Suối nguồn tươi trẻ: Ông nội để lại truyền thuyết, 12 năm sau cháu nội tìm thấy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo truyền thuyết, những người uống được suối nguồn tươi trẻ không chỉ trở nên giàu có, nổi tiếng, mà còn có thể cải lão hoàn đồng, nhưng không ai biết Suối nguồn tươi trẻ ở đâu.

Vào năm 1513, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan Ponce de León đã đi thuyền từ Nam Mỹ đến Bắc Mỹ để tìm kiếm suối nguồn tươi trẻ, ông đã trở thành người Châu Âu đầu tiên đặt chân đến Bắc Mỹ. Ông đặt tên cho vùng đất này là Pascua Florida, chính là Florida ngày nay. De Leon chính là nguyên mẫu của nhân vật đi tìm Suối nguồn tươi trẻ trong bộ phim “Cướp biển vùng Caribe”.

Mặc dù De Leon đã không tìm thấy suối nguồn tươi trẻ, cũng không thể cải lão hoàn đồng, nhưng ông đã khám phá ra Bắc Mỹ, vì vậy ông vẫn có được sự giàu có và nổi tiếng.

Ngày nay, Andrés Ruzo một nhà khoa học trẻ cũng bước vào một hành trình thám hiểm như vậy. Liệu anh có thể làm cho câu chuyện về Suối nguồn tươi trẻ sống lại lần nữa không?

Lúc nhỏ, ông nội thường kể cho anh một truyền thuyết cổ xưa. Truyện kể rằng: khi chinh phục Peru, người Tây Ban Nha đã giết vua Inca Atahualpa và trở nên rất giàu có. Câu chuyện về cuộc chinh phục được truyền về Tây Ban Nha, và đã hấp dẫn những người Tây Ban Nha khác. Họ khao khát có được vàng và vinh quang của sự chinh phục. Ngay khi đến Peru, những người Tây Ban Nha đã hỏi người Inca, ở đâu còn có những nền văn minh có thể chinh phục, ở đâu còn có vàng có thể lấy được.

Người Inca nói với những người Tây Ban Nha rằng: Hãy đến rừng Amazon. Ở đó các người muốn có bao nhiêu vàng sẽ có bấy nhiêu, còn có cả một thành phố bằng vàng ở Amazon gọi là Patiti. Thế rồi, người Tây Ban Nha đến rừng Amazon, nhưng cuối cùng, có rất ít người trở lại.

Họ không mang vàng trở về, mà mang về một câu chuyện đáng sợ. Trong rừng rậm Amazon, họ đã gặp những pháp sư quyền năng, cùng với những chiến binh mang theo tên độc, những cây cao sừng sững có thể che cả bầu trời, có những con nhện có thể ăn thịt chim, những con rắn có thể nuốt chửng con người, còn có cả một dòng sông nước sôi sùng sục. Đó có phải sự trả thù của người Inca dành cho những kẻ chinh phục không?

Mười hai năm sau, anh mang theo truyền thuyết cổ xưa trong ký ức tuổi thơ đến rừng rậm Amazon. Anh rất muốn biết truyền thuyết của thời thơ ấu đầy mơ mộng có phải là thật không.

Andrés Ruzo từ nhỏ đã sống ở Peru, Nicaragua và Hoa Kỳ. Truyền thuyết cổ xưa kia chính là do ông nội của anh, khi đó đang sống ở thủ đô Lima của Peru kể cho anh nghe từ lúc nhỏ.

Sau khi lớn lên, Ruzo vào Đại học Southern Methodist ở Dallas, Texas, anh lấy được bằng về tài chính và địa chất học. Sau đó anh lấy thêm bằng tiến sĩ địa lý tại đó. Những công việc Ruzo làm đều có liên quan đến khoa học Trái Đất, ví dụ như thăm dò và khai thác tài nguyên năng lượng, chất lượng nước, vật liệu xây dựng, thậm chí anh còn nghiên cứu về khoáng chất và đá quý. Nhưng trọng tâm nghiên cứu của anh là về núi lửa và địa nhiệt. Anh hy vọng những nghiên cứu của mình có thể giúp bảo tồn hệ thống và nguồn năng lượng địa nhiệt.

Để thực hiện lý tưởng này, Ruzo đã phát huy hết khả năng của mình. Anh tích cực hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học, hàng tuần anh sẽ giảng dạy những kiến thức cơ bản của địa nhiệt, tổ chức các hội thảo và những khóa học ngắn hạn. Đồng thời anh còn tích cực tham gia biên soạn sách giáo khoa Địa lý quốc gia. Năm 2002, anh nhận được danh hiệu: Nhà thám hiểm địa lý trẻ quốc gia. Ruzo đã cố gắng tìm hiểu về nguồn năng lượng địa nhiệt tiềm năng của Peru.

Một ngày nọ vào năm 2011, anh chợt nhớ lại câu chuyện cổ xưa mà ông nội từng kể cho anh, về những vị pháp sư, những con rắn lớn, và cả dòng sông sôi sùng sục. Liệu dòng sông sôi sùng sục trong truyền thuyết kia có liên quan đến địa nhiệt không?

Nhưng để xác định xem dòng sôi sùng sục kia có liên quan đến địa nhiệt không. Điều đầu tiên là cần phải xác định rằng dòng sông này có thực sự tồn tại không, hay đó chỉ là một truyền thuyết.

Để xác nhận điều này, Ruzo đã bắt tay vào tìm hiểu. Anh hỏi thăm những người bạn học, hỏi cả chính quyền thành phố, đồng thời anh còn đến hỏi thăm những công ty khai thác quặng, dầu mỏ, khí đốt để tìm hiểu thông tin này. Liệu dòng sông sôi sùng sục kia có tồn tại không? Kết quả câu trả lời của họ đều là không. Ruzo là một nhà địa lý, bởi vậy anh biết rõ rằng, những câu trả lời này là đương nhiên. Vậy trên thế giới có tồn tại những dòng sông sôi sùng sục như vậy không?.

Quả thật có tồn tại những dòng sông như vậy, nhưng tạo ra được dòng sông như vậy cần phải có một điều kiện tiên quyết: Đó là phải có đủ nhiệt năng. Bởi vậy những con sông sôi sùng sục thường là hình thành trên địa hình có địa nhiệt của núi lửa. Chỉ có núi lửa mới có thể tạo ra nhiệt lượng khổng lồ để làm nước sông sôi sùng sục. Nhưng khi quan sát trên bản đồ các khu vực phân bố của núi lửa Trái Đất, chúng ta có thể thấy rằng ở khu vực rừng rậm Amazon không có núi lửa, ở Peru cũng không có núi lửa. Do đó, dựa trên lý thuyết khoa học, không thể tồn tại dòng sông như vậy ở khu vực này.

Sau khi hỏi thăm xung quanh, vào buổi tối nọ, khi đang ăn cơm, Ruzo kể lại chuyện mình đang tìm hiểu cho mọi người trong gia đình nghe. Sau khi nghe xong, cô của anh liền nói: “Andres, con sông đó thực sự tồn tại. Cô đã đến và bơi ở đó”.

Bác của anh cũng nói theo: “Andreas, cô của con không nói đùa đâu. Những điều cô nói đều là thật. Chỉ có điều phải sau một trận mưa nặng mới có thể bơi ở đó. Hơn nữa còn có một pháp sư quyền năng đang bảo vệ con sông này. Bác không gạt cháu đâu. Bởi vì cô của con là bạn thân của vợ pháp sư ấy”.

Bởi vì cô của con là bạn thân của vợ pháp sư ấy. (Chụp video)

Nghe xong, Ruzo vô cùng kinh ngạc. Điều này chẳng phải trái với những quy luật khoa học anh biết sao. Chẳng lẽ truyền thuyết mà lúc nhỏ ông nội kể là thật sao?

Cô của anh nói tiếp: “Cháu không tin sao, ta có thể dẫn cháu đến xem”.

Bất chấp việc những lời khẳng định của cô và bác không ngừng thách thức lý thuyết khoa học của mình, tinh thần khao khát khám phá một vùng đất chưa ai từng biết tới đã thúc đẩy Ruzo không chút do dự tham gia vào chuyến đi này. Ruzo theo cô vào rừng Amazon. Khu rừng này cách núi lửa gần nhất 700 km. Trên đường đi, Ruzo vẫn luôn nghĩ là không thể nào có chuyện này, nhưng anh vẫn tự nhủ rằng: “Hãy sẵn sàng, hãy sẵn sàng để chấp nhận dòng sông sôi sùng sục kia, chấp nhận rằng truyền thuyết sẽ trở thành sự thật”.

Sau đó anh nghe thấy một âm thanh, đó là tiếng nước chảy, càng lại gần tiếng nước càng to, như tiếng sóng biển vỗ vào bờ. Khi đến gần hơn, Ruzo nhìn thấy một màng hơi nước dày đặc bốc lên trong rừng. Sau đó anh đã thấy vị pháp sư trong truyền thuyết. Ông đang thổi sáo trong làn hơi nước. Dòng sông nóng đang chảy rất xiết. Ruzo nhanh chóng lấy ra một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ nước. Nhiệt độ trung bình của nước lên đến 86 độ C. Mặc dù đó không phải là nhiệt độ sôi của nước, nhưng cũng đạt tới nhiệt độ có thể dùng để pha trà hay uống cà phê.

Những học trò của vị pháp sư đưa Ruzo và những người khác lên thượng nguồn, đến nơi bí ẩn nhất của dòng sông. Đó cũng chính là nhà của rắn thần Yacumama, mẹ của các dòng sông. Có một điều rất thần kỳ ở đây. Đầu nguồn của dòng sông đang sôi sùng sục kia lại là một dòng nước lạnh. Học trò của vị pháp sư nói với Ruzo rằng, linh hồn của rắn thần Yacumama đã sinh ra dòng sông vừa nóng vừa lạnh này.

Tại đây có một tảng rất to, trông giống như đầu của một con rắn lớn. Ở ngay phần dưới của tảng đá đầu rắn này, Ruzo phát hiện ra một dòng nước ấm, cũng chính là nơi dòng nước nóng chảy ra, hòa vào vùng nước lạnh xung quanh. Lúc này, Ruzo mới nhận ra rằng truyền thuyết là có thật, linh hồn của rắn thần Yacumama, và cả dòng sông sôi sùng sục kia cũng thực sự tồn tại. Mặc dù điều này hoàn toàn trái ngược với lý thuyết khoa học.

Ngày hôm sau, sau khi thức dậy, Ruzo muốn uống trà. Thế là anh cầm một cái ly và một gói trà, đến bên bờ sông, pha một cốc trà bằng nước sông. Trà có một hương vị rất ngon và dễ chịu. Mùi vị không giống như nước ngầm do hệ thống địa nhiệt tạo ra. Một điều khác khiến Ruzo ngạc nhiên hơn, đó là dân địa phương đã luôn biết về dòng sông này. Nơi đây chính là một phần trong cuộc sống của họ, người dân ở đây dùng nước sông để uống. Họ dùng nước sông để nấu ăn, tắm rửa, tắm hơi, thậm chí dùng nước sông để làm thuốc.

Ruzo cũng không phải là người nước ngoài đầu tiên đến đây. Sau đó, người cô dẫn Ruzo đến gặp vị pháp sư. Vị pháp sư giống như hóa thân của sông và rừng, ông nghiêm túc hỏi mục đích của Ruzo khi đến đây. Ruzo lo lắng, anh sợ rằng vị pháp sư sẽ không chấp nhận mình. Sau khi giải thích rõ ràng mục đích chuyến thăm của mình, cuối cùng Ruzo cũng thấy được khuôn mặt của vị pháp sư dần dần dãn ra, sau đó ông còn cười lớn.

Vị pháp sư đồng ý để Ruzo nghiên cứu con sông, nhưng có một điều kiện. Đó là sau khi lấy mẫu nước sông để phân tích và sử dụng, cho dù ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất, đều phải đổ mẫu nước sông xuống đất, khi làm như vậy nước có thể tìm được đường về nhà. Thế là Ruzo bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu về dòng sông. Việc thu thập mẫu được không phải khi nào cũng thuận lợi, đôi khi anh còn gặp nguy hiểm. Có lúc anh bị kẹt trên một tảng đá chỉ rộng bằng một tờ giấy A4, chung quanh đều là nước nóng 80 độ C. Có lúc anh bị mắc kẹt trong những cơn mưa xối xả của rừng rậm Amazon, xung quanh là một mảng trắng xóa, không thể nhìn thấy đường ra.

Ruzo bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu về dòng sông. (Chụp video)

Sau nhiều năm nghiên cứu, Ruzo đã công bố kết quả nghiên cứu của mình với công chúng trong một bài diễn thuyết trên diễn đàn Ted. Điều đầu tiên chính là câu chuyện trên không phải truyền thuyết mà là sự thật. Điều thứ hai chính là nước nóng chảy ra từ các vết nứt trên bề mặt Trái Đất, làm cho dòng sông sôi sùng sục. Người địa phương gọi con sông này là Shanay-timpishka, có nghĩa “dòng sôi được đun sôi bởi ánh sáng mặt trời”.

Nước nóng chảy ra từ các vết nứt trên bề mặt Trái Đất cũng giống như dòng máu nóng chảy trong động mạch của cơ thể người. Khi những “động mạch” của Trái Đất nổi lên bề mặt, chúng ta sẽ nhận được nhiệt lượng, núi lửa, khí và nước nóng, và cả những dòng sông sôi sùng sục.

Điều thứ ba chính là nhiệt độ nước kinh người ở đây. Nguồn nước đầu nguồn của con sông là nước lạnh, sau đó dòng nước nóng lên, nguội đi, nóng lên, nguội đi liên tục cho đến khi trở lại thành nước lạnh. Điều này rất giống với máu trong động mạch và tĩnh mạch của cơ thể người.

Trong điều kiện bình thường, khi nhiệt độ nước quá 47 độ C, con người sẽ không chịu được. Bất kỳ sinh nào đặt trong nước vượt quá nhiệt độ này đều sẽ gặp nguy hiểm. Trong quá trình khảo sát, Ruzo nhiều lần nhìn thấy các loài động vật rơi vào trong dòng sông đều bị bỏng chết. Ruzo phát hiện rằng nhiệt độ này tương tự với những mẫu nước nóng anh thu được khi nghiên cứu núi lửa ở những nơi khác.

Điều đáng kinh ngạc là kích thước của con sông rộng bằng hai làn xe. Chiều dài của đoạn sông có nước nóng là 6,24 km. Không có suối nước nóng nào trên thế giới lớn hơn con sông này. Hơn nữa trên dòng chảy của con sông có một thác nước cao 6 mét, nhiệt độ nước ở đây gần đạt đến điểm sôi của nước. Điều quan trọng nhất là, dữ liệu nghiên cứu cho thấy dòng sông này không chỉ thực sự tồn tại, mà nó còn tồn tại độc lập với bất kỳ hệ thống núi lửa nào, hơn nữa nó cũng không được hình thành do mác-ma hay hệ thống núi lửa. Ngọn núi lửa gần nhất cách đó 700 km. Vậy tại sao dòng sông sôi sùng sục này lại tồn tại được?

Ruzo không ngừng hỏi ý kiến các nhà địa chất và các chuyên gia về núi lửa. Nhiều năm rồi, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy con sông nào có kích thước lớn như vậy không được hình thành do hệ thống địa nhiệt của núi lửa. Con sông này chính là độc nhất vô nhị. Theo nghiên cứu của Ruzo, anh và nhóm của mình dựa trên những dữ liệu thu được, cho rằng dòng sông nóng lên do dòng nước nóng chảy ra từ các vết nứt trong lòng đất. Nhưng làm thế nào để làm nóng một đoạn sông dài và rộng như vậy, hơn nữa làm sao để dòng nước nóng rồi lạnh, lạnh rồi nóng như vậy được. Đây vẫn là một bí ẩn mà khoa học hiện tại chưa giải thích được.

Truyền thuyết kể rằng, dòng sông vừa có nước nóng, vừa có nước lạnh này là do linh hồn của rắn thần Yacumama sinh ra. Cách giải thích này có căn cứ khoa học nào không? Nếu chúng ta nhìn nhận điều này từ một góc độ khác, từ một phương diện khác, có lẽ sẽ có thể tìm ra một chút manh mối.

Những điều giảng về “Sơn thủy hóa thân” trong “Thể tượng âm dương thăng giáng đồ” của Đạo gia, “Sơn thủy hóa thân” trong “Hoàng đế nội kinh” ở Bạch Vân Quán, Bắc Kinh, cùng với “Nội kinh đồ” của núi Võ Đang đều nói về sự đối ứng của sông núi và cơ thể con người. Cơ thể người có mạch máu, Trái Đất có sông ngòi. Cơ thể người có huyệt đạo, Trái Đất có núi và hang động.

Các dãy núi trên Trái đất nhìn từ ​​vệ tinh (2) (Nguồn ảnh: miền công cộng)
Các dãy núi trên Trái đất nhìn từ ​​vệ tinh giống như mạch máu con người. (Nguồn ảnh: miền công cộng)

Năm 1888, một nhà Thần học người Nga là Helena Petrovna Blavatsky đã xuất bản một cuốn sách có tên là “Học thuyết bí mật”. Bà Blavatsky đã từng đến thăm Tây Tạng và tu luyện ở đó, bà sở hữu rất nhiều siêu năng lực ví dụ như: thấu thị, thiên nhĩ thông, tha tâm thông (cảm ứng tâm linh), khống chế ý thức của người khác, thuật biến mất (làm cho các đồ vật biến mất và xuất hiện trở lại), thuật phóng chiếu chính là đưa tinh thần của con người chiếu tới hiện tại, giống như trong cùng một thời gian tồn tại ở những nơi khác nhau, xuất hiện hai người giống nhau.

Trong cuốn sách này, bà cho rằng, mọi vật trong vũ trụ đều có ý thức, tồn tại theo phương thức và nhận thức của chính mình, bởi vì quy tắc của tự nhiên không phải là tự nhiên hoặc mù quáng. Mọi thứ trong tự nhiên đều do ý thức chi phối. Mọi thứ trong vũ trụ đều là sự biểu hiện và vận động từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Đó chính “luật đối ứng”. Thế giới tầng thấp của vũ trụ chính là bản thu nhỏ của thế giới tầng cao, cũng chính là bản sao của vạn vật trong vũ trụ. Điều này giống như quan hệ đối ứng giữa quá trình sinh mệnh của con người và thời tiết của Trái Đất, đều có sự sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già yếu và chết đi. Theo Phật gia giảng chính là sinh, lão, bệnh, tử.

Trong sách còn nói rằng, trên Trái Đất này, những tín ngưỡng phổ biến nhất thờ rồng và mặt trời. Con rồng này không phải là con thú có cánh thời trung cổ ở châu Âu và châu Mỹ hoặc là người thằn lằn, mà là một sinh vật giống rắn có thể bay lượn. Đó chính là “rắn thần có lông vũ” đã được khảo cổ học kiểm chứng. “Rắn có lông vũ” là một loài rắn có cánh, có thể bay được. Các tác phẩm điêu khắc tương tự đã được tìm thấy ở nhiều địa điểm khảo cổ của Ai Cập cổ đại. Điểm khác biệt của chúng là việc có thêm một mặt trời ở giữa.

“Rắn có lông vũ” được gọi là Amaruca ở Peru, rất giống với cách phát âm của từ America (Hoa Kỳ). Trong cuốn sách “Học thuyết bí mật”, rất nhiều chỗ có nhắc đến “Amaruca”, thậm chí được dịch trực tiếp là “rắn có lông vũ”.

Trong cuốn sách “The Veil of Isis”, Blavatsky cũng đặc biệt chỉ trích học thuyết của Darwin, bởi vì học thuyết này chỉ đề cập đến thế giới vật chất mà không nhắc đến thế giới tinh thần. Như vậy theo thuyết Thần học của Blavatsky, Hoa Kỳ hay châu Mỹ chính là đối ứng của “Rắn thần có lông vũ” trong cuộc sống.

Nếu đúng như vậy, thì chuyến thám hiểm khoa học của Ruzo đến dòng sông sôi sùng sục kia chẳng phải có thể chứng minh được “Rắn thần có lông vũ” thật sự có tồn tại, hơn nữa còn không ngừng cung cấp nguồn sống cho những cư dân đối ứng với nó, và cho cả con sông vừa lạnh vừa nóng trong rừng Amazon kia. Nếu gia đình bạn có lưu truyền những truyền thuyết xa xưa, có thể đó không chỉ là truyền thuyết, mà là những sự việc chân thật. Nếu có điều kiện, hãy bỏ công sức để nghiên cứu như Ruzo, biết đâu có thể tìm thấy Suối nguồn tươi trẻ trong truyền thuyết, hoặc nơi ở của một vị Thần Tiên nào đó.

Đức Nhân
Theo xinbuxinyouni



BÀI CHỌN LỌC

Suối nguồn tươi trẻ: Ông nội để lại truyền thuyết, 12 năm sau cháu nội tìm thấy