Đại đa số hiểu sai câu nói của người xưa "Đàn bà vô tài chính là đức"

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nói đến câu “Đàn ba vô tài chính là có đức”, con người ngày nay thường cho rằng đây là câu nói tiêu biểu phân biệt đối xử với phụ nữ thời xưa. Thực ra đây là một sự hiểu lầm rất lớn.

“Đàn bà vô tài chính là có đức” xuất phát từ tuyển tập thành ngữ “An đắc trưởng giả ngôn” do học giả Trần Kế Nho thời nhà Minh biên soạn, nguyên câu là: “Đàn ông có đức chính là tài, đàn bà vô tài chính là đức”. Đây không phải câu nói do chính Trần Kế Nho nói ra, chỉ là được ông đưa vào trong sách, là một câu nói của bậc “trưởng lão”. Vì vậy, nó có thể có nguồn gốc xa xưa, có liên quan tới quan niệm về tài năng và đức độ trong văn hóa truyền thống Á Đông.

Hàm nghĩa câu "Đàn ông có đức chính là tài"

Trong sách “Chu Dịch” có câu: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức; địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật”. Đối ứng của “Thiên” là “can”, “cương”, “dương”, “nam”.

Vận động của Thiên (trời) kiên cường, mạnh mẽ, tương ứng với điều này, bậc quân tử nên hành động giống như trời, nỗ lực cầu tiến, kiên trì và bền bỉ, vươn lên mạnh mẽ, không ngừng nghỉ. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng đàn ông là người chủ ở bên ngoài và cần có khả năng đối phó với các vấn đề.

Thế thì “đàn ông có đức chính là tài”, nghĩa là tài cán đương nhiên là quan trọng, nhưng đức hạnh còn quan trọng hơn, quan trọng như thế nào? Có đức là có tài. Điều này thực ra khá đúng, nếu người đàn ông chỉ có tài mà không có đức thì làm đủ mọi việc xấu, vậy còn không bằng là không có tài. Nếu một người đàn ông không có tài năng gì nhưng có đức, thực ra cũng chính là làm việc chậm một chút nhưng đúng hướng, một thời gian sau mọi việc sẽ hanh thông, chí ít sẽ không làm hại người khác. Vì vậy đạo đức mới là điều quan trọng nhất.

Hàm nghĩa câu "đàn bà vô tài chính là đức"

Với câu “đàn bà vô tài chính là đức”, nguyên nghĩa ban đầu của người xưa không phải như người đời sau diễn giải. Bởi vì trong cuốn “Chu Dịch” nói: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật”. Đối ứng của “Địa” (đất) là “khôn”, “âm”, “nhu”, “nữ”.

Câu này vẫn có ý khuyên phụ nữ lấy đức hạnh làm cốt lõi. Từ “vô” là một động từ, có nghĩa là “vốn có mà coi như không”, tức là “vốn là có tài nhưng trong tâm lại tự coi như là không”. Người phụ nữ làm chủ bên trong, cũng cần có tài năng, nếu không thì sao có thể giúp chồng, dạy con, quán xuyến việc gia đình?

Phụ nữ lấy đức hạnh làm cốt lõi. (Ảnh pixabay)

Rõ ràng mấy nghìn năm nay, việc giáo dục đức hạnh cho cả nam và nữ đã phổ biến khắp xã hội, đây cũng là nguyên nhân giữ cho xã hội xưa ở mức tiêu chuẩn đạo đức khá cao. Do đó, xem hàm nghĩa câu nói “nam có đức chính là tài, nữ vô tài chính là đức” xuất hiện thời cuối nhà Minh, nửa đầu câu nói nam cần lấy đức hạnh là chính, lấy tài là phụ, chứ không phải là không coi trọng tài năng. Còn nửa sau của câu là nói, nữ cũng cần lấy đức hạnh là chính, chớ vì có tài hoa mà bỏ qua đức hạnh, coi nhẹ phụ đức.

Người nào có tài hoa mà chẳng muốn thể hiện ra. Tài hoa được mọi người ngưỡng mộ, ca ngợi, cảm thấy vinh hạnh, vẻ vang, có danh tiếng, được mọi người coi trọng. Tuy nhiên, người có tu dưỡng tốt, đức hạnh tốt là người biết xem nhẹ hư vinh, coi nhẹ danh tiếng, có tài mà không hiển lộ nếu không phải thực sự cần thiết. Người như vậy rõ ràng là có đức hạnh lớn.

Ví dụ, bà Trình phu nhân, vợ của Tô Tuân, mẹ của Tô Thức và Tô Triệt, trong Bát Đại Gia tộc nhà Đường và nhà Tống, rất tài giỏi. Vì giúp chồng đèn sách, học tập thật tốt, bà đã tự kinh doanh cửa hàng, gánh vác trang trải mọi chi phí trong gia đình. Điều này cho thấy bà nhất định là người rất có năng lực. Tô Tuân thường xuyên đi du học xa nhà, tự bà đã hướng dẫn cho Tô Thức và Tô Triệt học bài. Bà đã giáo dục hai con trai rất tốt, vô cùng tài hoa. Đứng sau ba người họ Tô trong Bát Đại Gia của nhà Đường và nhà Tống, là một người phụ nữ như vậy.

Bà đã giáo dục hai con trai rất tốt, vô cùng tài hoa. (Tranh: Epoch Times)

Vì vậy ý ​​của câu này là người phụ nữ có thể có tài, nhưng đức của cô ấy không phải là để thể hiện tài năng của mình, đặc biệt là trước mặt chồng. Đức của người phụ nữ như đất rộng, thể hiện ở sự khiêm nhường, hiền hậu dịu dàng, dung nạp được vạn vật, trông giống như không có tài trông, là người phụ nữ muốn để chồng phải trổ tài, đó là phẩm hạnh của người phụ nữ.

Minh An
Tổng hợp từ SOH, NTDVN



BÀI CHỌN LỌC

Đại đa số hiểu sai câu nói của người xưa "Đàn bà vô tài chính là đức"