Bach - Cha đẻ của âm nhạc cổ điển phương Tây

Giúp NTDVN sửa lỗi

Là người đứng đầu trong lịch sử âm nhạc phương Tây qua các thời đại, Bach đã để lại phép màu của Chúa cho nhân loại, và thể hiện vinh quang của Chúa cho các thế hệ tương lai!

Mendelssohn phát hiện ra bản nhạc của Johann Sebastian Bach khi đến cửa hàng thịt lợn. Chiếc đàn cello đắt nhất thế giới chứng kiến sự ra đi sớm của Jacqueline Mary du Pré và sự trỗi dậy của nghệ sĩ bậc thầy Mã Hữu Hữu (Yo-Yo Ma). Hình thức âm nhạc "xoắn não" nhất của Bach: Fugue! Sự tồn tại thần thánh: Bach, cha đẻ của âm nhạc cổ điển phương Tây!

Mendelssohn, nhà soạn nhạc được mệnh danh là "Mozart của Đức", đã tình cờ “khai quật” được bản nhạc của Bach khi đi mua thịt lợn.

Khi nghe Du Pré biểu diễn, nghệ sĩ cello người Hungary Stark đã tiên đoán rằng: Nếu diễn tấu giống cô ấy nhất định sẽ không thể sống lâu!

Bach đã xác lập khuôn mẫu cho âm nhạc cổ điển, khám phá tất cả các hình thức sáng tác có thể có. Là người tiên phong với hình thức âm nhạc fugue, các tác phẩm của Bach là những tác phẩm phức tạp, tinh tế và vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc.

Là người đứng đầu trong lịch sử âm nhạc phương Tây qua các thời đại, Bach đã để lại phép màu của Chúa cho nhân loại, và thể hiện vinh quang của Chúa cho các thế hệ tương lai.

Vào thế kỷ 18 tại Đức, có một nhà soạn nhạc nổi tiếng tên là Mendelssohn (Jakob Mendelssohn Bartholdy).

undefined
Mendelssohn (Jakob Mendelssohn Bartholdy). Miền công cộng.

Mendelssohn đi mua thịt lợn và phát hiện ra bản nhạc Bach

Một ngày nọ, Mendelssohn vui vẻ cùng vợ đến chợ mua thức ăn. Hai người đến một cửa hàng bán thịt lợn. Người Đức thích ăn các sản phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giò heo, thịt xông khói. Hai vợ chồng Mendelssohn mua rất nhiều món. Người bán hàng đã dùng giấy gói tất cả lại và giúp hai người đưa lên xe ngựa. Hai vợ chồng vui vẻ quay về.

Về đến nhà, Mendelssohn hơi đói nên cắt một miếng xúc xích nhỏ và thưởng thức. Đang nhai xúc xích, Mendelssohn vô tình nhìn xuống tờ giấy gói hàng. Ồ, trên tờ giấy dường như có những khuông nhạc. Mendelssohn cầm tờ giấy lên xem kỹ hơn. Lúc này, vị nhạc sĩ kinh ngạc đến mức suýt nữa đã đánh rơi miếng xúc xích đang cầm trên tay.

Trên mảnh giấy nhàu nát có một bản nhạc cực kỳ tinh tế. Bản nhạc ấy tinh tế đến mức ngay cả Mendelssohn cũng không thể viết ra được.

Mendelssohn là một bậc thầy âm nhạc của trường phái lãng mạn Đức. Đây chính là vị nhạc sĩ đã được mệnh danh là Mozart của Đức từ nhỏ, 9 tuổi đã có thể tổ chức buổi hòa nhạc solo đầu tiên; 11 tuổi vào học Viện Âm nhạc Berlin và bắt đầu sáng tác nhạc; 17 tuổi viết nên bản nhạc bất hủ "Giấc mộng đêm hè" (A Midsummer Night's Dream).

Về tác phẩm "Giấc mộng đêm hè", có lẽ bạn đã nghe qua đoạn nhạc nổi tiếng nhất trong bản nhạc này, hãy cùng nghe thử nhé.

Hành khúc đám cưới" (Wedding March): (Bấm vào đây để xem)

Đây chính là "Hành khúc đám cưới" (Wedding March) - đoạn nhạc nổi tiếng trong tác phẩm "Giấc mơ đêm hè". Mendelssohn được mệnh danh là Mozart của thế kỷ 18. Tuy rằng đây chỉ là lời khen ngợi tài năng âm nhạc của nhà soạn nhạc này, nhưng cách gọi ấy cũng khiến vị nhạc sĩ có chung số phận với Mozart. Mendelssohn đã sớm rời bỏ thế gian ở năm 38 tuổi.

Tiếp tục câu chuyện về Mendelssohn sau khi trở về từ cửa hàng thịt lợn. Nhìn thấy những nốt nhạc tinh tế ấy, Mendelssohn vô cùng kinh ngạc. Bản nhạc trên tờ giấy lấm lem dầu mỡ này có sự đối vị chính xác, cấu trúc phức tạp, nhịp điệu tinh tế, khí thế hùng tráng, vô cùng phi thường. Không ai trong thời đại ấy có thể viết ra bản nhạc hay như vậy. Trong tâm trí Mendelssohn lóe lên một cái tên, chẳng lẽ là người nhạc sĩ ấy.

Nghĩ đến đây, Mendelssohn vội vàng khoác áo, chạy ra khỏi nhà, quay lại cửa hàng thịt lợn lúc nãy. Vị nhạc sĩ mua tất cả giấy gói trong cửa hàng. Người bán hàng ngơ ngác không hiểu: “Người này phải chăng có vấn đề gì không? Thịt lợn tươi ngon không mua, lại mua một đống giấy lấm lem dầu mỡ!”

Chính từ những tờ giấy gói thịt lợn, Mendelssohn đã sắp xếp thành một tác phẩm vĩ đại và kinh ngạc của Bach: “St Matthew Passion" (Sự Thống Khổ của Chúa theo Phúc Âm Matthew). Hơn nữa, trong vai trò là một nhạc sĩ, đóng góp lớn nhất của Mendelssohn không phải là các tác phẩm âm nhạc, mà chính là việc ông đã “khai quật” những tác phẩm của Bach - bậc thầy vĩ đại nhất của âm nhạc cổ điển phương Tây. Trong giai đoạn giữa và nửa sau của cuộc đời mình, Mendelssohn đã luôn nỗ lực tìm kiếm, sắp xếp và phổ biến các tác phẩm của Bach.

Chắc không phải nói quá khi cho rằng, nếu không có những nỗ lực của Mendelssohn, vị trí của Bach trong lịch sử nghệ thuật sẽ không được như ngày hôm nay.

Bach, cha đẻ và bậc thầy hàng đầu của âm nhạc phương Tây

Johann Sebastian Bach được công nhận là cha đẻ của âm nhạc phương Tây. Nếu Michelangelo được mệnh danh là họa sĩ hàng đầu trong lịch sử nghệ thuật phương Tây, thì Bach chính là nhạc sĩ hàng đầu trong lịch sử âm nhạc phương Tây.

Có thể sẽ có người hỏi: Nếu Bach tài năng đến như vậy thì tại sao dường như tôi không biết tác phẩm nào của vị nhạc sĩ này?

Nếu vậy các bạn hãy thử nghe một vài bản nhạc, có lẽ bạn đã từng nghe qua.

Air on the G String: một khúc ngẫu hứng của Bach

Bản hòa tấu Brandenburg BWV 1046: (Bấm vào đây để xem)

Bạn hãy nghe thử xem, rất quen thuộc, có lẽ bạn đã từng nghe qua nhưng không biết đây là tác phẩm của Bach. Dưới đây là Tổ khúc sáu bản độc tấu dành cho cello của Bach mà tôi thích nhất. Bạn hãy vừa nghe, vừa tưởng tượng thử xem:

Có phải trước mắt bạn là cảnh: Người say dưới vạn lều trướng, ánh sao lung lay vỡ vụn ("Như mộng lệnh" của Nạp Lan Dung Nhược).

Hay là: Trên bờ cỏ lăn tăn dưới gió hiu hiu; Chiếc thuyền vươn cao cột buồm trong đêm quạnh; Sao rủ xuống cánh đồng bằng phẳng bao la; Trăng tung toé trên sông chảy cuồn cuộn ("Lữ dạ thư hoài" của Đỗ Phủ ).

Hay là: Trời đầy mây biếc; Đất phủ lá vàng; Cảnh sắc mùa thu lẫn với nước hồ, Trên sóng là khói lạnh màu biếc; Trời chiều phủ bóng núi non, trời xanh nối tiếp với mặt nước; Cỏ thơm không hiểu nỗi lòng người; Lại mọc tới tận nơi cuối chân trời. ("Tô mạc già” của Phạm Trọng Yêm).

Hay cũng có thể là: Sáng sớm đi vào trong ngôi chùa cổ; Ánh mặt trời sáng sớm chiếu vào trong rừng cây cao; Con đường ngoằn ngoèo dẫn đến chỗ yên tĩnh; Ở gần thiền phòng hoa và cây mọc rậm rạp, Ánh sáng nhu hoà trong núi làm chim thích quanh quẩn; Ảnh chiếu trong mặt đầm làm khách bỏ hết lòng trần tục; Ở đây mọi thứ thanh âm đều ngưng nghỉ; Chỉ còn có tiếng chuông và mõ ("Đề Phá Sơn Tự Hậu Thiền Viện" của nhà thơ Thường Kiến thời nhà Đường).

Bản Tổ khúc độc tốc đàn Cello số 1 cung Sol Trưởng (Suite for Solo Cello No.1 in G) BWV 1007: (Bấm vào đây để xem)

Nếu có cơ hội du lịch châu Âu, bạn hãy thử đi dạo trên những con phố lát đá cổ, xung quanh thoang thoảng hương cà phê, đỉnh tháp nhà thờ thấp thoáng xa xa. Lúc này, tiếng cello trầm bổng, du dương như tiếng nức nở vang lên bên tai, cảnh tượng này giống như câu thơ: Biết người nói tương tư là vô ích, Nên chưa đem nỗi đau đổi lấy tiếng cuồng điên ("Vô đề - Trùng duy thâm há Mạc Sầu đường" của Lý Thương Ẩn).

Ngoài ra, đối với những nghệ sĩ cello hàng đầu thế giới, chinh phục sáu tổ khúc độc tấu này là một trong những vinh dự cao quý nhất. Điều đáng chú ý chính là nhiều nghệ sĩ tài ba chỉ dám thu âm sáu bản độc tấu này khi đã lớn tuổi.

Bach sáng tác ít nhất 1080 tác phẩm, trở thành nhà soạn nhạc cổ điển có số lượng tác phẩm đồ sộ nhất

Hãy cùng thưởng thức một tác phẩm khác của Bach mang tên: Toccata và Fugue cung Rê thứ, BWV 565 (Toccata and Fugue in D minor, BWV 565). Nghe tên có vẻ lạ, tuy nhiên, chỉ với ba nốt đầu tiên chắc chắn bạn sẽ thốt lên: "Ôi, hóa ra là bản nhạc này!"

Toccata và Fugue cung Rê thứ: (Bấm vào đây để xem)

Đúng vậy, có lẽ bạn đã từng nghe qua, nhiều bộ phim thường sử dụng bản nhạc này. Bach được mệnh danh là cha đẻ của âm nhạc cổ điển phương Tây. Vậy, những người thường được gọi là cha đẻ của lĩnh vực nào đó chắc chắn phải có tài năng phi thường. Bach không chỉ phi thường mà tài năng của ông quả thật như Thần. Điều này thể hiện qua cả hai khía cạnh: chất lượng và số lượng.

Chúng ta hãy nói về số lượng trước. Trước khi nói về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu một kiến thức nhỏ. Chúng ta thường thấy trên tiêu đề của các tác phẩm âm nhạc cổ điển có ký hiệu OP kèm theo con số, con số này nghĩa là gì? OP là viết tắt của opus trong tiếng Anh, có nghĩa là tác phẩm. Ví dụ, bản "Sonata Ánh trăng" của Beethoven có số hiệu là Op. 27 có nghĩa là tác phẩm thứ 27.

undefined
Beethoven. (Miền công cộng)

Tuy nhiên, một số nhạc sĩ không có thói quen đánh số tác phẩm. Do đó, để phân biệt và sắp xếp, hậu thế đã đánh số cho những tác phẩm này. Các tác phẩm của Bach chính là một trường hợp như vậy. Hơn nữa, vào thời của Bach, ngành xuất bản chưa phát triển, bản thân Bach là một nhạc sĩ cung đình, chủ yếu phục vụ cho cung đình và nhà thờ, nên các tác phẩm của ông không cần phải đánh số.

Ngày nay, chúng ta thấy các tác phẩm của Bach được đánh số bằng BWV. Đó là do một người tên là Wolfgang Schmieder đã biên soạn danh mục các tác phẩm của Bach, và người ta đã sử dụng ký hiệu BWV để biểu thị. Chữ B đại diện cho Bach và WV là chữ viết tắt tên của Wolfgang Schmieder.

Còn các tác phẩm của Mozart thì được một nhà âm nhạc học tên là Ludwig Ritter von Köchel sắp xếp. Do đó, danh mục tác phẩm của Mozart được gọi là Danh mục Köchel, và các tác phẩm được đánh số bằng chữ K.

Vậy, các tác phẩm của Bach được đánh số bao nhiêu? Bạn có thể dễ dàng tra thông tin này trên Google. Trên Wikipedia, chúng ta sẽ thấy các tác phẩm của Bach được đánh số đến BWV 1080. Điều đó có nghĩa là hiện nay chúng ta đã sưu tập và sắp xếp được ít nhất 1080 tác phẩm của Bach. Hơn nữa, các nhà âm nhạc học tin chắc rằng còn rất nhiều tác phẩm của Bach bị thất lạc.

Hãy chú ý đến con số 1080. Đây không phải là số bài hát mà là số tác phẩm. Mỗi tác phẩm là một tập hợp lớn, hoàn toàn khác với khái niệm "bài hát" của âm nhạc hiện đại.

Mỗi bài hát pop hiện đại chỉ dài khoảng 3-5 phút và có cấu trúc rất đơn giản, trong đó bao gồm một phần dạo đầu, sau đó có thể tùy ý biến đối, tiếp theo là phần giai điệu chính và cao trào, thêm một đoạn điệp khúc, lặp lại hai lần là hoàn thành. Thế nhưng mỗi tác phẩm âm nhạc cổ điển giống như một cuốn tiểu thuyết. Mỗi tác phẩm có phần mở đầu, chia thành nhiều chương, và cuối cùng là phần kết thúc. Các tác phẩm âm nhạc cổ điển cũng được cấu tạo bởi nhiều chương khác nhau, vì vậy diễn tấu một tác phẩm trong ba bốn mươi phút là điều hoàn toàn bình thường.

Những ai đã từng tham dự các buổi hòa nhạc cổ điển đều biết rằng, trong suốt hai tiếng rưỡi, dàn nhạc chỉ có thể diễn tấu từ ba đến năm tác phẩm. Ví dụ như tác phẩm "St Matthew Passion" của Bach do Mendelssohn biên soạn, thời lượng biểu diễn toàn bộ tác phẩm lên đến ba tiếng.

Bây giờ, hãy so sánh những con số này. Tác phẩm cuối cùng của Mozart là "Requiem cung Rê thứ", được đánh số K. 626. Điều đó có nghĩa là Mozart đã để lại tổng cộng 626 tác phẩm. Mozart sống thọ hơn nhưng vẫn không sáng tác nhiều bằng Bach.

Vậy còn nhạc sĩ vĩ đại Beethoven thì sao? Beethoven đã sống đến 57 tuổi và để lại 343 tác phẩm. Những nhạc sĩ sau này, không ai có thể sánh được với Beethoven về số lượng tác phẩm.

Bây giờ, chúng ta hãy nhìn lại hơn một nghìn tác phẩm của Bach. Thật khó tin. Chỉ riêng số lượng như vậy đã là trước nay chưa từng có. Hơn nữa, chất lượng tác phẩm của Bach cũng cao đến mức đáng kinh ngạc.

Mozart đã rất tài năng khi sáng tác hơn 600 tác phẩm trong 35 năm cuộc đời. Tuy nhiên, Mozart cũng có một số tác phẩm không bỏ nhiều công sức, có thể do Mozart phải gấp rút hoàn thành, hoặc do người thuê soạn nhạc hối thúc, nên Mozart đã phải làm nhanh để đối phó. Ngay cả Beethoven cũng vậy, nhạc sĩ vĩ đại này cũng có một số tác phẩm chất lượng không cao.

undefined
Mozart. (Miền công cộng)

Tuy nhiên, Bach thì không. Hầu như không có tác phẩm nào của Bach được xem là làm cho xong. Mỗi tác phẩm đều có chất lượng cao và vô cùng vững chắc. Bach không viết những bản nhạc ngắn đơn giản, mà tất cả các tác phẩm của ông đều là những những tác phẩm lớn, có thời gian rất dài và nhiều chương nhạc. Hơn nữa, độ khó biểu diễn cũng rất cao. Vào thời điểm ấy, chỉ có bản thân Bach mới có thể diễn tấu hầu hết các tác phẩm của mình.

Ngay cả ngày nay cũng không có nhiều nghệ sĩ có thể hoàn thành xuất sắc những tác phẩm của Bach. Chỉ riêng điều này thôi, đã không có nhạc sĩ nào sau Bach có thể làm được. Đó quả thực là một điều rất đáng kinh ngạc. Sáng tác số lượng lớn tác phẩm với chất lượng cao như vậy, trong toàn bộ lịch sử nghệ thuật chỉ có duy nhất một người.

Chỉ với số lượng và chất lượng tác phẩm cao thôi cũng chưa đủ để để đưa Bach trở thành cha đẻ của âm nhạc phương Tây. Điểm tài giỏi nhất của Bach chính là ông đã tạo ra khuôn mẫu hoàn chỉnh cho âm nhạc cổ điển, đặt nền móng cho âm nhạc cổ điển phương Tây.

Bach đã khai thác toàn bộ tiềm năng của âm nhạc cổ điển, vì vậy có người ví vị nhạc sĩ này như thợ mỏ đào vàng của kho báu âm nhạc. Tất cả những bản nhạc mà các nhà soạn nhạc sau này viết đều không vượt ra ngoài khuôn khổ Bach đã vạch ra.

Hãy lấy một ví dụ tiêu biểu nhất. Bach có một tập nhạc tên là “Bình quân luật” (The Well-Tempered Clavier) do 48 nhạc khúc tương đối ngắn tạo thành. Trong tác phẩm này, Bach đã thể hiện hoàn hảo ưu điểm của hệ thống âm luật bình quân, chuyển điệu hoàn hảo, kỹ thuật đối âm điêu luyện, đặc điểm âm nhạc Fugue cổ điển và yêu cầu cao về khả năng kiểm soát ngón tay, khiến tác phẩm này được mệnh danh là "Kinh Cựu Ước" trong các tài liệu về piano.

Trên đàn piano, mỗi nhóm có 12 nốt, 1, 2, 3, ..., 7, bảy nốt nguyên âm cộng với năm nốt bán âm. Mỗi nốt được sử dụng làm âm chủ để thay đổi cao độ, tạo thành 24 cao độ. Bach đã diễn giải tất cả các cao độ lớn và nhỏ của mỗi nốt, từ đầu đến cuối, kết nối 24 cao độ này với nhau, tổng cộng là 48 bản nhạc! Trong tập nhạc "The Well-Tempered Clavier" này, Bach sử dụng tất cả các cao độ đã biết. Đó là điều trước nay chưa từng có.

Hơn nữa, các nghệ sĩ chỉnh âm và nghệ sĩ piano hiện đại đều sử dụng tập nhạc “Bình quân luật” (The Well-Tempered Clavier) của Bach làm nền tảng để chỉnh âm và định âm. Tác phẩm này đã tạo ra thang âm tiêu chuẩn cho các nhạc cụ hiện đại, và các nghệ sĩ đều sử dụng thang âm bình quân (equal temperament) này làm tiêu chuẩn để chỉnh âm. Do đó, Bach hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu "cha đẻ của âm nhạc phương Tây".

Tuy nhiên, ở phần trên có đề cập đến một thuật ngữ, đó là “fugue". Fugue là gì? Fugue là một thuật ngữ rất chuyên môn. Tuy nhiên khi nói đến âm nhạc cổ điển, đặc biệt là khi nói đến Bach, không thể không hiểu về khái niệm fugue nên cần giải thích cho mọi người hiểu.

Phương pháp sáng tác âm nhạc ở trình độ cực cao

Trước khi giải thích về fugue, cần phải giới thiệu một khái niệm khác. Đó là khái niệm "canon". Có thể bạn đã thấy một bản nhạc có ghi từ canon trước tiêu đề. Hãy nghe một bản nhạc trước.

Bản Canon Pachelbel kinh điển: (Bấm vào đây để xem)

Bản Canon Pachelbel cho piano và cello: (Bấm vào đây để xem)

Đây là bản canon nổi tiếng nhất, có tên là "Canon ở cung Rê trưởng" (Canon in D Major). Ở trên là bản phổ biến nhất, nhưng tôi muốn giới thiệu cho các bạn phiên bản dành piano và cello.

Canon không phải là tên của bản nhạc này, mà chính là tên chỉ thể loại của bản nhạc. Tất cả các bản nhạc được sáng tác theo thể loại này được gọi là canon.

Đó là thể loại gì? Một giai điệu của một bè xuất hiện trước, sau một vài ô nhịp, một bè khác chơi lại giai điệu giống hệt như vậy, hai giai điệu giống nhau diễn tấu đồng thời, nhưng vì có khoảng cách vài ô nhịp nên tạo ra hiệu ứng âm thanh rất tuyệt vời. Thể loại này được gọi là canon.

Để hình dung rõ ràng và dễ hiểu hơn, tôi tìm thấy một kênh trên YouTube có tên là "Musician Seacow" có một tập giới thiệu về fugue và canon, tôi sử dụng một phần trong video này để giải thích canon.

Canon này là thể loại fugue đơn giản nhất! Fugue là một biến thể phức tạp hơn dựa trên Canon. Canon là hai giai điệu giống nhau đan xen, nhưng fugue không chỉ có hai giai điệu mà có nhiều giai điệu khác nhau đan xen! Mỗi bè không chỉ riêng lẻ, mà còn phải tạo ra hợp âm du dương êm tai khi các bè giao thoa với nhau.

Bạn có thể tưởng tượng những giai điệu này giống như những sợi dây, không chỉ tỏa ra giai điệu du dương, mà còn hòa quyện nhịp nhàng tại các điểm giao thoa quan trọng theo một cách rất khoa học, tạo ra hiệu ứng âm thanh rực rỡ, lay động tâm hồn và khơi gợi cảm xúc. Các bạn có thể tưởng tượng được sáng tác những tác phẩm này khó khăn đến mức nào. Đây là một hình thức sáng tác âm nhạc cực kỳ tinh tế và khó, có thể xem đây là đỉnh cao của trí tuệ con người.

Có thể lấy một ví dụ để dễ hình dung, giống như bộ bánh răng của một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ cực kỳ tinh xảo, bạn phải tính toán chính xác số bước của mỗi bánh răng với kích thước khác nhau, làm sao để khớp hoàn hảo với bánh răng khác, sau đó quay cùng nhau và điều khiển bánh răng tiếp theo.

Những bản nhạc fugue của Bach cũng vậy. Mỗi bè khác nhau khi giao thoa sẽ vô cùng hoàn hảo, hài hòa, sau đó chuyển sang giai điệu tiếp theo một cách tự nhiên, mượt mà và du dương. Hơn nữa, đây không chỉ là một hoặc hai bè, mà là nhiều bè. Bach đã viết những bản nhạc fugue với nhiều nhất là bảy bè. Quả thật là không ai sánh bằng. Tóm lại, Bach chính là người tiên phong ở thể loại sáng tác này.

Tuyệt tác "Goldberg Variations" kinh điển của Bach

Tôi muốn giới thiệu cho các bạn một tác phẩm kinh điển khác của Bach. Đó là bản "Goldberg Variations". Có một câu chuyện thú vị về tác phẩm này. Một vị bá tước nọ mắc chứng mất ngủ rất nghiêm trọng khiến cho tinh thần không tốt. Trong một lần, sau khi nghe Bach chơi nhạc, vị bá tước lập tức cảm thấy tinh thần thoải mái hơn nhiều nên đã tìm đến và hy vọng Bach có thể sáng tác một bản nhạc giúp cải thiện chứng mất ngủ.

Vì vậy, Bach đã sáng tác ra tác phẩm "Goldberg Variations". Người ta nói rằng mỗi tối vị bá tước này phải nghe bản nhạc này mới có thể ngủ được. Tuy nhiên, thực ra chỉ có chủ đề của bản nhạc này là có tác dụng giúp giấc ngủ, sau phần biến tấu thứ nhất, sẽ có rất nhiều sắc thái khác nhau. Đây là một bản nhạc rất nổi tiếng, các bạn hãy tìm nghe thử.

Âm nhạc của Bach quá sâu sắc và quá phức tạp. Khi nghe cần phải tập trung cao độ, nếu không sẽ dễ bị phân tâm. Nghe nhạc của Bach không chỉ cần dùng tim mà còn phải dùng não. Vì vậy, nếu muốn thư giãn, tốt nhất bạn không nên nghe nhạc của Bach. Tuy nhiên, đến một ngày bạn nhận ra mình yêu thích nhạc của ông thì xin chúc mừng bạn. Điều này chứng tỏ tâm hồn của bạn đã đạt đến một cảnh giới hoàn toàn mới.

Khi tìm hiểu về Bach, chúng ta sẽ bắt gặp một thuật ngữ gọi là "nhạc cụ phím". Đàn piano ngày nay của chúng ta có 88 phím đàn, nhưng vào thời của Bach chưa có cây đàn piano như ngày nay mà có một loại nhạc cụ tiền thân của piano, gọi là "harpsichord" hay còn gọi là "đại kiện cầm". Nguyên lý phát âm của nhạc cụ này hoàn toàn khác với piano.

Về cơ bản, piano ngày nay là một nhạc cụ gõ, nghĩa là khi nhấn phím đàn sẽ dẫn động một chiếc búa nhỏ gõ vào dây đàn, từ đó tạo ra âm thanh du dương. Tuy nhiên harpsichord không phải như vậy. Nguyên lý phát âm của nhạc cụ này về cơ bản giống với đàn guitar. Khi nhấn một phím đàn của harpsichord sẽ khiến một cái móc nhỏ gảy vào dây đàn. Vì vậy, piano và harpsichord trông rất giống nhau, nhưng âm sắc lại hoàn toàn khác nhau. Mãi đến cuối đời của Bach, loại đàn piano gõ mới xuất hiện.

Để lại phép màu của Chúa cho nhân loại và thể hiện vinh quang của Chúa cho các thế hệ tương lai

Cùng thời với Bach còn có một bậc thầy âm nhạc khác tên là George Frideric Handel. Hai người được hậu thế mệnh danh là "hai ngôi sao Baroque". Hai nghệ sĩ này biết đến nhau và cũng rất mong muốn được gặp gỡ để giao lưu âm nhạc. Tuy nhiên, số phận trớ trêu, hai người đã nhiều lần gặp thoáng qua nhưng vẫn lỡ mất cơ hội. Cuối cùng, hai bậc thầy này đã không có duyên gặp gỡ.

undefined
George Frideric Handel. (Miền công cộng)

Trong suốt cuộc đời, Bach đều phục vụ cho cung đình và nhà thờ, chỉ những người thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội mới có thể nghe được tác phẩm của ông. Hơn nữa, những tác phẩm này có độ khó rất cao, dường như chỉ có Bach mới có thể diễn tấu. Vì vậy sau khi Bach qua đời, danh tiếng của ông cũng không cao.

Trong hơn một trăm năm sau khi Bach qua đời, suýt chút nữa hậu thế đã quên mất ông. Bach đã sống phần lớn cuộc đời ở thành phố Leipzig nước Đức. Thành phố này tuy không lớn nhưng Lễ hội âm nhạc Leipzig là một trong những lễ hội âm nhạc có yêu cầu cao nhất của châu Âu ngày nay.

Thật sự rất khó để nói về Bach. Suốt cuộc đời, ông chỉ chìm đắm trong thế giới âm nhạc. Bản thân Bach không có nhiều câu chuyện ồn ào hay thăng trầm. Nhờ vậy, ngày nay chúng ta có thể nghe được rất nhiều giai điệu du dương. Nếu không có nhiều câu chuyện để kể, vậy hãy cùng nhau thưởng thức âm nhạc vậy.

Bach còn là một người rất ngoan đạo. Ở phần cuối mỗi bản nhạc, ông sẽ viết ba chữ cái: S.D.G (Soli Deo Gloria). Đây là chữ viết tắt của tiếng Đức, có nghĩa là: "Mọi vinh quang đều quy về Chúa". Bach cũng từng nói rằng, âm nhạc tài hoa của ông đến từ tín ngưỡng kiên định.

Suốt cuộc đời, Bach luôn trung thành phục vụ Thiên Chúa, không hề lơ là. Bach giốngnhư một người khổng lồ trên đỉnh núi, lặng lẽ nhìn xuống thế gian đầy biến đổi.

Cuối chương trình ngày hôm nay, tôi muốn giới thiệu thêm một tác phẩm của Bach: "Các tổ khúc dành cho violin độc tấu" (Sonatas and Partitas for Solo Violin). Bộ tổ khúc này được ví như "Kinh Thánh" của đàn violin, là viên ngọc quý trong số các tác phẩm dành cho violin độc tấu. Đặc biệt, bản “Chaconne” trong tổ khúc thứ hai (Partita No. 2 in d minor, BWV 1004) được xem như viên ngọc sáng nhất trên vương miện này. Hãy cùng kết thúc thưởng thức những giai điệu tuyệt vời của đàn violin.

Bản “Chaconne" trong tổ khúc vĩ cầm độc tấu số 2:

Tổ chế tác chương trình “Đại thoại tây du” - Biên tập: Lý Hạo
Đức Nhân biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bach - Cha đẻ của âm nhạc cổ điển phương Tây