Vai trò quan trọng của khí trong bệnh ung thư gan, theo Diễn đàn bác sĩ ba tầng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ung thư gan thường liên quan đến tình trạng thiếu khí, dòng khí bị đảo ngược, hoặc có tình trạng ứ đọng và tắc nghẽn khí.

Cuộc sống hiện đại rất phát triển nhưng nhịp sống nhanh cũng mang đến nhiều lo lắng, căng thẳng, trạng thái kiệt sức về tinh thần.

Trong thế giới hỗn loạn ngày nay, nhiều người muốn tìm kiếm cảm giác bình yên và sức khỏe tốt hơn. Là một bác sĩ tâm thần ở Philadelphia, tôi đã tổ chức một loạt bài giảng có tựa đề “Diễn đàn bác sĩ ba tầng” để chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của tôi về sức khỏe thể chất và tinh thần. Dưới đây là bản ghi chép bài giảng của tôi.

Khí và kinh mạch

Y học cổ truyền có một bộ lý thuyết độc đáo và toàn diện về năng lượng của cơ thể. Ở góc độ y học cổ truyền, việc đánh giá năng lượng rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư gan bởi vì năng lượng đại diện cho phương diện ở mức vi quan nhất, đồng thời nguồn gốc sớm nhất của bệnh tật xảy ra ở cấp độ này. Tìm nguồn gốc của căn bệnh ở mức độ năng lượng là hướng điều trị rất hiệu quả.

Thuật ngữ “năng lượng” được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và không khác biệt lắm so với khái niệm khí trong y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng có một hệ thống năng lượng trong cơ thể giúp con người duy trì sự sống.

Có thể ví dụ con người như một chiếc ô tô: Chỉ có kết cấu, dầu và nước thôi là chưa đủ; còn phải có động cơ và mạch điện để làm cho xe chuyển động. Tương tự, con người có cấu trúc xương và các quá trình sinh hóa, nhưng nếu không có khí, cơ thể bạn sẽ không có sự sống.

Khi có khí, con người có thể thở, sống, ăn, liên tục bổ sung năng lượng và duy trì quá trình sống. Vì vậy, khí rất quan trọng đối với sức khỏe con người và đóng vai trò tác động trong việc hình thành bệnh. Các chức năng sinh lý và hoạt động tinh thần khác nhau trong cuộc sống của con người đều được thực hiện nhờ khí.

Khi tìm hiểu khái niệm “khí”, chúng ta cũng phải tìm hiểu về các đường kinh mạch trong cơ thể. Kinh mạch là một khái niệm tương đối khó hiểu đối với người hiện đại, chủ yếu là do những hạn chế về cách nhìn nhận.

Kinh mạch cũng giống như không khí, bạn không thể nhìn thấy, nhưng hệ thống này vẫn tồn tại. Các kinh mạch trong cơ thể đóng vai trò là kênh dẫn khí, tạo thành một cấu trúc không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Y học Trung Quốc cổ đại đã mô tả chi tiết về cấu trúc và đường đi của các kinh mạch, để lại cho chúng ta nhiều kiến thức vô giá.

Nhiều người cho rằng kinh mạch sẽ nằm sâu bên trong cơ thể nên chúng ta không thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, khả năng “tàng hình” của hệ thống kinh mạch không phải do độ sâu mà là vì hệ thống này tồn tại ở dạng vi mô ở mọi cấp độ của cơ thể. Ví dụ, kinh mạch có ở trên da, trong cơ và cấu trúc xương, giữa các cơ quan nội tạng và thậm chí ở những vùng không có mạch máu và dây thần kinh.

Nói cách khác, kinh mạch tạo thành một hệ thống phức tạp và vi mô hơn các cấu trúc giải phẫu và hệ thống sinh lý khác nhau mà chúng ta hiện đang nhìn thấy được.

Y học cổ truyền rất rộng và sâu sắc. Con người hiện đại khó có thể hiểu được hoàn toàn do những hạn chế công nghệ và thị giác. Chúng ta không thể nhìn thấy được những khái niệm được mô tả trong y học cổ truyền. Các huyệt vị chính là cửa sổ hoặc cửa ngõ của hệ thống kinh mạch trên bề mặt cơ thể, là điểm khởi đầu cho quá trình điều trị. Tuy nhiên, những huyệt vị này cũng không thể nhìn thấy và cũng không thể phát hiện được. Nếu một ngày nào đó chúng ta quan sát được hệ thống kinh mạch thì sẽ có nhiều người hiểu rõ về y học cổ truyền hơn.

Các loại năng lượng và cơ chế gây bệnh

Mỗi hành động chúng ta đều sẽ tiêu tốn một lượng khí nhất định. Về phần khí tiêu hao, một phần đáng kể (khí hậu thiên) sẽ được bổ sung thông qua ăn uống. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bổ sung dinh dưỡng. Điều thú vị ở đây chính là, trong phần khí tiêu hao, một phần là chúng ta được thừa hưởng từ cha mẹ, được gọi là khí tiên thiên trong y học cổ truyền.

Khí hậu thiên liên tục được bổ sung trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngược lại, khí tiên thiên rất hạn chế và sẽ biến mất hoàn toàn nếu cạn kiệt.

Khi khí tiên thiên cạn kiệt, cuộc sống của con người cũng kết thúc. Điều này được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày chính là sự suy yếu dần các chức năng cơ thể do tiêu hao khí tiên thiên, dẫn đến lão hóa và cuối cùng là tử vong.

Khi quan sát một người đã chết, chúng ta sẽ nhìn thấy cơ thể và các thành phần sinh hóa khác nhau, nhưng khí của họ không còn nữa. Nếu trong cuộc sống hàng ngày, khí của chúng ta bị thiếu hụt, sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Ngoài ra, trạng thái của dòng khí không được hỗn loạn. Dưới góc nhìn y học cổ truyền, gan có chức năng giống như một cảnh sát giao thông, giám sát sự phối hợp chuyển động, đi lên, đi xuống, ra vào của tất cả các khí. Khi khí cần thăng lên thì không được hạ xuống và ngược lại. Tương tự như vậy, khí cần di chuyển ra ngoài thì không nên di chuyển vào trong. Việc duy trì trật tự này rất quan trọng.

Ví dụ, các vấn đề thường gặp như trào ngược axit dạ dày, đầy hơi, nôn và buồn nôn sẽ xảy ra khi khí của dạ dày đảo ngược và di chuyển lên trên, làm gián đoạn quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Hiện tượng đảo ngược này dẫn đến các triệu chứng như trào ngược axit, buồn nôn và cuối cùng là nôn. Một hiện tượng đặc biệt khác là thoát vị hoành.

Khi đó dạ dày sẽ lồi ra khỏi cơ hoành. Theo nguyên lý trọng lực, khi con người đang đứng thẳng và dạ dày có trọng lượng nên dạ dày thường di chuyển xuống dưới. Vậy lực nào đã đẩy dạ dày lên trên? Hiện tượng đặc biệt này được y học cổ truyền cho là do sự đảo ngược đi lên của khí dạ dày.

Tương tự, ở phổi, oxy sẽ được tim vận chuyển qua các mạch máu và phân phối khắp cơ thể. Khí của phổi sẽ đi xuống một cách tự nhiên. Nếu khí thăng lên hoặc di chuyển lên trên, sẽ gây ra nhiều vấn đề, dẫn đến hiện tượng như hen suyễn và ho.

Một hiện tượng thường gặp nữa là sự tắc nghẽn dòng khí; sẽ phát sinh nhiều vấn đề nếu khí bị tắc ở một khu vực nào đó. Ví dụ, giống máu lưu thông trong các mạch máu, sự tắc nghẽn trong dòng khí có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Trong những trường hợp nhẹ, hiện tượng có thể gây đau, tuy nhiên trong khi những trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, tổn thương các cơ quan hoặc vùng được cấp máu.

Các hiện tượng như đau tim hay bệnh động mạch vành sẽ xảy ra khi các mạch máu bị tắc nghẽn. Trước khi mạch máu tắc nghẽn hoàn toàn, nhiều người có thể bị đau ngực nhưng không phát hiện được khi khám sức khỏe. Sự tắc nghẽn khí gây ra những triệu chứng này. Khi dòng khí bị chặn lại, triệu chứng xuất hiện ngay lúc đó chính đau.

Y học cổ truyền nhấn mạnh vào khái niệm “thống bởi bất thông” (đau do không thông suốt). Ý nghĩa chính là sự tắc nghẽn kinh mạch hoặc đường dẫn khí có thể làm gián đoạn dòng khí và dòng máu, gây ra đau. Nếu hiện tượng tắc nghẽn và đau không được giải quyết, nhiều chất khác nhau như nhiệt, đờm ẩm và huyết sẽ dần tích tụ. Cuối cùng, những tắc nghẽn vô hình ban đầu sẽ dần phát triển thành những bệnh lý hữu hình, trong đó bao gồm cả các khối u và ung thư.

Sự tắc nghẽn khí là một vấn đề thường gặp nhưng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hầu hết các bệnh nhân có khối u hoặc ung thư đều bị tắc nghẽn khí và kinh mạch, tạo thành nền tảng cho căn bệnh của bệnh nhân. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc giữ dòng khí lưu thông thông suốt.

Vai trò của khí trong bệnh ung thư gan

Y học cổ truyền không chỉ xem gan là một cơ quan vật chất mà còn xem gan là một trung tâm năng lượng, thường được gọi là “can khí” (khí của gan). Vì vậy, gan có vai trò rất quan trọng trong y học cổ truyền.

Gan không chỉ là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và điều hòa chức năng của nhiều cơ quan khác. Gan chịu trách nhiệm cho các quá trình giải độc, lưu thông máu và nhiều quá trình thiết yếu khác.

Một chức năng quan trọng của gan chính là giám sát quá trình lưu thông năng lượng chung của cơ thể. Ở các bệnh nhân ung thư gan, có một triệu chứng phổ biến “ứ khí và ứ huyết”. Triệu chứng này có nghĩa là có sự gián đoạn dòng khí và quá trình lưu thông máu không đủ, thường phát sinh do vấn đề ứ “can khí”.

Ứ “can khí” cho thấy sự gián đoạn dòng năng lượng, ảnh hưởng đến vai trò thúc đẩy sự lưu thông khí và máu của gan. Tắc nghẽn khí kéo dài có thể dẫn đến tích tụ nhiệt, gây ra một tình trạng gọi là nhiệt ẩm ở gan và mật. Gan và mật điều hòa chức năng tiêu hóa nên lá lách và dạ dày thường là những cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Hiện tượng này sẽ làm suy yếu chức năng của lách và dạ dày, sau đó ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của cơ thể. Trong trường hợp ung thư gan, cơ chế gây bệnh thường gặp là “chứng nhiệt ẩm do tỳ tích”.

Vì vậy, ung thư gan rất liên quan đến tình trạng thiếu khí và dòng khí đảo ngược, khí bị ứ đọng và tắc nghẽn. Những hiện tượng này dẫn đến sự tích tụ các chất bệnh lý khác nhau, cuối cùng dẫn đến sự hình thành khối u. Đây là cách giải thích sự xuất hiện bệnh ung thư gan dựa trên học thuyết về khí của y học cổ truyền. Ung thư gan xuất hiện khi những tổn thương gan đạt đến mức thay đổi cấu trúc và có thể phát hiện được.

Gan, đóng vai trò là nơi chứa máu, có nhiều kết nối trong cơ thể thông qua các đường kinh mạch. Những vấn đề ở gan sẽ được phản ánh qua móng tay, do gan có vai trò nuôi dưỡng các mô liên kết trên khắp cơ thể. Ngày nay khi con người ngày càng coi trọng vẻ đẹp, điều cần lưu ý chính là các thành phần thiết yếu như collagen, màng cân và các dây chằng trên khuôn mặt đều được gan nuôi dưỡng. Do đó, gan là một trong những yếu tố quan trọng trong việc làm đẹp và thẩm mỹ của chúng ta.

Gan có các kết nối phức tạp với những vùng quan trọng của não, trong đó gồm có vùng trung tâm điều hành chịu trách nhiệm đưa ra quyết định và phán đoán, vùng điều chỉnh cảm xúc và duy trì sự cân bằng cảm xúc cũng như vùng kiểm soát giấc ngủ.

Ngoài ra, gan đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình tiêu hóa. Cả gan và mật đều tham gia kiểm soát quá trình tiêu hóa, hấp thu và bài tiết thức ăn. Y học hiện đại cũng công nhận rằng mật do các cơ quan này sản xuất và tiết ra có chứa nhiều loại enzyme tiêu hóa quan trọng, tham gia vào chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

Ở phụ nữ, gan chịu trách nhiệm điều hòa chức năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt. Nhiều vấn đề phụ khoa thường liên quan đến sự mất cân bằng của can khí. Ngoài ra, những bệnh phổ biến như đau nửa đầu, trầm cảm và đau cơ ở phụ nữ đều có liên quan đến gan. Ở thời hiện đại, nhiều người dành rất nhiều thời gian sử dụng thiết bị điện tử, góp phần làm mờ mắt theo tuổi và gây căng thẳng cho gan.

Thông điệp

Y học cổ truyền có cách tiếp cận rất độc đáo trong điều trị ung thư gan hoặc các bệnh lý về gan, có thể đánh giá toàn diện các nguyên nhân gây bệnh từ góc độ năng lượng và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Bằng cách điều chỉnh các cơ chế gây bệnh, y học cổ truyền đã chứng tỏ được vai trò không thể thiếu của mình trong điều trị các bệnh về gan và ung thư gan.

Chúng ta đều biết rằng rất khó tiên lượng bệnh ung thư gan, đặc biệt là tỷ lệ sống rất thấp. Vì vậy, nhiều bác sĩ chuyên khoa gan đều khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị y học cổ truyền kết hợp với các phương pháp can thiệp của Tây y.

Theo The Epoch Times

Đức Nhân biên dịch

Tác giả: Jingduan Yang

Bác sĩ Dương Cảnh Đoan (Jingduan Yang) có bằng M.D (Bác sĩ y khoa), là thành viên của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (F.A.P.A.) và là bác sĩ tâm thần có chứng nhận chuyên về Trung y cho các bệnh mạn tính về tâm thần, hành vi và thể chất. Ông đã đóng góp cho các cuốn sách "Tâm thần học tích hợp," "Các vấn đề về thuốc," và "Liệu pháp tích hợp cho bệnh ung thư." Đồng tác giả "Hướng về phương Đông: Bí quyết cổ xưa về sắc đẹp+sức khỏe cho thời hiện đại" của HarperCollins và "Châm cứu lâm sàng và Trung y" của Oxford Press. Tiến sĩ Dương cũng là người sáng lập Viện Y học Tích hợp Dương và Viện Châm cứu Lâm sàng Hoa Kỳ, đồng thời là Giám đốc điều hành của Northern Medical Center, Middletown, New York, kể từ tháng 7/2022.



BÀI CHỌN LỌC

Vai trò quan trọng của khí trong bệnh ung thư gan, theo Diễn đàn bác sĩ ba tầng