Đảo Quy Sơn - Thần bảo hộ Đài Loan, bị sụp báo hiệu điều gì? Làm sao tránh khỏi thảm họa tiếp theo?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có ý kiến cho rằng đảo Quy Sơn là Thần bảo hộ của Đài Loan, khi đầu rùa sụp xuống thì đó là lúc Đài Loan quay trở về Đại lục. Sự thực có đúng như vậy hay không?

Sáng ngày 3/4/2024, huyện Hoa Liên (Đài Loan) xảy ra trận động lớn 7,2 độ richter. Đến ngày 23/4/2024, Hoa Liên lại phải hứng chịu thêm trận động đất 6,3 độ richter, kéo theo hàng nghìn dư chấn suốt nhiều ngày sau đó. Cho đến nay người dân Đài Loan vẫn chưa hết bàng hoàng về trận địa chấn lịch sử này.

Mặc dù vậy, ngay từ đầu năm nay đã có một nhân sĩ cảnh báo rằng: Trận động đất lớn sẽ xảy ra vào tháng 3 Đinh Mão, tức từ ngày 5/3 đến ngày 4/4. Người đưa ra dự ngôn ấy không ai khác mà chính là nhà tiên tri Malaysia – Dato Anthony Cheng.

Mặc dù Dato Anthony Cheng luôn hy vọng dự ngôn sẽ không thành hiện thực, nhưng khi tính toán dựa trên Bát tự, ông thấy rằng sau thảm họa ở Hoa Liên vừa qua, Đài Loan vẫn còn phải đối mặt với trận động đất kinh hoàng hơn nữa, thời điểm là vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Trong video chính thức công bố vào đầu tháng 1 năm nay, ông Dato Anthony Cheng tiên đoán trận động đất lớn sẽ xảy ra vào tháng Đinh Mão, tức từ ngày 5/3 đến 4/4. Đến ngày 24/2 khi tổ chức cuộc họp dự báo ở Đài Bắc, ông Dato Anthony Cheng cho biết năng lượng địa chấn ở Đài Loan rất mạnh mẽ, mong mọi người đặc biệt lưu ý đến nguy cơ sẽ xảy ra đại địa chấn.

Dato Anthony Cheng nói rằng, ông dựa trên Bát tự của các trận địa chấn trong lịch sử, sau đó đối chiếu với Bát tự của năm 2024, nhờ đó mà nhiều lần nhìn thấy dấu hiệu động đất, đó cũng là cơ sở cho những phán đoán của ông. Vậy Bát tự của năm 2024 rốt cuộc nằm ở đâu, đã tiết lộ Thiên cơ gì về địa chấn?

Năng lượng Mộc

Ông Dato Anthony Cheng cho biết, động đất xảy ra thông thường đều là khi năng lượng Mộc rất mạnh, hay nói cách khác năng lượng “Mộc khắc Thổ” rất mạnh. Mộc khắc Thổ sẽ khiến đất đai bị lật mở, Địa Ngưu chuyển mình, từ đó xảy ra đại địa chấn.

(Ảnh chụp màn hình Youtube)
Giờ Ngày Tháng Năm
Thiên Can Mậu (+Thổ) Kỷ (-Thổ) Bính (+Hỏa) Giáp (+Mộc)
Địa Chi Thìn (+Thổ) Mão (-Mộc) Tí (+Thủy) Thân (+Kim)

Từ Thiên Can - Địa Chi mà xét, ba Địa Chi “Dần, Mão, Thìn” hợp lại sẽ tạo thành năng lượng Mộc mạnh nhất.

Từ thuộc tính của Ngũ hành mà xét, “Thìn vị vi Thổ”, năm nay là năm Giáp Thìn, cũng chính là năm Mộc Long, Giáp Mộc chế Thổ, khiến cho đất lật mở, hình thành năng lượng “đại Mộc”.

Lại xem bốn Thiên Can dưới đây, đặc biệt là Đinh và Nhâm, Đinh Nhâm hợp Mộc, hai Đinh hợp với Nhâm sẽ hình thành năng lượng Mộc vô cùng mạnh mẽ.

Dato Anthony Cheng phân tích về Thiên Can Địa Chi (Ảnh chụp màn hình Youtube)
Giờ Ngày Tháng Năm
Thiên Can Nhâm (+Thủy) Đinh (-Hỏa) Đinh (-Hỏa) Giáp (+Mộc)
Địa Chi Dần (+Mộc) Dậu (-Kim) Mão (-Mộc) Thìn (+Thổ)

Điều ấy cũng nói rằng, trong bát tự của năm 2024, cho dù là Thiên Can hay Địa Chi thì đều thể hiện ra năng lượng Mộc vô cùng cường đại. Đây chính là cơ sở cho các dự báo của Dato Anthony Cheng. Khi sử dụng cách tính trong cả Kinh Dịch và Kỳ Môn Độn Giáp, ông đều phát hiện thấy nguồn năng lượng tương tự, từ đó đã đưa ra dự ngôn như chúng ta đã biết.

Và điều đáng lưu ý là, sau đại địa chấn ngày 3/4 tại Hoa Liên, Dato Anthony Cheng tiên đoán Đài Loan vẫn sẽ xảy ra trận động đất mạnh hơn nữa, khoảng thời gian dự kiến là vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025.

Trong dự đoán lần này, Dato Anthony Cheng nhắc đến thắng cảnh nổi tiếng của Đài Loan là đảo Quy Sơn. Ông cho rằng hiện tượng đá ở phần đầu rùa bị sụp báo hiệu đây là trận động đất “khác với các trận địa chấn thông thường”.

Ông nói: “Tôi hy vọng mọi người sẽ bảo vệ thật tốt địa cầu, thực sự chúng ta cần phải làm thêm nhiều điều chính diện hơn nữa”.

Hai chữ “chính diện” ám chỉ điều gì? Điều gọi là chính diện là những việc làm phù hợp với Thiên ý, thuận theo Thiên ý mà hành động, đó chính là chính diện.

Thần Rùa thời thượng cổ

Vì sao Dato Anthony Cheng cho rằng một phần đầu rùa bị sụp báo hiệu địa chấn lần này khác với những trận động đất thông thường?

Đảo Quy Sơn nằm ở ngoài khơi huyện Nghi Lan, là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đài Loan. Người dân đương địa tin rằng Quy Sơn là hóa thân của Thần Rùa thời thượng cổ, là vị Thần bảo hộ cho Đài Loan.

Đảo Quy Sơn (Ảnh chụp màn hình Youtube)

Tương truyền, Đông Hải Long Vương sinh hạ được một nàng công chúa tên là Lan Dương, nàng cũng là người được Long Vương yêu thương nhất. Lan Dương công chúa đem lòng yêu Quy tướng quân, hai người bèn ước hẹn cùng nhau bỏ trốn. Long Vương biết chuyện liền sai quân truy đuổi. Công chúa bị áp giải lên bờ, hóa thân thành đồng bằng Lan Dương. Còn Quy tướng quân thì không may tử trận, hóa thành hòn đảo giữa biển, vĩnh viễn chia lìa người mình yêu dấu.

Một phần đảo có hình đầu rùa vọng nhìn về Thái Bình Dương, phần đuôi rùa hướng về phía Đài Loan, nằm cô độc ngoài khơi cách Nghi Lan 10 km về phía đông. Nhìn từ xa trông hòn đảo giống hệt như con rùa khổng lồ nổi trên biển rộng, vì thế mới có cái tên Quy Sơn, tức đảo Núi Rùa. Nếu đứng ở bất kỳ vị trí nào từ duyên hải Lan Dương bạn đều có thể nhìn thấy đảo, đây là địa điểm trọng yếu ở Nghi Lan.

Đảo Quy Sơn nhìn từ trên cao với ba phần đầu rùa, thân rùa, đuôi rùa (Ảnh chụp màn hình Youtube)

Đảo Quy Sơn không chỉ có hình dáng giống như một con rùa, mà đầu rùa, mai rùa và đuôi rùa… tất cả đều sống động, được người dân địa phương coi là “rùa sống”.

Vì sao nói như vậy?

Nếu đi từ Đài Bắc ra đảo bạn sẽ thấy đầu rùa Quy Sơn đang hướng về phía mình. Sau khi đến Nghi Lan rồi quay đầu lại nhìn, bạn lại thấy đầu rùa vẫn đang hướng về phía mình, dường như con rùa cũng biết lắc đầu chuyển hướng! Theo sự vận động của lớp vỏ trái đất, con rùa khổng lồ này vẫn đang chầm chậm di động giữa đại dương.

Lại nói, bãi đá sỏi dài 1 km tạo thành đuôi rùa cũng thường lắc lư sang trái và phải. Người dân địa phương kể rằng, vào mùa hè, gió biển thổi về bên nào thì đuôi rùa sẽ quay sang hướng ấy, lại tùy theo tiết khí mà lắc lư về phía nam hoặc bắc trông giống như Thần Rùa đang vẫy đuôi. Khi cơn bão ập đến, bãi đá sỏi lại tách thành hai phần, gọi là Thần Rùa đứt đuôi. Sau khi đuôi “đứt”, nếu có thể liền lại trong vòng một tuần thì bão sẽ không quay lại nữa. Có người dân từng đích thân đến hiện trường xem xét, quả nhiên thấy trong vòng một tuần đuôi lại được nối liền.

Lại nói, phần đầu rùa thường “thở” ra khí khiến nước biển nổi bọt, đồng thời phun ra dòng nước nóng màu trắng như sữa nổi bật giữa một vùng nước biển xanh. Đây chính là danh thắng nổi tiếng “biển sữa” ở Quy Sơn. Khi thuyền bè đến gần có thể ngửi thấy mùi lưu huỳnh, cảm nhận được nước biển khá nóng.

Theo phương pháp K-Ar (xác định niên đại bằng bằng đồng vị phóng xạ cho mẫu vật có hàm lượng kali lớn), các nhà địa chất cho rằng đảo Quy Sơn hình thành do núi lửa phun trào dưới đáy biển cách nay từ 200.000 đến 20.000 năm. Còn theo cách giám định niên đại bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang thì phát hiện núi lửa đã hoạt động ít nhất bốn lần trong 7000 năm qua. Có thể nói, Quy Sơn là một trong những ngọn núi lửa sống và cũng là đảo núi lửa trẻ tuổi nhất Đài Loan.

Trước đó, trong trận động đất mạnh 6,4 độ richter ở Hoa Liên vào tháng 4/2015, một số người đã chụp được cảnh rùa đảo Quy Sơn bị ‘chặt đầu’. Các phóng viên đến hiện trường thì phát hiện đỉnh núi đá khuyết mất một góc, trên thực tế đầu rùa không bị cắt đứt mà chỉ chịu một vết thương.

Đầu rùa trên đảo Quy Sơn bị sụp đá (Ảnh chụp màn hình Youtube)

Theo báo cáo của Thông tấn xã Trung Ương, sau khi nhận được tin đầu rùa Quy Sơn lại đứt gãy lần nữa trong trận động đất 2024, Phòng Du lịch Đài Loan đã phái các nhân viên đi kiểm tra, đồng thời mời các ngư dân cùng hiệp trợ quan sát, cuối cùng kết luận: đầu rùa đảo Quy Sơn hoàn toàn không bị đứt gãy mà chỉ có một bộ phận đá sụp xuống mà thôi.

Hòn đảo linh thiêng

Mặc dù vậy, bên cạnh đó vẫn còn có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xảy ra trên đảo khiến núi rùa Quy Sơn trở thành huyền thoại của Đài Loan.

Vào năm Dân Quốc thứ 66 (năm 1977), do nhu cầu an ninh quốc phòng chính phủ Đài Loan đã thiết lập căn cứ quân sự trên đảo, yêu cầu toàn thể cư dân Quy Sơn phải di dời chỗ ở. Khi ấy có người đã cắt đuôi chim ác là (phần đuôi cong cong trên mái) của đền Mẫu Tổ - ngôi đền duy nhất nằm trên đảo.

(Ảnh chụp màn hình Youtube)

Cũng từ đó, những chuyện kỳ quái liên tiếp xảy ra. Ví dụ, khi một vị trưởng khu đi qua đền Mẫu Tổ, rất nhiều linh thể bẩn thỉu đã chạy ra ném đá và cát vào người ông. Lại có một sĩ quan bị sóng cuốn ra biển, ngoài ra còn có người không rõ vì lý do gì đã chết bất đắc kỳ tử.

Có ý kiến cho rằng, đuôi chim ác trên mái đền là con đường liên lạc với Thượng Thiên, vì con đường ấy bị cắt đứt nên những chuyện kỳ quái cũng xảy ra hết lần này đến lần khác.

(Ảnh chụp màn hình Youtube)

Ông Lâm Chính Nghĩa, chuyên gia về phong tục dân gian Đài Loan phát biểu: “Kỳ thực, đảo Quy Sơn là toàn bộ đầu rồng của huyện Nghi Lan, xét về mặt địa lý thì vị trí đầu rùa chính là trấn sơn thạch. Khi trấn sơn thạch sụp xuống thì nhất định sẽ có chuyện xảy ra”.

Bạn thử xem có xảo diệu hay không? Vào tháng 4 năm 2015 xuất hiện sự việc đá núi ở đầu rùa rơi xuống. Đến tháng 5 năm ấy, một nghị viên huyện Chương Hóa đến Quy Sơn ngắm cảnh và bất ngờ lên cơn đau tim. Có người nói đây chỉ là vấn đề sức khỏe cá nhân, nhưng cũng có người tin rằng đó là câu chuyện nhân quả, mang đến cho Quy Sơn thêm một lớp áo choàng tâm linh.

Ông Lâm Chính Nghĩa nói: “Núi rùa sụp thì dương khí sẽ đứt, nam nhân tạm thời không cách nào ngẩng đầu lên được”.

“Trời muốn biến thì đất sẽ biến đổi trước tiên, Quốc Dân đảng đã đến thời kỳ này thì quần long cũng không còn ở lại được nữa”.

Quả vậy, cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 đã xuất hiện sự đối đầu của hai nữ ứng viên: Một bên là bà Hồng Tú Trụ - ứng cử viên đại diện KMT (Quốc Dân đảng) và một bên là bà Thái Anh Văn, ứng cử viên DPP (đảng Dân Tiến). Cũng từ đó, phái nữ lên nắm quyền và liên lục lãnh đạo Đài Loan trong gần một thập kỷ.

Ở Nghi Lan có câu ngạn ngữ: “Lục nguyệt khán sơn đầu, mạn đông khán hải khẩu, Quy Sơn nhược đái mạo, đại vũ tựu lai đáo” (Tháng 6 nhìn đỉnh núi, cuối đông xem cửa biển, Quy Sơn nếu đội mũ thì mưa lớn đến ngay). Người dân địa phương tin rằng Quy Sơn là nhà dự báo khí tượng đích thực, chỉ cần quan sát đỉnh núi, hễ thấy mai rùa có mây thì Nghi Lan sẽ lập tức đổ mưa.

Đảo Quy Sơn (Ảnh chụp màn hình Youtube)

Tất nhiên, câu chuyện chúng tôi muốn chia sẻ không phải là khả năng dự báo thời tiết của hòn đảo, mà là cùng quý độc giả thảo luận về hiện tượng đá sụp trên đầu rùa Quy Sơn.

Thần Thú giành tự do

Có ý kiến cho rằng đảo Quy Sơn là Thần bảo hộ của Đài Loan, khi đầu rùa sụp xuống thì đó là lúc Đài Loan quay trở về Đại lục. Sự thực có đúng như vậy hay không?

Có một truyền thuyết kể rằng, năm xưa khi Trịnh Thành Công dẫn quân đi ngang qua nơi này, đột nhiên một con rùa cái rất lớn từ dưới biển nổi lên tấn công cả đoàn quân. Trịnh Thành Công giận dữ liền rút kiếm đâm khiến nó bị thương. Con rùa may mắn trốn thoát và hóa thành đảo Quy Sơn. Các nhà phong thủy nhìn nhận rằng, đảo Quy Sơn là nơi phong thủy bảo địa, nằm ở vị trí đắc địa gọi là “Quy Xà giữ hải khẩu”.

Chúng ta biết, chỉ những long mạch sống mới có thể tụ khí trở thành nơi phong thủy bảo địa. Vậy thế nào là long mạch sống? Là ở không gian cao tầng đối ứng với nơi ấy có Thần trấn thủ. Nếu quả thực Quy Sơn là hóa thân của Thần Rùa thời thượng cổ, thì hòn đảo ấy cũng là một linh thể sống, trên thân thể cũng xảy ra những biến hóa sinh động. Trong không gian ba chiều này của chúng ta, đảo Quy Sơn là một ngọn núi lửa đang hoạt động, nằm giữa sự vận động của các bản khối đại lục ở lớp vỏ trái đất.

Thử nghĩ xem, nếu một cơn đại địa chấn xảy ra trong tương lai khiến các vùng lục địa từ bờ biển Đông Hải và nội địa Trung Quốc trầm xuống, sáp nhập với bản khối Philippines và bản khối Thái Bình Dương, cuối cùng khiến bản khối Philippines và bản khối Thái Bình Dương dâng lên, hình thành một đại lục mới, thì khi ấy, có vẻ như Thần Rùa thời thượng cổ sẽ thoát ra khỏi nước biển và phơi mình trên đất cạn. Nếu vậy, liệu có phải Thần Rùa cần quay trở lại biển trước khi điều ấy xảy ra? Nếu quả thực như vậy, thì điều gọi là đầu rùa sụp xuống lại không hề đáng sợ như những gì người ta suy đoán.

Ngoài ra, nếu Quy Sơn là tướng quân của Đông Hải Long Vương, vậy linh hồn của Thần Rùa vẫn sẽ thuộc về long cung cai quản. Nếu ý Trời muốn bản khối đại lục Á Âu và bờ duyên hải Biển Đông trầm xuống, vậy tự nhiên long cung cũng sẽ phải di chuyển vị trí. Long cung hễ di dời, vậy chẳng phải các linh tướng cũng phải rời theo? Cho dù đảo Quy Sơn là Thần Rùa thời thượng cổ hay là con rùa lớn từng xúc phạm đến Trịnh Thành Công năm xưa, thì chẳng phải sẽ vì điều này mà được giải thoát giỏi sự giam cầm hàng ngàn năm qua, thoát khỏi phong ấn và được tự do đó sao? Nếu ý Trời muốn ban cho Đài Loan một tương lai tươi sáng, cho Đài Loan được ngự trên một đại lục mới sinh thành, vậy thì tôi tin rằng ở không gian cao tầng Sáng Thế Chủ cũng sẽ an bài để một vị Thần mới đến bảo hộ Đài Loan.

Dato Anthony Cheng từng nói rằng, năm 2024 là bắt đầu của Cửu Hỏa vận, hay “Cửu Tử ly Hỏa”. Cũng chính là nói, tương lai 20 năm nữa sẽ xảy ra rất nhiều biến đổi khó lường, mọi thứ đều thay đổi, vận mệnh không ai có thể thấy rõ ràng. Bởi vậy ông đề xướng “làm thêm nhiều điều chính diện hơn” “chúng ta nên tích lũy thêm nhiều phúc báo để tiêu trừ nghiệp chướng”, bởi vì hết thảy thiên tai đều là vì nhân họa và nghiệp lực của nhân loại mà ra.

Cũng có người đề xuất dân chúng Đài Loan nên mau mau di chuyển chỗ ở, tránh xa cơn đại địa chấn tiếp theo. Nhưng thiết nghĩ, thay vì lưu lạc khắp nơi thì chẳng thà thành tâm hướng thiện, tiêu trừ nghiệp chướng, cầu nguyện Sáng Thế Chủ ban ân và bảo hộ mới có thể được tiêu trừ thiên tai, vĩnh thế an bình.

Theo Lý Minh - Xinbuxinyouni
Minh Hạnh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Đảo Quy Sơn - Thần bảo hộ Đài Loan, bị sụp báo hiệu điều gì? Làm sao tránh khỏi thảm họa tiếp theo?