Hai dự ngôn của ‘Xa đao nhân’ huyền bí

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự xuất hiện của xa đao nhân không chỉ xuất hiện ở thời kỳ này, mà từ thời cổ đã có. Họ đi lang thang trên đường phố, đưa cho người dân các loại dao làm bếp, kéo, liềm v.v., lưu lại một số dự ngôn tưởng chừng rất khó tin, đợi đến khi những dự ngôn này thành sự thật thì họ mới thu tiền dao, còn nếu dự ngôn không chuẩn xác thì họ không lấy tiền.

Thế nào gọi là “xa dao” (bán dao chịu)? Sau khi người mua xác định giá, cần cung cấp tên và địa chỉ, người bán sẽ đưa cho người mua một mảnh giấy có viết một dự ngôn của mình. Chỉ cần “dự ngôn” này trở thành hiện thực, thì người mua sẽ phải trả mức giá đã xác định trước đó. Kết quả, mọi người đều cảm thấy con dao này có giá cả phải chăng, chất lượng tốt, lại không cần trả tiền mặt ngay, thậm chí sau này có lẽ không cần phải trả tiền nếu dự ngôn không ứng nghiệm, nên một số người đã mua chịu.

Xa đao nhân thần bí

Nhìn lại năm Quang Tự thứ tư nhà Thanh (năm 1878), vào tháng 7 năm đó xuất hiện thông tin về một xa đao nhân. Bài báo nói vào năm Hàm Phong Tân Dậu, tức là vào năm 1861, có một người ngoại tỉnh đến tỉnh Chiết Giang, ông ta mang theo dao trên thuyền, mỗi lần đến một nơi sầm uất, ông ta lại đem dao ra bán, nhưng chỉ ghi sổ chứ không lập tức thu tiền, nói rằng khi nào giá gạo xuống 18 xu 1 thăng thì mới quay lại lấy tiền.

Khi đó, mọi người đều nghĩ đó chỉ là trò đùa, họ xác định chắc chắn rằng xa đao nhân kia sẽ không thu được tiền, vì giá gạo lúc đó đã là 80 xu một thăng, làm thế nào giảm xuống 18 xu được.

Tuy nhiên, trước sự ngạc nhiên của mọi người, khi những cải cách được thực hiện vào những năm Quang Tự, triều đình đã thực sự hạ giá ngũ cốc xuống chỉ còn 18 xu một thăng. Lúc này, những người trước đây đã mua dao bắt đầu bàn tán xôn xao, nói rằng vị xa đao nhân này thật sự rất thần kỳ! Nhưng vị đó đã đi đâu không rõ.

Xa đao nhân mỗi lần xuất hiện thường mang đến một dự ngôn, và những dự ngôn này thường là đều ứng nghiệm. Vì vậy, họ giống nhà tiên tri hơn là người bán hàng bôn ba tứ xứ. Một số người còn cho rằng họ chính là truyền nhân của Quỷ Cốc Tử.

lũ lụt ở Hà Nam lần này đã ứng nghiệm lời sấm ngữ mà người báo dao chịu để lại vào năm ngoái.
Phương thức giao dịch của họ rất đặc biệt, không phải là giao dịch bán dao tiền ngay thóc thật. (Nguồn ảnh: ESSA AHMED/AFP via Getty Images)

Dự ngôn của xa đao nhân đang ứng nghiệm

Những năm gần đây, xa đao nhân liên tục xuất hiện, điều mà mọi người quan tâm nhất là, trong thế giới hỗn loạn này, liệu dự ngôn của xa đao nhân có thành hiện thực hay không?

Nhớ lại dự ngôn của một vị xa đao nhân ở một làng ở Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc, mấy năm trước đã lưu lại như sau:

不肖之徒,盛乎梧林。Bất tiếu chi đồ, thịnh hồ Ngô Lâm.
白猴出世,黑鼠起禍。Bạch hầu xuất thế, hắc thử khởi họa.
夷畿素羽,竟墜羕泉。Di kỳ tố vũ, cánh trụy dạng tuyền.
問今天下,其言有宋。Vấn kim thiên hạ, kỳ ngôn hữu Tống.

Tạm dịch:

Đứa con bất hiếu, nổi lên Ngô Lâm
Khỉ trắng xuất thế, chuột đen khởi họa
Di kỳ lông trắng, rơi xuống suối vàng
Hỏi chuyện thiên hạ, nói là triều Tống

Trong bốn câu thơ 32 chữ trên, về biểu hiện liên quan đến nhân vật, địa điểm, thời gian, sự kiện và xu hướng chung tương lai của thiên hạ.

“Bất tiếu chi đồ, thành hồ Ngô Lâm”. “Bất tiếu” có hàm ý là con không bằng cha, không có tài năng, phẩm đức bất hảo. Ngô Lâm ở Tấn Giang, Phúc Kiến. Vậy kẻ “vô đạo” này nổi lên ở Phúc Kiến. (Ông Tập nổi lên ở Phúc Kiến)

“Bạch hầu xuất thế”, bạch hầu là khỉ trắng. Năm 1980 là năm Canh Thân, xét về Can chi Ngũ hành mà nói, chính là năm con khỉ trắng. “Xuất thế” có hàm ý là bắt đầu nổi danh, sự nghiệp thăng tiến, chính là nói con người này được sự che chở dưới bóng rợp của người thân thuộc trực hệ mà thăng tiến. Năm 1980 là năm mà vị này phát tích, nương nhờ cái bóng rợp của người cha, sự nghiệp của ông ta bắt đầu thuận buồm xuôi gió. (Ông Tập là con trai của Tập Trọng Huân - người từng là Phó thủ tướng Trung Quốc)

“Hắc thử khởi họa”, “hắc thử” là chuột đen. Chuột đen còn được gọi là chuột nhà, ý nói đến những thân tín, thuộc hạ được đề bạt bởi người nắm quyền. Họ là những người trong vòng tròn quyền lực, tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh quyền lực, họ khả năng sẽ trở thành hạt nhân của lực lượng phản động. Sự bất trung, phản bội của những người này đối với chủ nhân sẽ trở thành thứ châm ngòi cho sự trụy vong của “vương triều” sắc đỏ.

Cũng có một cách giải nghĩa khác, “hắc thử” - chuột đen, tức Bính Tý, năm 1996, là năm mà người này bắt đầu gây họa hại. (Năm 1996 ông Tập được thăng làm Phó Bí thư Phúc Kiến, quyền Chủ tịch Phúc Kiến)

“Di kỳ tố vũ” ẩn tàng một cái tên. “Tố vũ” là lông trắng, chính là “bạch vũ” (白羽), được kết hợp thành một ký tự, đó là chữ Tập (習). Chữ “Kỳ” (畿) trong kinh kỳ, có nghĩa là quốc đô, nơi thuộc quyền quản lý của đức vua; “Di” là một loại nông cụ để san bằng đất, cũng có nghĩa là san phẳng, bình định, đều liên quan đến chữ “Bình”. Do đó lời dự ngôn của xa đao nhân này được cho là xoay quanh nhân vật “Tập Bình”.

“Cánh trụy dạng tuyền” ám chỉ sự vô tình rơi xuống và tử vong bất ngờ của vị này. Điều này đồng điệu với một sự ngôn dân gian nổi tiếng khác – “Thiết bản đồ”! Bức tranh cuối cùng của “Thiết bản đồ” mô tả năm con chim, bốn con chim màu đen đầu tiên bay qua núi, nhưng con chim lông trắng cuối cùng đâm vào sườn núi và đổ máu, ở góc dưới bên trái của bức tranh có một dòng chữ: “Bạch vũ mao điểu đâm chết tại vách núi này”. “Bạch vũ” (白羽) hợp thành một chữ Tập (習). Vì con chim trắng thứ 5 đâm vào vách núi mà chết, sau đó không còn con chim nào nữa, do đó đây cũng là dự ngôn về sự kết thúc của chính quyền ĐCSTQ.

“Dạng” (羕) là hình dáng của dòng nước dài lay động; “tuyền” (泉) là dòng suối, cũng có nghĩa là “Hoàng tuyền - nơi con người sẽ sống sau khi chết”. Vì vậy, “cánh trụy dạng tuyền” chỉ ra, cuối cùng sẽ bị chết.

Còn có 1 câu chỉ xu hướng chung mà Trung Quốc tương lai sẽ bước tới. Xa đao nhân nói “Vấn kim thiên hạ, kỳ ngôn hữu Tống”. “Hữu Tống” là chỉ triều Tống, tương lai Trung Quốc sẽ có đại kiếp, giống như nhà Tống gặp phải đại nạn chính trị và hình thành thế cục chia cắt, và thay triều đổi đại.

Xa đao nhân “không có dự ngôn”

Sáng ngày 16/8/2023, một xa đao nhân bất ngờ xuất hiện tại một khu dân cư ở Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc rao to: Bán dao, kéo làm bếp, liềm, giá 55 tệ, ba năm sau mới thu tiền. Điều kỳ lạ là xa đao nhân này không hề để lại dự ngôn nào mà chỉ nói “ba năm nữa mới thu tiền”, hé lộ một chút huyền cơ.

Cảnh tượng tương tự cũng xảy ra ở Thừa Đức, Hà Bắc, Trung Quốc. Một xa đao nhân xuất hiện ở Thừa Đức vào ngày 17 tháng 10 năm 2023. Ông ăn mặc giản dị, trông rất chất phác lương thiện, khoe con dao làm bếp của mình với người xem. Chiếc loa nhỏ bên thân phát ra tiếng rao lặp đi lặp lại: “Bán dao kéo nhà bếp, ba năm mới thu tiền.”

Vậy sẽ có bao nhiêu đại sự bất ngờ sẽ phát sinh trong ba năm tiếp theo đây?

Thật trùng hợp, dự ngôn “Thiểm Tây thái bạch sơn Lưu Bá Ôn bi văn” của Lưu Bá Ôn, còn được gọi là “Cứu kiếp bi văn” cảnh báo: Chỉ có người thiện lương mới được bảo toàn tính mạng, coi chừng mọi người vẫn phải trải qua khó khăn, vượt qua được năm Thìn, Tỵ”.

Bia ký Lưu Bá Ôn núi Thái Bạch” đã dự ngôn chính xác thời gian dịch bệnh này
Bia ký Lưu Bá Ôn núi Thái Bạch” đã dự ngôn chính xác thời gian dịch bệnh này giáng xuống. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Can chi của năm 2024 lần lượt bước vào năm “Giáp Thìn”, tức là năm con Rồng. Đối ứng với tình hình hiện tại, kể từ năm Canh Tý 2020 tới nay, thiên tượng dị thường tại Trung Quốc xuất hiện càng ngày càng thường xuyên: Thời tiết cực đoan, thiên tai lũ lụt đồng loạt, tuyết rơi mùa hè, mưa đá mùa đông, sấm sét mùa đông, động đất liên hoàn; Nhân họa cũng càng ngày càng nghiêm trọng, kinh tế phong tỏa, chính trị bắt cóc, đầu tư nước ngoài tháo chạy, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, xuất khẩu sụt giảm, nhu cầu trong nước trì trệ, bùng nổ vỡ nợ tài chính, nợ chính phủ cao, giá cả tăng vọt, trăm ngành điêu đứng, dân số lão hóa, thậm chí còn tồi tệ hơn loạn tượng của những ngày thay triều đổi đại trong quá khứ.

Trong khi nhiều người trên thế giới nghĩ rằng dịch bệnh đã là chuyện dĩ vãng, thì tình hình hiện nay ở Trung Quốc vẫn rất nghiêm trọng, virus Covid-19 cướp đi sinh mạng người Trung Quốc ngày càng tăng mạnh, những người đột nhiên ngã gục xuống đường nhìn đã thành quen, những thi thể xếp hàng dài chờ đến lượt hỏa thiêu. Xa đao nhân nói “Sau ba năm mới thu tiền”, khả năng chính là một hình thức dự ngôn khác, phải chăng là tự hỏi làm sao con người vượt qua được hạo kiếp “năm Thìn, Tỵ”?

Xa đao nhân không nói rõ. Nhưng trong bia văn “Cứu kiếp bi văn” của Lưu Bá Ôn có thể tìm thấy đáp án: “Nhậm nhĩ kim cương thiết la hán, trừ phi thiện nãi băng bảo toàn!” (nghĩa là: cho dù là Kim Cương Thiết La Hán, chỉ có người thiện lương mới được bảo toàn tính mạng), nhắn nhủ mọi người hãy trở về con đường truyền thống hành thiện tích đức được phúc báo.

Phương Lam - theo Ngẫm radio



BÀI CHỌN LỌC

Hai dự ngôn của ‘Xa đao nhân’ huyền bí