Báo cáo: Cách đưa tin 'bóp méo' của New York Times có thể gây ra tổn thất về nhân mạng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một báo cáo mới đây cho biết The New York Times đã phớt lờ, hạ thấp hoặc xuyên tạc các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công và lặp lại tuyên truyền của chế độ này nhằm chống lại nhóm bị đàn áp.

The New York Times đã phớt lờ hạ thấp hoặc đưa tin sai lệch phần lớn các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, báo cáo cho biết. Báo cáo lập luận rằng, những vi phạm đạo đức báo chí của tờ báo này có thể đã khiến nhiều người thiệt mạng do sự bóp méo tin tức, tạo nên thiên kiến trong các cuộc tranh luận về chính sách, đồng thời cổ vũ tuyên truyền phi nhân tính của chính quyền ĐCSTQ.

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (Falun Dafa Information Center - FDIC), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên theo dõi cuộc đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc, đã công bố báo cáo này vào ngày 21 tháng 3 năm 2024. Báo cáo nêu rõ: "Không chỉ im lặng và thờ ơ trước tình cảnh khó khăn của các nạn nhân, mà tai hại hơn là, khi đưa tin, tờ báo này đăng đầy rẫy những thông xuyên tạc, không chính xác và thái độ thù địch trắng trợn, thể hiện mức độ thiếu chuyên nghiệp và thiên vị đến mức đáng kinh ngạc."

Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần bao gồm các bài tập nhẹ nhàng và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Năm 1999, môn tu luyện này bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm đến để tiêu diệt, sau khi một cuộc khảo sát của chính quyền cho thấy số người tu luyện Pháp Luân Công nhiều hơn số đảng viên.

Mặc dù tự nhận là chuyên gia trong việc giải thích các diễn biến ở Trung Quốc, nhưng theo báo cáo, cách đưa tin của The New York Times về tình hình Pháp Luân Công là "đáng hổ thẹn".

Biểu đồ so sánh số lượng bài báo của New York Times về Pháp Luân Công với số lượng bài báo của tờ báo này về người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng. Chú thích: Trục tung — Số lượng bài báo, Trục hoành — Các cột về các nhóm Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng. (Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp)
So sánh số bài báo của tờ New York Times về Pháp Luân Công với số bài báo về người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ từ năm 2009 đến năm 2023, theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

"Cách đưa tin bị bóp méo và đối xử vô trách nhiệm của tờ Times đối với các học viên Pháp Luân Công như những 'nạn nhân đáng coi thường', đã giúp những thủ phạm thoát sự trừng phạt, và tước đoạt sự hỗ trợ quốc tế quan trọng đối với các nạn nhân, khiến họ phải chịu đựng đau khổ gấp bội, và mất mát sinh mạng trên khắp Trung Quốc đại lục" - báo cáo nêu rõ..Báo cáo cũng lưu ý rằng, điều đó không có nghĩa là tờ báo này hoàn toàn phớt lờ các vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ nói chung. Khi nói đến các dân tộc thiểu số như người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, "The New York Times đã dành nhiều nguồn lực, sự chú ý và dung lượng đáng kể cho các tường thuật như vậy."

Nhưng nếu câu chuyện liên quan đến Pháp Luân Công, "quan điểm của tờ báo lại hoàn toàn khác biệt" - báo cáo cho biết.

Lặp lại tuyên truyền của ĐCSTQ

Theo báo cáo, trong 25 năm qua, phần lớn nội dung đưa tin của tờ New York Times về Pháp Luân Công đều mang tính tiêu cực hoặc không chính xác, thường xuyên sử dụng những cách gọi miệt thị, lặp lại luận điệu tuyên truyền chống Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Trong hàng tá bài viết, tờ báo này gọi Pháp Luân Công là “giáo phái,” “môn phái,” “tà giáo,” hoặc “tà phái.”

Trong một số trường hợp, tờ báo này thừa nhận nhãn mác "tà giáo" xuất phát từ ĐCSTQ, nhưng không giải thích thêm điều đó có đúng hay không. Trong những trường hợp khác, chính tờ báo tự gắn nhãn cho Pháp Luân Công.

Các học giả nghiên cứu về tôn giáo Trung Quốc, các nhà nghiên cứu nhân quyền, và thậm chí cả các nhà báo đã cố gắng đánh giá tính xác đáng của các nhãn hiệu này, đều kết luận rằng chúng không phù hợp/không có cơ sở.

Ian Johnson, tác giả của một loạt bài báo về Pháp Luân Công cho tờ Wall Street Journal vào năm 2000, nhận xét rằng môn tu luyện này "không đáp ứng định nghĩa thông thường về một giáo phái."

"Các thành viên (Pháp Luân Công) kết hôn với người ngoài nhóm, có bạn bè bên ngoài, có công việc bình thường, không sống biệt lập với xã hội, không tin rằng thế giới sắp tận diệt, và không đóng góp số tiền đáng kể cho tổ chức. Quan trọng nhất, tự sát và hành hạ thể xác đều không được phép" - ông viết.

"Pháp Luân Công thực chất là một môn tu luyện hướng nội, phi chính trị, nhằm mục đích thanh lọc tâm hồn và cải thiện sức khỏe."

Trong ấn bản ngày 25/11/2018 của mình, The New York Times đã xuất bản một chuyên mục có tên “China Rules” (tạm dịch “Trung Quốc Là Bên Đặt Ra Quy Tắc”). Phần chuyên mục này trưng lên một dòng Hán tự rất lớn trên một nền màu đỏ, kèm theo một bài viết dành những lời ca ngợi nhiệt thành dành cho ĐCSTQ, trong khi hạ thấp Hoa Kỳ. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)
Tờ New York Times đã xuất bản một chuyên mục có tên "Quy tắc Trung Quốc" trong ấn bản ngày 25 tháng 11 năm 2018. Chuyên mục thiết kế dòng Hán tự lớn trên nền đỏ cùng một bài báo ca ngợi ĐCSTQ, đồng thời hạ thấp hình ảnh của Hoa Kỳ. (Samira Bouaou/The Epoch Times)

Trong khi các kênh truyền thông khác, như The Washington Post và The Wall Street Journal, đã tiến hành các cuộc điều tra thực tế về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, thì cách đưa tin ban đầu của New York Times lại mang tính đối phó và hời hợt, "gần như hoàn toàn dựa vào tuyên bố từ nguồn của chính quyền Trung Quốc, hoặc chỉ đưa tin về các cuộc thỉnh nguyện đáng chú ý", FDIC cho biết.

Báo cáo cho biết việc lặp lại tuyên truyền của chính quyền ĐCSTQ là tuỳ tiện, thiếu cẩn trọng và nguy hiểm, đồng thời nhấn mạnh báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng "chiến dịch bôi nhọ Pháp Luân Công công khai trên báo chí chính thống Trung Quốc đã tạo ra không khí thù địch đối với các học viên Pháp Luân Công, điều này có thể khuyến khích các hành vi bạo lực chống lại họ."

Mặt khác, chỉ có khoảng 3% bài báo của New York Times về Pháp Luân Công đề cập đến việc mô tả cơ bản nhất về môn tu luyện này - những nguyên tắc cốt lõi của họ là Chân-Thiện-Nhẫn.

Báo cáo nhấn mạnh hai trường hợp ngoại lệ đáng chú ý đối với xu hướng đưa tin thiên lệch của tờ báo: Andrew Jacobs, người không còn phụ trách mảng Trung Quốc của tờ báo, đã viết một bài báo vào năm 2009 về tình trạng của một số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ và những người sống sót sau tra tấn, và một bài báo khác vào năm 2013, sau khi tìm thấy một ghi chú từ một người bị giam giữ trong trại lao động Trung Quốc trong một sản phẩm của Kmart ở Hoa Kỳ.

Biểu đồ về số lượng tin tức có đề cập đến việc bỏ tù, giam giữ, hoặc bắt giữ trong tiêu đề hoặc đoạn dẫn đầu trên The New York Times trong các bài viết về Pháp Luân Công so với các bài báo về người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ từ năm 2009 đến năm 2023. Chú thích: Trục tung — Số lượng bài báo, Trục hoành — các cột về các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng. (Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp)
Số lượng tin bài có đề cập đến việc bỏ tù, giam giữ hoặc bắt giữ trong tiêu đề hoặc đoạn mở đầu của tờ New York Times về Pháp Luân Công so với các bài báo về người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ từ năm 2009 đến 2023, theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

Nói dối về quy mô

Trước khi cuộc đàn áp của ĐCSTQ bắt đầu, nhiều hãng thông tấn phương Tây và Trung Quốc, bao gồm The Associated Press và The New York Times, đã đưa tin rằng Pháp Luân Công có 70 đến 100 triệu học viên, con số này được cho là của Tổng cục Thể thao Trung Quốc. Tổng cục Thể thao đã tiến hành một cuộc khảo sát rộng rãi về Pháp Luân Công vào cuối những năm 1990.

FDIC lưu ý rằng, bản thân các học viên Pháp Luân Công không có cách nào để xác nhận những con số đó, vì môn tu luyện này không ghi danh thành viên.

Tuy nhiên, khi cuộc đàn áp bắt đầu, ĐCSTQ cố gắng mô tả Pháp Luân Công là một nhóm nhỏ. Họ đưa ra tuyên bố rằng, Pháp Luân Công không bao giờ có hơn 2 triệu tín đồ. Con số này không bao giờ được kiểm chứng.

Tuy nhiên, tờ New York Times bắt đầu sử dụng con số 2 triệu một cách thiếu suy xét. Báo cáo của FDIC ghi nhận, họ còn đi xa hơn, cho rằng con số 70 triệu người do Pháp Luân Công tạo ra, bỏ qua báo cáo của chính họ chỉ vài năm trước đó.

Các học viên Pháp Luân Công luyện các bài công pháp ở Quảng Châu, Trung Quốc, trước khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 07/1999. Trên biểu ngữ ghi “Điểm luyện công miễn phí của Pháp Luân Đại Pháp.” (Ảnh: ClearWisdom.net)
Trước khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công luyện các bài công pháp tại Quảng Châu, Trung Quốc. Biểu ngữ ghi "Điểm hướng dẫn tập Pháp Luân Đại Pháp miễn phí." (ClearWisdom.net)

Đến năm 2002, tờ New York Times tuyên bố rằng Pháp Luân Công đã bị "đè bẹp" và do đó không phải là một chủ đề đáng đưa tin. Nhưng tuyên bố đó lại càng chứng tỏ thêm tuyên truyền của ĐCSTQ.

Tổ chức phi lợi nhuận Freedom House có trụ sở tại Washington, ước tính trong năm 2017 có từ 7 đến 20 triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

"Bất chấp chiến dịch kéo dài 17 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm xóa sổ môn tu luyện này, hàng triệu người dân Trung Quốc vẫn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công, bao gồm nhiều người bắt đầu tu luyện sau khi đàn áp bắt đầu. Điều này cho thấy sự thất bại thảm hại của bộ máy an ninh ĐCSTQ" - báo cáo cho biết.

Theo FDIC, khi có thêm nhiều bằng chứng về hành vi tàn bạo đối với Pháp Luân Công, tờ New York Times hầu như phớt lờ chúng.

Vào năm 2016, phóng viên Didi Kirsten Tatlow của New York Times đã gặp một số bác sỹ ghép tạng Trung Quốc, và tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của họ, câu chuyện đã tiết lộ tù nhân lương tâm được sử dụng như một nguồn cung cấp nội tạng cho ghép tạng ở Trung Quốc. Vào thời điểm đó, một số luật sư nhân quyền và nhà nghiên cứu đã thu thập được nhiều bằng chứng cho thấy, ĐCSTQ thực sự đang giết hại tù nhân lương tâm để cung cấp nội tạng cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng đang bùng nổ của họ, và mục tiêu chính là các học viên Pháp Luân Công.

Sau khi viết hai bài báo về những tranh cãi xung quanh hoạt động cấy ghép tạng ở Trung Quốc, liên quan đến vấn đề cưỡng bức thu hoạch nội tạng, bà Tatlow muốn điều tra sâu hơn về vấn đề này, nhưng bà cho biết đã bị các biên tập viên cản trở.

Một người phụ nữ đi ngang qua tòa nhà của New York Times tại thành phố New York vào ngày 31/08/2021. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)
Một người phụ nữ đi ngang qua tòa nhà của New York Times tại thành phố New York vào ngày 31/08/2021. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)

Ấn tượng của tôi là New York Times, nơi tôi đang làm việc vào thời điểm đó, không hài lòng khi tôi theo đuổi những câu chuyện về lạm dụng cấy ghép nội tạng. Sau khi ban đầu chấp nhận những nỗ lực của tôi, họ đã khiến tôi không thể tiếp tục" - bà nói trong lời khai vào năm 2019 trước China Tribunal (một ủy ban gồm các luật sư, chuyên gia về nhân quyền và nhà phẫu thuật chuyên về ghép tạng, điều tra độc lập về các cáo buộc nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng).

Tòa án kết luận vào tháng 6 năm 2019 rằng "cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã được thực hiện trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc với quy mô đáng kể và các học viên Pháp Luân Công là một - và có thể là nguồn cung cấp nội tạng chính."

Phán quyết cuối cùng của hội đồng đã thúc đẩy hàng loạt báo cáo tường thuật trên các phương tiện truyền thông như The Guardian, Reuters, Sky News, New York Post và hàng chục tờ báo khác.

"Tuy nhiên, New York Times lại im lặng" - FDIC lưu ý.

Biểu đồ cho thấy tỷ lệ các bài viết về Pháp Luân Công có giọng điệu không chính xác hoặc tiêu cực của The New York Times. Chú thích: Phần màu đỏ — Không chính xác/Tiêu cực, Phần màu xanh dương — Trung lập/Tích cực, Phần màu xám — Không đưa tin. (Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp)
Biểu đồ tỷ lệ các bài viết về Pháp Luân Công có giọng điệu xuyên tạc hoặc tiêu cực của The New York Times. (Màu đỏ - Không chính xác/Tiêu cực, Màu xanh dương - Trung lập/Tích cực, Màu xám - Không đưa tin. (Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp)

Thù địch

Báo cáo cho biết trong những năm gần đây, cách đưa tin về Pháp Luân Công của tờ báo này đã trở nên “công khai thù địch”.

Năm 2020, lợi dụng làn sóng chống phân biệt chủng tộc vào thời điểm đó, tờ báo đã đưa ra cáo buộc rằng, Pháp Luân Công cấm kết hôn khác chủng tộc - một điều hoàn toàn sai sự thật, vì hôn nhân khác chủng tộc là phổ biến giữa các học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo cho biết các bài báo cũng mô tả Pháp Luân Công là "bí mật," "cực đoan" và "nguy hiểm", mà không hề bận tâm chứng minh những cáo buộc đó.

Mặt khác, sự tàn bạo của cuộc đàn áp lại bị xem nhẹ thành những cáo buộc đơn thuần. Nỗ lực chống bức hại của Pháp Luân Công được mô tả như một "chiến dịch PR."

Một bài báo năm 2020 đã lướt qua hàng thập kỷ đàn áp đẫm máu chỉ bằng một câu: "Nhóm này cáo buộc ĐCSTQ tra tấn các học viên Pháp Luân Công và thu hoạch nội tạng của những người bị hành quyết."

FDIC cho biết, cuộc đàn áp thực sự đã được ghi nhận rộng rãi, bao gồm trong hàng chục báo cáo của Liên Hợp Quốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Tổ chức Ân xá Quốc tế và Freedom House.

Dân biểu Zachary Nunn (Cộng Hòa-Iowa) nói trong một phiên điều trần về hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước Ủy ban Điều hành của Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc tại Hoa Thịnh Đốn, hôm 20/03/2024. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)
Dân biểu Zachary Nunn (Đảng Cộng hoà-Iowa) phát biểu tại phiên điều trần về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ trước Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc ở Washington vào ngày 20 tháng 3 năm 2024. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)

The Epoch Times được biết rằng, The New York Times hiện đang thực hiện một bài báo đình đám nhằm công kích Shen Yun Performing Arts, một công ty âm nhạc và vũ đạo cổ điển Trung Quốc được thành lập bởi các học viên Pháp Luân Công.

Shen Yun từ lâu đã trở thành cái gai trong mắt Bắc Kinh, khi mô tả cuộc đàn áp Pháp Luân Công trong một số tiết mục múa, và công khai tuyên bố các chương trình của họ thể hiện "Trung Quốc trước thời chủ nghĩa cộng sản".

Ông Lưu Bình (Larry Liu), Phó giám đốc FDIC, bình luận rằng một bài báo tiêu cực của New York Times về công ty “có thể sẽ biến giấc mơ của ĐCSTQ thành hiện thực”.

Sự tương phản

Báo cáo của FDIC chỉ ra sự đối lập rõ rệt giữa cách New York Times đưa tin về Pháp Luân Công so với các vấn đề vi phạm nhân quyền khác ở Trung Quốc.

Từ năm 2009 và 2023, tờ báo này đã đăng hơn 200 bài báo về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ, hơn 300 bài về Tây Tạng và 17 bài về Pháp Luân Công.

Chất lượng đưa tin cũng khác biệt đáng kể. Về vấn đề người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, New York Times đã báo cáo chi tiết về các phương thức đàn áp, điều kiện trong các trại giam, và câu chuyện của từng nạn nhân. Mức độ đưa tin được nhấn mạnh bởi hàng chục bài xã luận hoặc bài bình luận.

Trong cùng khoảng thời gian đó, The New York Times không đăng bất kỳ bài xã luận, bình luận, hoặc bài chuyên mục nào - thậm chí cả thư gửi tòa soạn - về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

FDIC lưu ý: "Điều này không phải do không có hồ sơ nào được gửi đến toà soạn."

Báo cáo cho biết, những câu chuyện về người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ "xứng đáng được đưa tin và thu hút sự chú ý của quốc tế, đồng thời cũng mang lại rủi ro cho các phóng viên và nguồn tin của Times."

"Theo góc nhìn này, sự tương phản với cách đưa tin về Pháp Luân Công của New York Times là rất rõ ràng. Ngay cả khi tờ báo này đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, họ thường thiếu tập trung vào từng cá nhân, và thiếu tính nhân đạo như đối với các trường hợp trên (người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng)."

Người phát ngôn của New York Times, Maria Case, gọi kết luận của báo cáo là "hoàn toàn sai sự thật".

Bà Case nói qua thư điện tử: "Chúng tôi đã đưa tin rộng rãi và độc lập về phong trào Pháp Luân Công trong hơn hai thập kỷ, bao gồm cả việc tiết lộ các hành vi lạm dụng trong các trại lao động Trung Quốc, đưa tin về cuộc tranh luận xung quanh vấn đề hiến tạng cưỡng bức ở Trung Quốc và kiểm tra ảnh hưởng toàn cầu đang mở rộng của nó, đặc biệt là ở các phương tiện truyền thông và chính trị Mỹ".

FDIC không đồng tình với cách mô tả như vậy.

Giám đốc điều hành của FDIC, ông Levi Browde cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi đã phân tích cẩn thận và kỹ lưỡng cách đưa tin của New York Times, phát hiện việc sử dụng liên tục các nhãn mác sai lệch và xúc phạm, bôi nhọ hình ảnh của môn tập và những học viên. Bên cạnh đó, còn có những lỗ hổng nghiêm trọng trong việc đưa tin, đặc biệt là trong thập kỷ qua. Đó mới là thực tế về cách tờ báo đưa tin về Pháp Luân Công, hoàn toàn khác xa với gì bà Maria Case mô tả là 'rộng rãi'."

Chú thích: Trục tung bên trái — Số lượng bài báo, Trục tung bên phải — Số trường hợp tử vong, Đường màu đen — Bài báo của New York Times, Đường màu đỏ — Số trường hợp tử vong được ghi nhận. (Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp)
So sánh số bài viết của tờ New York Times về Pháp Luân Công với số lượng các học viên Pháp Luân Công bị tử vong do cuộc đàn áp ở Trung Quốc, theo báo cáo của FDIC. Chú thích: Cột trái: Số lượng bài báo, cột phải: Số trường hợp tử vong, Đường màu đen: Bài báo của New York Times, Đường màu đỏ: Số trường hợp tử vong được ghi nhận. (Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp)

'Ra vẻ đạo đức'

Bất chấp những thất bại liên tiếp, New York Times đã nỗ lực đáng kể để mở rộng sự hiện diện của mình ở Trung Quốc và thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

Năm 2001, Chủ tịch lúc bấy giờ của New York Times là ông Arthur Sulzberger Jr., đã dẫn đầu một phái đoàn gồm các nhà báo và biên tập viên của tờ báo đến Bắc Kinh, nơi họ đàm phán với ĐCSTQ để gỡ bỏ lệnh chặn truy cập website của tờ báo này ở Trung Quốc. Vài ngày sau khi tờ báo đăng tải bài phỏng vấn ca ngợi lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân, trang web của họ đã được bỏ chặn.

Theo Washington Post đưa tin, chính Giang Trạch Dân là người đích thân phát động chiến dịch "diệt trừ" Pháp Luân Công, đi ngược lại nguyện vọng của các quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ.

Trang web của New York Times vẫn không bị chặn cho đến năm 2012, khi tờ báo khiến chế độ Trung Quốc tức giận vì đăng bài báo về gia sản giàu có của gia đình Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Ôn Gia Bảo.

Bất chấp việc thắt chặt các quy định về truyền thông dưới thời lãnh đạo ĐCSTQ hiện tại Tập Cận Bình, tờ báo vẫn duy trì văn phòng ở Bắc Kinh và Thượng Hải.

Theo ông Trevor Loudon, một chuyên gia về chế độ cộng sản, từ góc độ lợi ích thiết thân của tờ báo ở Trung Quốc, việc chỉ trích vi phạm nhân quyền ở những nơi xa xôi như Tây Tạng hay Tân Cương có thể được coi là tương đối "an toàn".

Biểu đồ về số lượng bài bình luận về Pháp Luân Công so với số lượng bài viết về người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ trên New York Times từ năm 2009 đến năm 2023. Chú thích: Trục tung — Số lượng bài báo, Trục hoành — Các cột về các nhóm Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng. (Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp)
Biểu đồ về số lượng bài bình luận về Pháp Luân Công so với số lượng bài viết về người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ trên New York Times từ năm 2009 đến năm 2023. Chú thích: Trục tung — Số lượng bài báo, Trục hoành — Các cột về các nhóm Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng. (Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp)

Ông nói: "Nghe có vẻ đạo đức - 'Hãy xem chúng tôi bảo vệ nhân quyền!' Nhưng họ sẽ không bao giờ làm điều đó với Pháp Luân Công vì điều đó sẽ thực sự xúc phạm đến ĐCSTQ. ĐCSTQ sẽ nổi giận vì điều đó."

Ông Loudon cho biết, trong khi việc vạch trần những lạm dụng đối với người Tây Tạng hoặc người Duy Ngô Nhĩ có thể gây ra phẫn nộ ở nước ngoài, thì nó lại gây ra ít bất ổn trong nước (Trung Quốc), vì các dân tộc thiểu số này có ảnh hưởng hạn chế ở trung tâm của Trung Quốc.

Ngược lại, Pháp Luân Công thì "có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc", khiến nó gây chú ý ngay lập tức, ông nói.

"Người Trung Quốc sẽ không theo đạo Hồi vào ngày mai. Người Trung Quốc sẽ không theo Phật giáo Tây Tạng. Nhưng hàng triệu người Trung Quốc có thiện cảm với Pháp Luân Công."

Ngoài ra, ĐCSTQ cũng dễ dàng sử dụng tuyên truyền chống lại các dân tộc thiểu số hơn, vì có thể gán cho họ những nhãn mác có tính chính trị rõ ràng. Trong trường hợp của người Tây Tạng, đó là "những kẻ ly khai", trong khi người Duy Ngô Nhĩ bị mô tả là "những kẻ khủng bố".

Tuy nhiên, các học viên Pháp Luân Công hầu hết là người Trung Quốc bình thường, phân tán khắp các tầng lớp xã hội. Yêu cầu chính trị duy nhất của họ là chế độ này ngừng đàn áp, ông Loudon lưu ý.

Một viên công an Trung Quốc tiến đến gần một học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh khi anh cầm tấm biểu ngữ có các Hán tự “chân, thiện, nhẫn,” những nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của Minghui.org)
Một cảnh sát Trung Quốc tiến đến gần một học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh khi người học viên đang cầm biểu ngữ ghi các chữ Hán của "Chân-Thiện-Nhẫn" - những nguyên tắc cốt lõi của Pháp Luân Công. (Được phép của Minghui.org)

"Người Trung Quốc không thể nói rằng Pháp Luân Công là những kẻ ly khai; không thể nói họ là khủng bố, và thực sự không thể nói họ là phe phái chính trị. Tất cả những gì người ta có thể nói là họ 'kỳ quặc' hoặc 'điên rồ'."

Ông Trevor Loudon cho biết, nếu New York Times đưa tin rộng rãi về Pháp Luân Công theo cách nhân văn, nó sẽ trực tiếp tấn công bức tường tuyên truyền của ĐCSTQ. Và điều đó, theo ông, sẽ thách thức tính chính danh của chế độ này trong lĩnh vực văn hóa.

"ĐCSTQ tự nhận là người kế thừa văn hóa Trung Quốc. Pháp Luân Công là đối thủ của họ và đưa ra một tầm nhìn rất khác biệt" - ông nói.

"Mặc dù Pháp Luân Công không mang tính chính trị, nhưng họ có một tầm nhìn rất rõ ràng về bản chất của văn hóa Trung Quốc thực sự, chứ không phải phiên bản giả mạo mà ĐCSTQ thích quảng bá."

‘Chuyện gì xảy ra nếu...’

Báo cáo của FDIC kết thúc bằng việc đặt ra một số câu hỏi.

"Điều gì sẽ xảy ra nếu New York Times tiếp tục kể câu chuyện về Pháp Luân Công với thế giới một cách trung thực, đầy đủ và cảm thông, giống như cách họ làm với người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng, ngay cả khi các cáo buộc về tội ác gia tăng, và bất chấp ảnh hưởng ngày càng tăng của ĐCSTQ trên thế giới?"

"Bao nhiêu gia đình Trung Quốc có thể đã không bị chia cắt? Bao nhiêu học viên Pháp Luân Công có thể vẫn còn sống?"

Báo cáo đi xa hơn, đặt ra giả thuyết, nếu The New York Times, với tầm ảnh hưởng riêng biệt trong việc "thiết lập chương trình nghị sự", đưa tin về vấn đề Pháp Luân Công "một cách toàn diện", liệu điều đó có thúc đẩy những hành động quốc tế dứt khoát hơn "để chống lại những hành vi ngược đãi phi nhân này và kiềm chế sự tàn bạo thái quá của ĐCSTQ"?

"Liệu các công ty và nhà hoạch định chính sách nước ngoài có sớm nhận thức hơn về những rủi ro khi kinh doanh với ĐCSTQ không?" - báo cáo đặt câu hỏi.

Tác giả: Petr Svab
Nguồn: The Epoch Times
Quế Thư biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Báo cáo: Cách đưa tin 'bóp méo' của New York Times có thể gây ra tổn thất về nhân mạng