6 dấu hiệu cho thấy đối phương muốn chấm dứt mối quan hệ với bạn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người trưởng thành cho tới bây giờ đều là âm thầm rời đi, để người ở lại ôm trọn nỗi buồn.

Dù trong tình yêu hay các mối quan hệ xã hội, khi một người muốn "đơn phương" kết thúc mối quan hệ, thường sẽ có một số dấu hiệu báo trước.

Người trưởng thành thường có cách kết thúc mối quan hệ một cách tinh tế, thông qua những hành động thể hiện sự xa lánh, thay vì nói thẳng. Có lẽ là chờ đợi dài đằng đẵng, có lẽ là qua loa, có lẽ là lạnh lùng không dễ phát hiện. Chỉ có trẻ con mới hỏi: "Tại sao bạn lại phớt lờ tôi?"

Dấu hiệu cho thấy đối phương muốn "đơn phương" kết thúc mối quan hệ với bạn:

1. Không còn chủ động tìm bạn

Trạng thái này có các giai đoạn: Ở giai đoạn trước, anh ấy rất sẵn lòng chủ động tìm bạn; Trò chuyện, chia sẻ và hẹn hò ăn uống cùng bạn. Mối quan hệ bình thường thường duy trì nhịp độ tương tác ổn định miễn là không có sự cố ngoại ý, mọi thứ sẽ luôn như vậy.

Ảnh Pixabay

Nếu đối phương có ý định kết thúc mối quan hệ, họ sẽ ngừng mọi hành động.

Bạn chợt nhận ra: "Đã lâu rồi anh ấy không trò chuyện với mình".

Xem lại lịch sử trò chuyện, dường như hai bạn không có mâu thuẫn gay gắt nào.

"Đột ngột kết thúc" có nghĩa là ở giai đoạn này, anh ấy không muốn có bất kỳ liên hệ nào với bạn.

2. Không trả lời tin nhắn, chính là câu trả lời

Quy tắc ngầm trong giao tiếp của người trưởng thành: Không trả lời tin nhắn là câu trả lời rõ ràng nhất.

Ví dụ: Bạn nhắn tin cho đối phương, họ hồi âm ngay lập tức lúc đầu, sau đó vài tiếng mới hồi âm, rồi vài ngày mới hồi âm. Và bây giờ, họ chọn cách phớt lờ bạn. Bất kể bạn hỏi gì, họ đều không trả lời; Họ đăng bài trên mạng xã hội, họ đang chơi game trực tuyến, họ rất tích cực trong nhóm chat chung; Nhưng duy nhất, họ không trả lời tin nhắn của bạn.

Đây là những gì anh ấy gợi ý cho bạn: "Không phải là tôi không xem điện thoại, cũng không phải là tôi không trò chuyện, mà đơn giản là tôi không muốn trò chuyện với bạn”.

Bạn sẽ nhận ra: Dù là người yêu hay bạn bè, khi mối quan hệ đi vào bế tắc, mọi thứ thường bắt đầu từ việc không trả lời tin nhắn.

3. Ngừng cho đi

Trong mối quan hệ tình cảm:

Anh ấy đột nhiên trở nên "keo kiệt", không còn dành cho bạn sự quan tâm, không còn vun đắp cho bạn.

Sự cho đi ở đây bao gồm: giá trị tinh thần, sự thỏa mãn vật chất và sự đáp lại tình yêu thương.

Ảnh Pixabay

Trong các mối quan hệ xã hội:

Anh ấy không muốn có bất kỳ liên quan nào đến tiền bạc với bạn, bất cứ điều gì liên quan đến tiền, anh ấy đều phớt lờ.

Anh ấy không muốn có bất kỳ liên quan nào đến vật chất với bạn, lười giao tiếp với bạn.

4. Từ chối đón nhận

Anh ấy sẽ không chủ động cho bạn và cũng không còn đón nhận sự cho đi của bạn.

Ví dụ:

Bạn mời anh ấy ăn tối, anh ấy luôn tìm cớ từ chối.

Bạn muốn gặp anh ấy, anh ấy nói không có thời gian.

Bạn nhắn tin cho anh ấy, thể hiện sự quan tâm và yêu thương, anh ấy cố ý né tránh chủ đề.

Khi mối quan hệ đang ổn định, anh ấy gặp khó khăn sẽ tìm đến bạn để được giúp đỡ. Tuy nhiên, khi muốn kết thúc mối quan hệ, ngay cả khi bạn chủ động đề nghị giúp đỡ và hỗ trợ, anh ấy cũng sẽ từ chối.

Ngụ ý của anh ấy là:

Giữ khoảng cách rõ ràng, không muốn dây dưa với bạn.

Từ nay bạn đi đường bạn, anh ấy đi đường anh ấy.

5. Ngôn ngữ kháng cự

Một số người bị "tấn công ngôn ngữ":

Khi ở bên bạn, họ cố ý nhắm vào bạn và hạ thấp giá trị của bạn.

Họ luôn chỉ trích hành vi và lựa chọn của bạn.

Khi họ có ác ý với bạn, họ sẽ nói xấu bạn và thậm chí tấn công nhân cách của bạn.

Một số người “từ chối giao tiếp”: Khi bạn nói, anh ấy im lặng; Khi người khác lên tiếng, anh ấy nhiệt tình hưởng ứng.

Bạn chủ động trò chuyện và giao tiếp bằng mắt với anh ấy nhưng anh ấy lại làm ngơ.

Trong các hoạt động xã hội tập thể, anh ấy không che giấu sự ghét bỏ và qua loa với bạn.

Nếu buộc phải nói chuyện với bạn, anh ấy sẽ tìm mọi cách để kết thúc cuộc trò chuyện càng nhanh càng tốt.

Ảnh Pixabay

6. Hành vi kháng cự

Hành vi kháng cự thường xảy ra trong các mối quan hệ tình cảm. Khi tình cảm phai nhạt và đối phương muốn kết thúc mối quan hệ, họ sẽ thể hiện "sự kháng cự về mặt sinh lý" đối với bạn.

Dấu hiệu của hành vi kháng cự:

Giữ khoảng cách khi ở bên bạn: Họ sẽ cố gắng giữ khoảng cách vật lý với bạn, chẳng hạn như ngồi xa bạn hoặc tránh chạm vào bạn.

Khi đi trên đường, từ chối nắm tay, ôm và các hành vi thân mật khác; Khi bạn đến gần anh ta, anh ta sẽ lùi lại hoặc bỏ chạy.

Kháng cự về hành vi cơ thể, thường thường là phản ánh chân thật nhất về tình cảm, tâm lý của một người.

Theo Triệu Lệ - Aboluowang - Nguồn: He Suohuan
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

6 dấu hiệu cho thấy đối phương muốn chấm dứt mối quan hệ với bạn