Đến khi già mới thấu hiểu phú quý trong cuộc sống đều có nhân quả

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có câu: "Nguyên nhân không hiển lộ, nhưng kết quả thì ai cũng biết”. Một việc khi đã kết thúc, mọi người đều hiểu rõ, thậm chí còn có thể phân tích rành mạch. Đây chính là lý do cho câu nói "Việc đã rồi, ai cũng làm được Khổng Minh".

Do đó, khi già cuộc đời đến giai đoạn định hình, ta có thể nhìn rõ con đường đã qua, đồng thời cũng có thể hiểu được những hiện tượng trong xã hội, tình cảm và mâu thuẫn trong gia đình.

Chúng ta thường tự an ủi mình bằng câu: “Sinh tử có mệnh, phú quý tại thiên”. Nhưng ít ai biết rằng, phú quý của một người là có nhân quả, rốt cuộc đều do chính mình tạo nên.

Thứ nhất, của cải khi về già là sự “tích lũy” khi còn trẻ

Nếu quan sát những người xung quanh, ta sẽ thấy có những người già không được nghỉ hưu, dù đã sáu mươi, bảy mươi tuổi vẫn phải đi làm; có người sống dựa vào con cái nhưng cũng có những người đã về hưu, sống một cuộc sống vô tư, thậm chí còn có tiền để giúp đỡ con cái khởi nghiệp làm giàu.

Vì sao lại nảy sinh vấn đề “người cùng tuổi nhưng số phận khác nhau”? Bề ngoài, là bởi vì cơ hội nhân sinh không đủ tốt, lúc còn trẻ, không đóng bảo hiểm xã hội. Nhưng nguyên nhân sâu xa là do bản thân không đủ cố gắng và không có kế hoạch cho tương lai.

Tiền của người già sau khi nghỉ hưu không phải tự nhiên mà có, nó cũng tuân theo quy luật "một ngày một đồng, mười ngày mười đồng".

Ảnh Pixabay

Mỗi tháng đều đặn đóng bảo hiểm xã hội, tiết kiệm một ít tiền từ cuộc sống. Kiên trì trong nhiều năm, vì vậy họ có được niềm vui khi nhận lương hưu.

Xã hội ngày nay, ai cũng có thể thông qua việc tích lũy, tiền lương hưu để lo cho tuổi già của mình. Tuy nhiên, nhiều người, khi còn trẻ lại không coi trọng điều này, đã bỏ lỡ cơ hội.

Thứ hai, gia đình hạnh phúc bắt nguồn từ việc giáo dục con cái

Người xưa có hai câu nói: “Cha nào con nấy, hổ phụ sinh hổ tử”. Đây là mối quan hệ nhân quả giữa cha mẹ và con cái. Nếu cha mẹ là những người không có chí tiến thủ, thì con cái khó đạt được những thành tựu vang dội.

Trong chương trình "Nửa giờ kinh tế", có một câu chuyện thế này: Ở huyện Khang Lạc, tỉnh Cam Túc, có một cụ già tên là Trương Khải Vinh, khi còn trẻ lái máy kéo, làm nhân viên chăn nuôi, cuộc sống rất sung túc.

Nhưng đời người vô thường. Con trai ông qua đời trong một tai nạn, để lại ba đứa cháu Ông Trương Khai Vinh, khi đã hơn sáu mươi tuổi, nén lại nỗi đau "người tóc bạc tiễn người tóc xanh", cố gắng hết sức cho các cháu đi học.

Ảnh Pixabay/Pexels

Kết quả là, nhà ông Trương Khải Vinh có ba sinh viên đại học, cuối đời ông có chỗ dựa, gia đình cũng có sự phát triển thịnh vượng.

Không ai là không có khó khăn, dù khó khăn đến đâu cũng phải sống tiếp. Đối với các gia đình, điều căn bản là phải giáo dục con cái thật tốt, người lớn tuổi dốc lòng dày công “chắp cánh” cho con cháu.

"Con cháu đầy đàn" thực sự không phải là tập trung một nhóm người lại chụp ảnh, mà là con cháu có thành tài, vì thế mà cuộc sống của người già luôn có hy vọng.

Thứ ba, sự hòa hợp giữa anh chị em dựa vào “lòng vị tha và sự thấu hiểu” của mỗi người

Khi gặp phải cha mẹ thiên vị, anh em từ nhỏ đã cảm nhận được "sự đối xử khác biệt", vì vậy mầm mống oán hận âm thầm nảy nở.

Khi cha mẹ già yếu, vì lý do nào đó đem của cải cho một đứa con, hoặc là chỉ đủ khả năng giúp một đứa con gây dựng sự nghiệp làm giàu, như vậy những đứa con khác sẽ có oán trách. Nhiều người già nói rằng con cái họ không hiếu thảo. Tuy nhiên, họ đã bao giờ suy ngẫm về những gì họ đã làm với con cái mình?

Đương nhiên, là con cái trưởng thành, nên có nhận thức của mình, học được lòng biết ơn cha mẹ. Nếu không phải như vậy, cũng sẽ bởi vì anh chị em phát triển không cân bằng, vay tiền, tụ họp... dẫn đến mâu thuẫn.

Ảnh Pixabay/Pexels

Tình anh chị em tốt, cần thái độ chí công vô tư, còn có hành động chủ động hòa giải. Khi ta già đi, anh chị em chính là người thân nhất, nếu không phải như vậy, thế giới tình cảm của người đó sẽ có một khoảng trống không thể bù đắp.

Thứ tư, người bạn đời đáng tin cậy cần nắm tay nhau vượt qua giông tố

Trong "Nhị khắc phách án kinh ngạc" có một câu chuyện thế này: Một cặp vợ chồng ở phủ Hồ Châu vì gia cảnh nghèo khó, không nộp được hai lạng "thuế quan" nên chồng bị bắt giam. Người vợ không biết làm sao, đành bán con lợn trong nhà. Éo le thay, người buôn lợn đưa cho hai lạng bạc giả.

Nghĩ đến chồng đang chịu khổ, bản thân lại bất lực, người vợ cảm thấy vô cùng hổ thẹn, ôm đứa con nhỏ tuổi định nhảy sông tự tử. May mắn được một thương nhân ở An Huy phát hiện, kịp thời tóm lấy cô và đưa cho cô hai lạng bạc.

Người xưa có câu: "Khuyên người đời làm việc thiện, đến đầu rốt cuộc là tự chu toàn". Hãy trân trọng người mình yêu thương, dù giông tố cũng đừng buông tay. Vì có tình yêu, ngày mai sẽ tốt đẹp hơn. Điều quý giá hơn là vợ chồng đồng lòng, người ngoài cũng sẽ yêu mến và giúp đỡ.

"Đừng mắng vợ lúc nửa đêm, một đêm chịu cảnh cô quạnh", trong cuộc sống, những người già cô đơn, có lẽ là do đã bạc đãi người yêu thương, đánh mất chân tình. Ngày hôm qua nhẫn tâm, hôm nay thất vọng đau khổ.

Ảnh Pexels

Chúng ta luôn nói "hiếu cảm động trời", trên thực tế, còn có thể "tình yêu cảm động trời". Khi già, người bạn đời chính là bảo mẫu tốt nhất, là người bạn đồng hành dịu dàng nhất.Đây là kết quả của sự trân trọng hết lòng.

Thứ năm, sức khỏe tốt là tài sản tích lũy từ thời trung niên

Nhiều người nghĩ rằng khi còn trẻ, họ có thể tiêu hao sức khỏe mà không cần lo lắng, vì sau khi nghỉ hưu, họ có thể tập luyện chăm chỉ để lấy lại sức khỏe. Nhưng thực tế, một khi một người thực sự bị bệnh, việc phục hồi sẽ vô cùng khó khăn.

Con người giống như một chiếc xe, nếu bộ phận nào bị hỏng thì có thể thay thế nhưng nhưng chỗ đã chữa sẽ không còn “hoàn hảo” như trước nữa. Một cơ thể tốt cần giảm bớt tình trạng “hao mòn” ở tuổi trung niên và tránh thay thế các bộ phận.

Sức khỏe là tài sản lớn nhất, lý do rất đơn giản. Nhưng làm thế nào để giữ được sức khỏe là chuyện phải làm từng bước một, thậm chí có thể nói phải mất cả đời mới làm được.

Tăng Quảng Hiền Văn có câu: "Nhờ gió thổi mà sống, không cần dùng nhiều sức”. Nếu có nền tảng sức khỏe tốt, chỉ cần tập luyện một chút là có thể trở thành một người già khỏe mạnh. Nếu như là một khối gỗ mục, càng dùng sức, càng dễ gãy.

Ảnh Pexels

Người xưa có câu: "Kiến tha lâu cũng đầy tổ, tích tiểu thành đại”. Sự giàu có trong cuộc đời mỗi người được tích lũy từng chút một. Nếu nỗ lực của một thế hệ chưa đủ thì nhiều thế hệ sẽ tiếp nối.

Tất nhiên, nếu đã hơn 60 tuổi mà vẫn chưa đạt được thành công, cũng đừng lo lắng, hãy cố gắng giúp đỡ thế hệ sau những gì có thể, học hỏi thêm điều mới, sử dụng trí tuệ, cuộc đời vẫn có khả năng thành công vang dội.

Nhà thơ Pushkin từng nói: "Nếu cuộc đời lừa dối bạn, đừng buồn, cũng đừng tức giận. Trong những ngày buồn khổ, hãy giữ bình tĩnh, gửi gắm hy vọng vào tương lai”.

Cuộc đời con người, đi một bước phải nhìn mười bước, đừng để những ngày tháng cay đắng ở lại phía sau.

Thời gian không chờ đợi ai, chúng ta hãy cùng nhau gieo mầm hạnh phúc.

Theo Vương Hoà - Aboluowang - Nguồn: Buyi Jushishi
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Đến khi già mới thấu hiểu phú quý trong cuộc sống đều có nhân quả