Giáo dục năng khiếu ở Mỹ: Coi trọng giá trị tồn tại của trẻ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoa Kỳ rất coi trọng việc giáo dục năng khiếu, bởi vì như vậy mới bồi dưỡng ra được nhân tài, sẽ có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ xã hội.

Vì vậy, họ đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết để thiết lập một môi trường giáo dục năng khiếu, và có rất nhiều công trình nghiên cứu, đến cuối cùng mới hoàn thiện một hệ thống. Cho nên những điều hôm nay mọi người nghe được, thì đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tài chính. Nếu có thể thực hành theo, thì sẽ nhận được rất nhiều lợi ích, và nâng cao rất nhiều năng lực trong cuộc sống.

Quy trình nói chung, đầu tiên là “tồn tại”, sau đó là quản lý cảm xúc, còn có giá trị tồn tại của bạn, vị trí của bạn là gì, đây là một khâu rất quan trọng.

Quản lý lớp học: Đĩa quay phục vụ

Chủ tịch một công ty lớn muốn bồi dưỡng một người kế thừa, ông có nên để con trai lên thẳng chức tổng giám đốc không? Hay để con trai bắt đầu từ chức thấp nhất, rồi từng bước từng bước thăng tiến?

Ví dụ, hiện tại có rất nhiều con cháu các đại gia, đa số những người này có vấn đề về nhân cách.

Tuy nhiên, trong giáo dục năng khiếu, cách quản lý lớp là ngay từ đầu chúng tôi sẽ ghi chép lại tất cả những việc lớn nhỏ trong lớp như, lau bảng đen, khẩu lệnh lên lớp tan học, chuyển vở bài tập về nhà cho thầy, cô giáo v.v. Những vụn vặt đều ghi trên hình tròn bên ngoài chiếc đĩa, và hình tròn bên trong chiếc đĩa viết tên của từng học sinh. Đĩa này có thể quay được, và mỗi ngày chúng ta sẽ quay một vòng, vì vậy mỗi ngày mỗi học sinh gặp các dạng việc khác nhau, bất kể việc lớn hay việc nhỏ, ai cũng phải làm và rèn luyện.

Trong nền giáo dục năng khiếu ở Mỹ, học sinh được dạy công việc không phân biệt địa vị xã hội, và mọi người đều là nhân viên phục vụ xã hội xứng đáng được tôn trọng. (Shutterstock)

Lớp chúng tôi không có cái gọi là lớp trưởng, ban học tập, và ban thể thao, mọi người đều luân phiên nhau làm việc và mọi người đều có cơ hội rèn luyện, bao gồm công việc quay chiếc đĩa. Điều này cũng thể hiện ra cái gọi cơ hội bình đẳng ở Mỹ, cũng không có sự cạnh tranh ác ý, và rất công bằng. Vì vậy, công việc là phục vụ cho người khác, đó là cả một quá trình học hỏi, mà không phải hôm nay đến lượt mình làm thì cảm thấy xui xẻo. Đây là một khái niệm hoàn toàn khác.

Trong quá trình đó, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn các em cảm nhận sự thay đổi của cơ thể, khi làm công việc giúp đỡ người khác, cơ thể các em sẽ cảm thấy rất vui vẻ, không mệt mỏi và chán ghét công việc, cũng không cảm thấy là mình chuyên bị thầy bắt làm những công việc này, bởi vì mọi người đều làm những công việc này. Cho nên, không có tâm lý coi thường người khác. Mọi người đều là một bánh răng nhỏ trong lớp, phân chia đảm nhận các việc khác nhau, thiếu đi một người sẽ không vận hành được.

Nhìn rộng ra bên ngoài, khi trưởng thành trong xã hội, trong công ty, bạn sẽ không có tâm lý cao quý bề trên, phân biệt sang hèn, làm mọi việc đều dùng tâm, tôn trọng mọi công việc.

Tai nạn máy bay thường vì một con ốc vít nhỏ

Để đưa ra một ví dụ thực tế, tôi từng huấn luyện một số công ty lớn, đặc biệt là một số công ty gặp khủng hoảng, tôi dạy họ làm thế nào để xử lý. Từng có một phi hành đoàn của một hãng hàng không bị tai nạn hàng không, tôi đã dành ra rất nhiều thời gian để điều tra, cũng huấn luyện cho họ một số thứ. Cuối cùng, tôi cho công ty họ một lời khuyên chân thành quan trọng: những tai họa lớn thường vì một khâu nhỏ, đã không được chú ý đến.

Một người khoá ốc vít nếu bị xem thường, một khi tâm không vui, sẽ khóa không chặt, đó chính là nguồn gốc của tai họa. Tất nhiên là họ biết khóa chặt, nhưng con người là có cảm xúc, có lẽ một hôm nào đó tâm trạng không tốt sẽ không khoá chắc. Nếu bạn hỏi kỹ nhóm đó, bạn sẽ thấy nhóm đó coi thường anh ấy.

Chẳng phải người đó đến công ty mới bị coi thường, mà là từ nhỏ ở gia đình và trường lớp, có thể thành tích biểu hiện không được tốt, hoặc là miệng lưỡi cay độc, không biết khôn khéo, rồi sau đó đời sống sinh hoạt càng đi xuống. Vì vậy giá trị và niềm tin của anh ấy liên tục bị tấn công, đến cuối cùng anh ấy thậm chí không còn nghĩ mình quan trọng. Vì vậy, anh ấy không cho rằng công việc khóa ốc vít lại rất quan trọng. Anh ấy bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hơn là dùng lý trí đi thực hiện công việc.

Mọi Người, Cảm Xúc, Ấn Tượng, Giống Cái, Đàn Bà, Người
Một người khoá ốc vít nếu bị xem thường, một khi tâm không vui, sẽ khóa không chặt, đó chính là nguồn gốc của tai họa. (Ảnh: Pixabay)

Cô giáo xúc động vì nhận được một nụ hôn

Làm thế nào để nhìn thật chi tiết quá trình trưởng thành của trẻ, các giai đoạn cần có, những thái độ và năng lực cần thể hiện, đó là một nền giáo dục rất cơ bản và quan trọng đối với cha mẹ và giáo viên.

Có một lần, con tôi và 1 em học sinh trong lớp phát sinh mâu thuẫn, vì cô đơn nên em thường hay đánh bạn, và em cũng đánh con tôi. Lúc đó tôi đã kèm cặp em rất nhiều sự việc, trong đó có 1 việc tôi bảo em hai ngày này lên lớp phải học thật chăm chỉ, và sau đó giao những nội dung đã học trên lớp đưa cho con trai tôi, vì hai ngày này con trai tôi không thể đến lớp. Tôi trao giá trị tồn tại cho em, đồng thời chứng minh một điều với cô giáo rằng: Trẻ có thể dạy dỗ được. Cô giáo cũng nói rằng, khi trẻ sẵn sàng học tập, đều rất muốn dạy trẻ.

Sau đó, tôi tiếp tục khuyến khích mẹ của em này ra ngoài nhiều hơn, ví dụ như có chương trình ngoại khóa thì đến làm tình nguyện viên. Trước đây, người mẹ này cự tuyệt tham gia các hoạt động của trường, vì bà biết con trai mình là người hay gây ra rắc rối khiến cô ấy cảm thấy rất xấu hổ. Tôi động viên cô ấy rằng, tôi sẽ ở bên cạnh giúp đỡ và bước cùng nhau. Ngoài ra, tôi cũng trao đổi với giáo viên và dạy họ một số mẹo nhỏ để quản lý lớp học được chu toàn hơn.

Đầu tiên, hãy gạt hình phạt sang một bên và thay vào đó sử dụng cách quan tâm. Trong đó có 1 mẹo là đặt một chiếc hộp ở cửa lớp, mỗi học sinh đặt thẻ tên của mình vào, sau đó các học sinh vào lớp sẽ bốc thăm thẻ tên, bốc trúng ai, thì hôm đó người đó phải quan tâm đến người ngồi đằng trước mình, như nhắc nhở uống nước, đi vệ sinh v.v. Mọi người đều chăm sóc người khác và đồng thời được người khác quan tâm lại.

Sau một thời gian, một ngày nọ, cô giáo gọi cho tôi và nói với tôi một cách hào hứng rằng: "Hôm nay, tôi phải nói cho bạn biết giá trị tồn tại của tôi là gì! Tôi đã đi dạy hơn 20 năm, và tôi là một người đã già, nhưng tôi chưa bao giờ được một học sinh đẹp trai như vậy hôn lên má".

Nguyên do là học sinh này đã thay đổi, sau khi tan học, học sinh đó trở lại lớp, hôn lên má cô giáo đang sửa bài tập, rồi vui vẻ chào tạm biệt cô giáo! Vì vậy, cô giáo cảm động đã gọi điện kể lại cho tôi nghe.

Khi bạn thấy một con người thực sự thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn, đó là một động lực rất lớn. Lần sau chúng tôi sẽ nói về cách giúp cho trẻ trong gia đình, và tìm ra giá trị tồn tại của trẻ.

Thuần Chân
Theo Epochtimes

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Giáo dục năng khiếu ở Mỹ: Coi trọng giá trị tồn tại của trẻ