng mang dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” hay dòng chữ “Chân, Thiện, Nhẫn” — nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công — có thể khiến người mặc bị bắt giữ.

“Chân, Thiện, Nhẫn”, những từ ngữ đẹp đẽ này lại bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ghét bỏ. Trong gần ¼ thế kỷ, Trung Nam Hải đã huy động mọi nguồn lực quốc gia để tiến hành cuộc đàn áp đẫm máu chống lại nhóm tín ngưỡng ôn hòa Pháp Luân Công.

Cô Lưu khuyến khích mẹ cô, cũng là học viên Pháp Luân Công, rời khỏi Trung Quốc: “Khi nào có cơ hội, mẹ hãy đến [Mỹ] ngay nhé”.

“Được thôi”, mẹ cô trả lời.

Ở Mỹ lúc đó đã khuya và đứa bé đã ngủ say nên bà Mạnh vội vàng kết thúc cuộc gọi để không đánh thức cháu.

Cô Lưu nghĩ rằng họ sẽ nói chuyện nhiều hơn vào ngày hôm sau, nhưng điều đó đã không thể xảy ra. Các cuộc điện thoại của cô không được trả lời trong hơn một tháng, khiến cô vô cùng lo lắng. Cuối cùng, cô biết được rằng mẹ mình đã bị bắt vì nói với những người dân đang mua sắm tại chợ nông sản về Pháp Luân Công và về cuộc bức hại.

Trong một cuộc thẩm vấn, cảnh sát đã tát bà Mạnh hơn 20 lần, sau đó tra tấn bà trong một phòng giam tối tăm dưới lòng đất, vì nhà tù địa phương từ chối nhận bà sau khi kết quả kiểm tra sức khỏe cho thấy bà bị bệnh lao, huyết áp cao và các vấn đề khác.

Cô Lưu tính rằng đó là lần thứ 7 trong 24 năm qua mẹ cô bị bắt chỉ vì kiên định với đức tin của mình.

đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng, Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam không, lao động nô lệ hệ thống nhà tù Trung Quốc, 24 năm bức hại tàn ác Pháp Luân Công: Người trong cuộc kể chuyện
Cô Doria Lưu cùng chồng và con trai kêu gọi trả tự do cho người mẹ đang bị chính quyền Trung Quốc giam giữ, ngày 15/07/2023. (Ảnh: Cô Doria Lưu cung cấp)

Ngày 20/07/1999 là ngày chính quyền Trung Quốc phát động chiến dịch đẫm máu tiêu diệt Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là môn tu luyện tinh thần và thân thể với các bài giảng đạo đức và các bài tập nhẹ nhàng. Ban đầu, ĐCSTQ ra sức ủng hộ môn tu luyện này. Tuy nhiên, khi mà số lượng người tập trong nước ước tính lên tới 100 triệu người, Bắc Kinh cho rằng sự phổ biến của môn tập là điều không thể chấp nhận được, coi điều đó như mối đe dọa đối với quyền kiểm soát của chế độ.

Từ đó đến nay, hàng chục triệu người tu luyện Pháp Luân Công đã trở thành mục tiêu của một cuộc đàn áp toàn diện về cả thể chất, tài chính và xã hội.

Trên khắp Trung Quốc, các học viên phải chịu cảnh bắt bớ, giam giữ, giám sát tùy tiện, lao động cưỡng bức, bạo lực và thậm chí là cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Bắc Kinh không từ thủ đoạn nào trong nỗ lực xóa bỏ đức tin này khỏi xã hội Trung Quốc.

Là một phần trong chiến dịch đàn áp khốc liệt, ĐCSTQ đã phủ kín các phương tiện truyền thông, sách giáo khoa và Internet bằng những thông tin sai lệch bôi nhọ môn tu luyện, nhằm khiến dư luận ghét bỏ các học viên Pháp Luân Công.

Vào một buổi sáng năm 1999, khi cuộc đàn áp toàn diện được phát động, cô Lưu, lúc đó mới chỉ 10 tuổi, đang tập bài thiền định cùng khoảng chục người khác tại một điểm luyện công địa phương - nơi nằm trong trụ sở cảnh sát ở tỉnh Hắc Long Giang phía bắc Trung Quốc.

Vài giờ sau, khi họ bật tivi ở nhà lên xem, họ nhận ra đức tin của họ và hàng chục triệu người khác đã trở thành chủ đề tuyên truyền thù địch được phát sóng trên toàn quốc.

đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng, Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam không, lao động nô lệ hệ thống nhà tù Trung Quốc, 24 năm bức hại tàn ác Pháp Luân Công: Người trong cuộc kể chuyện
Các học viên Pháp Luân Công tái hiện hoạt động mổ cướp nội tạng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc thực thi đối với các học viên ở Trung Quốc, trong một cuộc diễu hành ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 23/04/2006. (Ảnh: PATRICK LIN/AFP qua Getty Images)

'Sống trong địa ngục'

Năm 1999, tin tức thù địch về Pháp Luân Công nhanh chóng lan rộng.

Bà Phùng Lệ Bình (Feng Liping), một chủ hiệu thuốc tại trung tâm công nghiệp của Thâm Quyến, chứng kiến hàng chục cảnh sát bao vây bà cùng các học viên khác và chụp ảnh họ khi họ đang luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công ở công viên. Ngay sau đó, xe cảnh sát lượn quanh khu chung cư của bà, rồi thu hồi giấy phép hành nghề dược của bà.

Tháng 10 năm đó, bà Phùng đến Bắc Kinh để thỉnh cầu giới lãnh đạo ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại. Bà bị bắt và đưa vào một trại giam giữ, nơi bà buộc phải làm hàng nghìn bông hoa nhựa mỗi ngày và chịu đựng những lời lăng mạ từ lính canh. Bà Phùng bị sảy thai đứa con đầu lòng khi ở đây.

Ngay cả sau khi được thả, bà vẫn bị cảnh sát theo dõi và sách nhiễu mỗi ngày. 4 tháng sau khi sinh con trai vào năm 2001, bà Phùng đã trốn khỏi nhà khi bị cảnh sát đe dọa bản án 2 năm tù nếu bà không ký các văn bản từ bỏ tín ngưỡng của mình. Chính quyền đã lần ra bà và vào năm 2002, đã kết án bà 3 năm trong trại lao động.

đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng, Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam không, lao động nô lệ hệ thống nhà tù Trung Quốc, 24 năm bức hại tàn ác Pháp Luân Công: Người trong cuộc kể chuyện
Bà Phùng Lệ Bình và con trai, ở Thâm Quyến, Trung Quốc, năm 2005. (Ảnh: Bà Phùng Lệ Bình cung cấp)

Bà Phùng chưa bao giờ có tham vọng cao xa. Bà chỉ muốn có một gia đình, một nơi để sống và một công việc để nuôi gia đình, nhưng cả ba mong muốn nhỏ nhoi dường như đã biến mất chỉ sau một đêm. Tại trại lao động, sau khi bị đánh đập dã man, lính canh đưa cho bà tờ giấy ly hôn do nhà chồng của bà đưa vào. Họ công khai điều này trước đám đông hàng trăm người để làm bẽ mặt bà, sau đó họ nói với bà rằng họ có thể “giúp bà” nếu bà “hợp tác” với họ và từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Bà từ chối làm theo yêu cầu đó. Liên tục đối mặt với áp lực và nhiều vụ bắt giữ, sức khỏe của bà Phùng ngày càng xấu đi, các vấn đề về tim mà bà cho biết từng biến mất sau khi tu luyện Pháp Luân Công đã tái phát.

Với sự giúp đỡ của các học viên hải ngoại, năm 2008, bà Phùng trốn sang Thái Lan đoàn tụ với chồng - người đã bỏ trốn thành công 1 năm trước đó. Bà đã giữ bí mật về kế hoạch bỏ trốn, ngay cả với cha mẹ đẻ; họ chỉ biết sự việc sau khi bà đến Thái Lan.

Cha mẹ của bà vừa buồn vừa nhẹ nhõm khi biết bà không còn ở Trung Quốc với họ nữa.

“Con có biết ngần ấy năm mẹ gần như đã khóc mù mắt không?”, mẹ của bà nói với bà khi bà gọi điện về nhà từ Thái Lan. “Bất cứ khi nào mẹ không gọi được cho con, mẹ lại tự hỏi liệu con có lại vào trong tù tại nơi nào đó và bị bức hại hay không”.

Nhớ lại thời gian trong trại lao động Trung Quốc, bà Phùng nói rằng bà đã từng “sống trong địa ngục”.

Cái bóng của cuộc bức hại vẫn tồn tại. Suốt 11 năm qua, bà Phùng không thể gặp con trai lớn của mình, hiện 23 tuổi. Con trai thứ hai của bà, sinh ra ở Hoa Kỳ và hiện 10 tuổi, cũng chưa bao giờ được gặp anh trai.

đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng, Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam không, lao động nô lệ hệ thống nhà tù Trung Quốc, 24 năm bức hại tàn ác Pháp Luân Công: Người trong cuộc kể chuyện
Bà Phùng Lệ Bình tập bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Công, tại Quảng trường Union trong lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, ở New York, Mỹ, ngày 10/05/2018. (Ảnh: Larry Dye/The Epoch Times)

Gia đình bị chia cắt

Với ước tính vào năm 1999 rằng cứ 13 người Trung Quốc thì có 1 người tu luyện Pháp Luân Công, thật khó để tính toán được hết thiệt hại mà cuộc bức hại đẫm máu này gây ra cho các gia đình Trung Quốc.

Bà Xia Deyun (Hạ Đức Vân), khi đó là kỹ sư của nhà sản xuất dầu Shengli Oil Field ở miền đông Trung Quốc, đến tận bây giờ vẫn cảm thấy có lỗi với con trai mình - cậu bé mới học trung học được 1 tháng thì cảnh sát đưa bà vào trại lao động và lục soát nhà của họ.

Cậu thiếu niên quẫn trí đến mức rơi vào trầm cảm và nghỉ học cả năm khi bà Hạ ngồi sau song sắt. Cậu dành hầu hết các ngày ở lì trong phòng và tránh gặp bất cứ ai. Bà Hạ kể lại rằng đôi khi cậu nôn mửa mà không rõ lý do.

Năm 2021, bà trốn sang New York. Con trai bà hiện sống ở Canada.

Lần đầu tiên cậu gặp lại bà sau khi bà thoát khỏi nơi giam giữ, cậu đã ôm chặt bà và không nói một lời.

Với cái ôm đó, con tôi như thể giải phóng được nhiều thứ bị kìm nén trong thời gian dài, bà Hạ chia sẻ.

đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng, Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam không, lao động nô lệ hệ thống nhà tù Trung Quốc, 24 năm bức hại tàn ác Pháp Luân Công: Người trong cuộc kể chuyện
Bà Hạ Đức Vân tham gia lễ diễu hành đánh dấu 24 năm diễn ra cuộc đàn áp môn tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc, tại Khu Phố Tàu của New York vào ngày 15/07/2023. (Ảnh: Samira Bouaou /The Epoch Times)

Đĩa bánh bao

Năm 1999, cô Doria Lưu là học sinh tiểu học — còn quá nhỏ để hiểu được tất cả những gì đang diễn ra.

“Mọi người đều tập [Pháp Luân Công], dù ở công viên hay ở trường, mọi thứ đều ổn. Tại sao họ đột nhiên tuyên bố môn tập không tốt?”, cô kể lại rằng bản thân đã suy nghĩ như vậy.

Mùa đông ở quê hương Tahe của cô, một huyện ở phía bắc tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc, lạnh đến tê tái. Mùa đông năm đó, cô và ông bà của mình đã tự làm bánh bao và mang theo quần áo ấm để gặp mẹ cô - người đang bị cầm tù. Bà Mạnh Chiêu Hồng bị bắt vì dám thỉnh nguyện với giới lãnh đạo Trung Quốc về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã chế nhạo đồ ăn mà gia đình mang đến, thẳng thừng từ chối cho họ gặp bà Mạnh, và cũng không đồng ý cho bà Mạnh nhận bất cứ thứ gì.

Phải mất hơn một thập kỷ, mẹ của cô Lưu mới tiết lộ những chi tiết đen tối mà bà chủ yếu giữ trong tâm. Cô được biết rằng mẹ cô chỉ được cho ăn súp bắp cải lạnh 2 lần/ngày khi bị nhốt trong phòng giam suốt 2 tháng.

đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng, Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam không, lao động nô lệ hệ thống nhà tù Trung Quốc, 24 năm bức hại tàn ác Pháp Luân Công: Người trong cuộc kể chuyện
Bà Mạnh Chiêu Hồng cùng gia đình ở Hắc Long Giang, Trung Quốc, vào đầu những năm 1990. (Ảnh: Cô Doria Lưu cung cấp)

Đấu tranh cho quyền của tất cả mọi người

Cô Lưu đã sống ở Trung Quốc dưới cuộc bức hại trong 16 năm. Suốt thời gian đó, cô và mẹ ở bên nhau tổng cộng không quá 5 năm. Hơn một nửa thời gian, bà Mạnh bị giam trong tù; và khi không ở trong tù, bà thường cố gắng trốn tránh sự truy đuổi không ngừng nghỉ của chính quyền.

Trong khi bị giam giữ, bà Mạnh bị bức thực bằng nước muối đậm đặc, bị lột quần áo và bị đánh đập khi bị trói vào một chiếc ghế kim loại. Một lần, kẻ hành hạ bà đã bẻ gãy ngón tay đeo nhẫn của bà. Vào năm 2012, sau 4 năm chịu tra tấn trong tù, bà Mạnh chỉ còn nặng 77 pounds (35 kg) và không thể đứng dậy khỏi giường nếu không có sự hỗ trợ. Bạn của bà bị bỏ tù tại cùng một cơ sở đã không thể nhận ra bà.

Khi cô Lưu giúp mẹ tắm rửa, cô đau lòng khi nhìn thấy những vết thương và vết sẹo trên cơ thể bà.

“Tôi không thể tưởng tượng làm thế nào mà mẹ tôi có thể sống sót”, cô Lưu nói.

đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng, Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam không, lao động nô lệ hệ thống nhà tù Trung Quốc, 24 năm bức hại tàn ác Pháp Luân Công: Người trong cuộc kể chuyện
Các học viên Pháp Luân Công tái hiện hoạt động mổ cướp nội tạng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc thực thi đối với các học viên ở Trung Quốc, tại Melbourne, Úc, ngày 17/11/2006. (Ảnh: WILLIAM WEST/AFP qua Getty Images)

Thời gian gần đây, cô Liu không thể chìm vào giấc ngủ trước 3 giờ sáng. Một cảm giác bất lực ập đến với cô khi cô vẫn sống trong cái bóng của cuộc bức hại, bất kể cô cách Trung Quốc bao xa. Vào ngày 14/07, chính quyền đã bắt giữ một học viên Pháp Luân Công khác, người đã giúp tìm luật sư cho người mẹ đang bị giam giữ của cô.

Cô Lưu quyết tâm sẽ làm tất cả những gì có thể từ Hoa Kỳ để tìm kiếm tự do cho mẹ và chấm dứt cuộc bức hại kinh hoàng này.

Cô vẫn luôn hy vọng mẹ cô sẽ “kiên trì ở đó". Cô nói, thân hình nhỏ bé của mẹ cô “đã phải chịu đựng rất nhiều”.

“Mỗi ngày, tôi đều lo lắng liệu mình có thể còn được nói chuyện với mẹ không”.

Cô Lưu đang không ngừng dùng tiếng nói và sự tự do của mình ở Mỹ để giúp người dân nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp tàn ác tại Trung Quốc.

Cô ấy nói rằng việc công khai các vụ tra tấn và bức hại không chỉ là dành cho gia đình cô hay những người tu luyện Pháp Luân Công; bởi vì, hôm nay, mục tiêu của ĐCSTQ là các học viên Pháp Luân Công, nhưng ngày mai, đó có thể là những người khác.

“Đây là cuộc đấu tranh cho quyền của tất cả mọi người”, cô nói.

Theo The Epoch Times

Thủy Tiên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

24 năm bức hại tàn ác Pháp Luân Công: Câu chuyện của những người trong cuộc