Con tàu kinh tế Trung Quốc đang chao đảo, điểm đến cuối cùng của nó là gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đâu sẽ là điểm đến của con tàu kinh tế Trung Quốc vốn đang chao đảo? Đó có thể là một thập kỷ mất mát giống như Nhật, hoặc có thể là giai đoạn khủng hoảng thời Mao…

Với việc đầu tư nước ngoài rút khỏi Trung Quốc và hàng loạt đợt phong tỏa trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, dẫn đến tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Doanh số bán nhà bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến sự giai đoạn kết thúc của kế hoạch Ponzi của các nhà phát triển.

Điều đó nói lên rằng chuỗi tăng cường đầu tư lặp đi lặp lại của các nhà phát triển bằng cách tái chế tiền mặt từ việc bán nhà đã bị phá vỡ. Khi vòng lặp thất bại, các nhà phát triển cũng không trả được nợ, gây ra hàng loạt vụ vỡ nợ. Khó khăn truyền sang các khu vực khác; bị ảnh hưởng đầu tiên là quỹ tín thác, nhưng các lĩnh vực tài chính khác sớm hay muộn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Hậu quả trước mắt của vấn đề này là Trung Quốc đang đi theo con đường hướng đến thập kỷ mất mát của Nhật, với tình trạng giảm đòn bẩy nợ kéo dài đi kèm với trì trệ và giảm phát.

Nhưng đây không phải là kết thúc của câu chuyện. Thập kỷ mất mát của Nhật Bản là một kết cục với sự điều phối cẩn thận, trong đó tất cả các quá trình tháo gỡ và giảm đòn bẩy đều được thực hiện một cách có trật tự. Nếu việc giảm đòn bẩy được thực hiện quá nhiều hoặc quá nhanh thì trật tự đó sẽ không được đảm bảo. Cho dù nó có trật tự như thế nào đi nữa, thì tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra với một phần đáng kể của khu vực tư nhân, cuối cùng trở thành tình trạng mất khả năng thanh toán quốc gia.

Khi Trung Quốc bị Đảng Quốc dân Đảng cai trị trong thời chiến, cuộc suy thoái toàn cầu vào đầu những năm 1930 và tình trạng tham nhũng trong thể chế của chính phủ đã dẫn đến dòng vốn chảy ra nước ngoài dai dẳng và suy thoái trong nhiều năm.

Một cách tự nhiên, chính phủ có xu hướng tài trợ cho những khoản thâm hụt bằng cách in tiền - tạo ra thứ gì đó từ con số không. Kết thúc câu chuyện là rất quen thuộc: ý định tiền tệ hóa các khoản nợ dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm và siêu lạm phát.

Khi bắt đầu giai đoạn khủng hoảng năm đó, Trung Quốc đã trải qua tình trạng giảm phát từ năm 1932 đến năm 1934. Tuy nhiên, việc mở rộng tiền tệ không dừng lại trong suốt thời kỳ đó. Sau thời kỳ suy thoái, khi nền kinh tế phục hồi, thâm hụt ngân sách không được cải thiện mà thậm chí còn trầm trọng hơn. Việc mở rộng tiền tệ song hành với tốc độ cấp số nhân, cho thấy chi tiêu của chính phủ và việc in tiền không được kiểm soát. Kết quả là đồng tiền mất giá theo cách tương tự và siêu lạm phát bắt đầu sau một vài năm. Cuối cùng, chế độ sụp đổ vào năm 1948.

Trung Quốc sẽ đi theo con đường nào, con đường Nhật Bản hay Quốc Dân Đảng? Nó còn tuỳ, đặc biệt phụ thuộc vào việc có nội chiến hay không. Một cuộc nội chiến có thể khiến các chế độ kinh tế và chính trị sụp đổ. Nếu chế độ độc tài hiện tại đủ mạnh để đàn áp mọi cuộc cách mạng nhằm tránh nội chiến, thì việc “xóa nợ theo mệnh lệnh” vẫn có thể sẽ khác với kết quả của Nhật Bản do GDP bình quân đầu người thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao của Trung Quốc. Thay vào đó, có thể xảy ra một nạn đói lớn như vào thời Mao hay ở Bắc Triều Tiên.

Đây không phải là một sự cường điệu. Lỗ đen nợ tồn đọng có quy mô khổng lồ. Khi các quỹ tài sản hoặc thậm chí ngân hàng gánh chịu tổn thất đáng kể, quá trình giảm đòn bẩy sẽ làm bốc hơi một lượng lớn tài sản, gây ra tình trạng phá sản trên diện rộng, bao gồm cả các tỷ phú và tầng lớp trung lưu. Cuối cùng, không còn cách nào khác ngoài việc xóa hầu hết các khoản nợ, điều đó có nghĩa là lượng tài sản bốc hơi tương đương sẽ có ảnh hưởng tới những người khác. Điều này sẽ phá hủy hầu hết các thị trường của Trung Quốc và đưa Trung Quốc trở lại thời năm 1950 - 1960.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch

Tác giả Law Ka-Chung là nhà bình luận về kinh tế vĩ mô và thị trường toàn cầu. Ông đã viết cho nhiều tờ báo và tạp chí; nói chuyện trên nhiều kênh truyền hình, đài phát thanh và cả trực tuyến tại Hong Kong về các vấn đề thị trường kể từ năm 2005. Các chủ đề của ông rất đa dạng: từ kinh tế vĩ mô đến triển vọng thị trường đối với chứng khoán, tiền tệ, tỷ giá, lợi tức và hàng hóa ở Mỹ, châu Âu và châu Á. Ông Ka-chung có bằng Tiến sĩ Kinh tế, Thạc sĩ Toán học và Thạc sĩ Vật lý thiên văn. Email: [email protected]



BÀI CHỌN LỌC

Con tàu kinh tế Trung Quốc đang chao đảo, điểm đến cuối cùng của nó là gì?