Hiệp nữ - Thầy thuốc Đông y Ôn Tần Dung viết sách "Phòng khám Minh Huệ" truyền y lý

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thầy thuốc Đông y Ôn Tần Dung vô cùng đau buồn trước những căn bệnh mà y học ngày nay không biết nguồn gốc, nên đã xuất bản một cuốn sách để truyền đạt y lý.

Phòng khám Đông y cổ truyền Minh Huệ nằm trong một ngõ nhỏ ở quận Tây của thành phố Đài Trung, trông như một nhà trọ thông thường, với tấm biển hiệu không bắt mắt. Ôn Tần Dung, một thầy thuốc Đông y nhỏ nhắn với đôi mắt sáng dịu dàng, nói với thái độ bình dị khiêm tốn: “Khi tôi hành nghề y, giống như cứu người trong đại dương bao la, trong biển đục hay sương mù, giống như nấm linh chi, chỉ sau khi có sấm sét rền trời, trong tối tăm mà âm thầm phát triển. Linh chi quý giá là bởi nó được nuôi dưỡng bởi những cơn giông bão, và các thầy thuốc cũng vậy".

"Phòng khám Minh Huệ" thu thập các trường hợp lâm sàng

Một cuốn sách tham khảo tốt về chẩn đoán và điều trị

中医师温嫔容今年(2016)再度出版第三本著作《明慧诊间》。(博大出版社提供)
Thầy thuốc Ôn Tần Dung xuất bản cuốn sách thứ ba ‘Phòng khám Minh Huệ’ (Nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)

Với hơn mười năm (hiện nay là hơn 20 năm) kinh nghiệm lâm sàng trong nghề, năm 2013 thầy thuốc Ôn Tần Dung đã xuất bản cuốn sách “Ấn khai mở khiếu huyệt cơ thể - Công dụng kỳ diệu của các huyệt đạo”, năm sau đó là cuốn “Vỗ bàn khen tuyệt - Châm cứu Trung Hoa”, năm nay (2016) lại xuất bản cuốn sách thứ 3 (hiện nay đã xuất bản cuốn sách thứ 9) "Phòng khám Minh Huệ" .

“Phòng khám Minh Huệ” bao gồm năm phần: “Bệnh án Minh Huệ” thu thập 50 trường hợp lâm sàng, “Minh Huệ y thoại” trình bày về đại đạo dưỡng sinh và sinh mệnh quan, “Phòng tập Minh Huệ” cung cấp các bài tập thể dục tăng cường sức khỏe và chữa bệnh. Hướng dẫn tìm vị thuốc ngay trong bếp nhà mình trong phần "Nhà bếp Minh Huệ" , và "Nhà thuốc Minh Huệ" nơi bạn có thể tìm hiểu về những câu chuyện về dược liệu. Tình tiết trong sách bất ngờ như một cuốn tiểu thuyết võ hiệp, nhưng lại nhẹ nhàng như một áng văn xuôi khiến người ta sảng khoái.

"Tôi cảm nhận sâu sắc rằng, cuốn sách này là cuốn sách tham khảo thiết thực nhất để các thầy thuốc Đông y chẩn đoán bệnh, độc giả phổ thông có thể sử dụng nó như một cẩm nang chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Tôi khâm phục tâm hồn vị tha, mang hoài bão tuyên dương sự bác đại tinh thâm của Đông y cổ truyền của bà" - Ông Trần Mậu Tường - Giám đốc Phòng khám Đông y cổ truyền Tồn Đức, người đã tiếp xúc với Đông y cổ truyền trong 40 năm, hơn 30 năm hành nghề chữa bệnh bằng Đông y, đã viết như vậy trong lời tựa của cuốn sách này.

Ông Trương Duy Quân - Giám đốc Bệnh viện Đông y Tế Sinh, cũng viết lời tựa cho cuốn sách này: “Quá trình điều trị được ghi lại rất chi tiết, giống như một cuốn tiểu thuyết chương hồi. Đọc khiến người ta đắm chìm vào đó, không thể đặt xuống, thu được lợi ích rất nhiều. Bà có lối viết linh hoạt tươi sáng khiến từng cảnh trong truyện trở nên sống động trên trang giấy, đọc mà như được tận mắt đứng bên chứng kiến, làm người ta phải vỗ bàn khen tuyệt".

Ông Hoàng Quốc Phương - Giám đốc Phòng khám Đông y Từ Ái, đã đề cập trong lời nói đầu: "Thầy thuốc Ôn tốt bụng và nhân từ, tâm luôn tĩnh, chứa đầy đủ chính khí hạo nhiên, kết nối chắc chắn với tín tức vũ trụ. Tương tác liên thông với thế giới phẳng xung quanh, tự do chuyển đổi giữa vật chất và năng lượng, giữa thời gian và không gian, là phúc khí lớn cho những bệnh nhân cần giúp đỡ.”

Bà Hồng, giám đốc nhà xuất bản Bác Đại Đài Loan, cho biết sách của thầy thuốc Ôn Tần Dung rất được độc giả yêu thích, và thường bán hết ngay sau khi xuất bản. Các sách mới của bà sau khi xuất bản, được tái bản nhiều lần. Cuốn sách của bà cũng được cộng đồng y học đánh giá cao, và là tài liệu tham khảo cho nhiều thầy thuốc Đông y, đồng thời là “Sổ tay giảng dạy” được các thầy thuốc Đông y truyền lại cho học viên.

Những ca bệnh chân thực phá vỡ quan niệm sai lầm của mọi người

Sau khi học ngành y, bà vô cùng đau buồn trước những căn bệnh không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế, đó là một trong những lý do chính khiến thầy thuốc Ôn Tần Dung viết: "Bệnh nhân của chúng tôi đều vô tội. Đôi khi bệnh tật không phải do yếu tố cá nhân mà là do 'nguyên nhân y khoa’ làm hại".

Bà trích dẫn kết quả khảo sát do Tổ chức Y tế Thế giới công bố làm ví dụ: một phần ba số bệnh nhân chết vì sự cố y tế, một phần ba chết vì nhầm thuốc hoặc dùng thuốc quá liều, và một phần ba chết vì điều trị .

"Bệnh viện đã biến thành một cái bẫy chết chóc, là nỗi kinh hoàng tang tóc" - Thầy thuốc Ôn nói.

"Mỗi lần nhìn thấy bệnh nhân đau khổ, tôi đều cảm thấy rất đau lòng" - Thầy thuốc Ôn đã giải quyết những quan niệm sai lầm mà nhiều người đã lầm tưởng bấy lâu nay, đồng thời nhấn mạnh rằng: Chính mỗi người là bác sĩ giỏi nhất của chính mình, là người biết rõ nhất cơ thể mình ở đâu không thoải mái. "Đừng để máy móc thiết bị đo quyết định mình phải sống như thế nào, mình cần phải tự biết, không cần để người khác nói cho mình cần phải sống như thế nào.”

"Trên thực tế, bạn có quyền tự chủ của riêng mình và không cần bị các cơ quan y tế hay bác sĩ kiểm soát" - Thầy thuốc Ôn đã chia sẻ nhiều trường hợp chân thực về tổn thương do điều trị y tế trong cuốn sách. Một ông cụ 74 tuổi có hai ngón tay giữa bị tê và đau suốt 24 giờ. Nghe theo lời khuyên của bác sĩ Tây y và đảm bảo sẽ khỏi bệnh, nên phải trải qua hai cuộc phẫu thuật liên tiếp. Tuy nhiên, dù đã phải chịu đau đớn giày vò, nhưng không những không khỏi bệnh, mà cảm giác tê và đau ở ngón trỏ và ngón giữa càng trở nên trầm trọng hơn. "Thực ra, phẫu thuật có thể giúp giảm đau nhưng không giúp giảm tê được".

Cảm nhận được sự hoang mang, sợ hãi của người dân trước những căn bệnh hiểm nghèo, thầy thuốc Ôn cũng chia sẻ trong cuốn sách rằng, những bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú và ung thư lưỡi đã được kiểm soát nhờ phương pháp châm cứu và điều trị bằng thuốc Đông y của bà.

“Ở ngước ngoài, dần dần không dùng cách phẫu thuật cắt bỏ, nhưng ở trong nước chúng ta, dù ung thư ở giai đoạn nào thì (nội tạng) của bạn vẫn phải bị cắt bỏ. Lối tư duy đó khác rất rất nhiều so với y lý của Đông y cổ truyền. Kỳ thực, mọi cơ quan đều có linh tính, đều có liên quan chặt chẽ như ‘rút dây động rừng’, ảnh hưởng đến toàn thân thể. Cho nên tôi nêu ra đây để mọi người thấy rõ và yên tâm."

“Thực ra có rất nhiều phương pháp điều trị, và không cần phải đi đến cùng (phẫu thuật cắt bỏ), bởi những thay đổi, đau đớn, khốn khổ về chất lượng cuộc sống ở giai đoạn cuối đó, có thể còn đau đớn hơn cả chính căn bệnh đó”.

Chú ý đến tình trạng của bệnh nhân, thầy Ôn cũng quan tâm đến sức chịu đựng về thể chất và tinh thần của bệnh nhân, cũng như những vấn đề họ gặp phải trong cuộc sống,

Bà nói rằng, Đông y cổ truyền nhấn mạnh sự hợp nhất giữa thiên nhiên và con người, Đạo giáo cho rằng cơ thể người là một vũ trụ nhỏ. "Cho nên thứ chúng ta đang nhìn là người vũ trụ, không phải người trái đất. Đang nhìn một thực thể có tâm linh rất cao cấp, không phải máy móc, không giống như Tây y, có thể tháo rời, lắp ráp, cắt ghép, anh thiếu cái gì, có thể cho anh cái đó".

Bà tiếp tục đưa ra ví dụ: “Thiếu máu không có nghĩa là thiếu sắt, nhưng nhiều người thiếu máu được bổ sung chất sắt. Cái này có nhiều chỗ để bàn. Loãng xương không có nghĩa là thiếu canxi, điều này khiến người ta lầm tưởng nên ăn rất nhiều thứ không nên ăn. Ví như mắt có vấn đề, thì không có nghĩa là thiếu lutein…”

"Thật ra, có các tập đoàn kinh tế lớn đứng sau việc này. Nó tẩy não bạn. Nó khiến bạn cảm thấy không thể thiếu nó, và bạn phải ăn theo cách này. Nó khiến bạn sợ hãi, một khi bạn sợ, bạn sẽ phải ăn thứ đó".

Khi ngành y, ngành dược câu kết làm kinh tế, thì không chỉ ví tiền của người dân bị bòn rút, mà sức khỏe của họ cũng bị tàn phá.

Số người sử dụng máy đo huyết áp ở Đài Loan tăng lên hàng năm, hàng trăm nghìn máy đo huyết áp được bán ra ở Đài Loan mỗi năm. Thầy thuốc Ôn Tần Dung hoàn toàn không đồng tình với hiện tượng bị "điều khiển số" này.

Bà giải thích rằng, huyết áp của cơ thể người trong 24 giờ là khác nhau, vậy sao có thể lấy số liệu nhất thời làm căn cứ? “Tôi bảo bệnh nhân không cần đo huyết áp, muốn đo huyết áp thì chỉ cần đi dạo, huyết áp sẽ giảm ngay, đo đường huyết cũng không cần đo, chỉ cần đi bộ trong bốn mươi phút, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống."

Nhưng một số người có thể đặt câu hỏi rằng nếu không đo huyết áp thì không thể kiểm soát được huyết áp và có thể phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ. “Tôi đưa ra một ý kiến ngược lại, tôi thấy rằng không phải cao huyết áp dẫn đến đột quỵ, mà là đột quỵ dẫn đến huyết áp cao”.

Bà nói rằng, có nhiều yếu tố dẫn đến đột quỵ, bao gồm cảm xúc, tiếp xúc với tà phong, quá mệt mỏi và tức giận. “Nếu huyết áp quá thấp, bạn sẽ có thể bị đột quỵ vì máu không thể lưu thông".

Thầy thuốc Ôn Tần Dung đưa ra một lập luận đáng kinh ngạc, khiến mọi người mở rộng tầm mắt.

"Ngày nay, nhiều người bị tẩy não khi nghĩ rằng huyết áp trên 120 là cao huyết áp và sợ hãi. Trên thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới coi huyết áp lớn hơn 159, mới được coi là huyết áp cao."

Bài viết “Quan điểm sai về bệnh tiểu đường” trong cuốn sách, cũng xua tan quan niệm sai cho nhiều người dựa vào số liệu: “Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì bạn cũng không nhất định mắc bệnh này, bạn không thể xác định mình mắc bệnh tiểu đường chỉ bằng một lần xét nghiệm máu”.

Thầy thuốc Ôn nhấn mạnh: "Có thể là do hôm trước bạn ăn quá nhiều đồ ngọt, chưa chuyển hóa hết, hoặc cơ thể bạn sử dụng glucose không nhiều, nên lượng đường trong máu đo được lúc đó chỉ có nghĩa là lượng đường chưa được tiêu thụ trong máu. Có thể trong vòng một giờ hoặc nửa ngày sau khi hoạt động, lượng đường trong máu của bạn sẽ trở lại bình thường.”

Bà viết trong cuốn sách: "Có phải insulin và lượng đường trong máu nhất thiết là thông số chủ yếu của bệnh tiểu đường? Cơ thể người là một vũ trụ nhỏ, đối ứng với vũ trụ, có dòng năng lượng, dòng vật chất và dòng thông tin. Là một cơ chế cao cấp tinh vi do Đấng Sáng Thế tạo ra. Albert Einstein đã từng nói: 'Việc theo đuổi chân lý có giá trị hơn việc chiếm hữu chân lý rất nhiều, cho nên cần đợi tới khi nào thì khoa học mới hết mang đến cho người ta sự sợ hãi và kiểm soát, mà là mang lại sự an toàn cùng giải thoát sau khi bệnh tật được chữa trị?”

Châm 3 triệu mũi kim và ghi nhật ký trị liệu

Vén bức màn đen tối mà ít người được biết trong cộng đồng y tế, và đưa ra những lập luận hoàn toàn khác với những gì trong cộng đồng y tế hiện tại, thầy thuốc Ôn Tần Dung biết rằng, mình có thể bị chỉ trích và tranh cãi, nhưng với tâm thái thản nhiên, bà nhẹ nhàng chỉ vào câu thơ trên tờ giấy: “Ngã tự hoành đao hướng thiên tiếu, khứ lưu can đảm lưỡng Côn Luân”.

Tạm dịch: Ta cầm đao ngẩng đầu nhìn Trời cao cười lớn, gan to mật lớn như hai núi Côn Luân, việc đi hay ở đâu có gì quan trọng.

Bước vào phòng khám, mấy chiếc giường bệnh phủ khăn trải giường màu xanh nhạt xếp dọc theo bức tường trắng, đơn giản và yên tĩnh, trên đó có bệnh nhân nằm yên tĩnh. Vừa nói chuyện dịu dàng với bệnh nhân, thầy thuốc Ôn Tần Dung vừa nhanh chóng nhẹ nhàng châm kim, đưa mắt tới đâu là kim châm tới đó, chưa đầy một phút, bệnh nhân đã được châm kín từ đỉnh đầu đến lòng bàn chân, như một màn trình diễn thân thủ võ công cao cường của một hiệp nữ.

Châm cứu không chỉ giúp khí huyết trong cơ thể lưu thông, mà còn điều chỉnh những khu vực bị rối loạn”.

Sau khi thực hiện châm hơn 3 triệu mũi kim, thầy thuốc Ôn cũng viết về kiến giải độc đáo của mình về bệnh tật, và kinh nghiệm châm cứu quý giá trong cuốn sách mới của mình: "Tôi nhận thức về tật bệnh như thế nào, từ cơ điểm nào để suy xét, tôi nên châm vào huyệt nào, và tại sao lại châm huyệt đó, châm rồi bệnh nhân sẽ phản ứng ra sao?”

“Bởi vì sách y khoa tôi đọc trước đây đều là lý thuyết, bệnh này là dùng thuốc này, chứng này là dùng thuốc này, bệnh này là châm vào huyệt này. Nhưng có rất nhiều bí quyết châm cứu, châm vào đâu, theo hướng nào, khí sẽ đi đến đâu, có hiệu quả ở đâu, làm sao xem xét được khi có điều gì không tốt, không tốt ở điểm nào?.”

Thường xuyên ghi chép, mỗi ngày viết nhật ký bệnh án, ghi lại cách dùng thuốc, huyệt đạo châm cứu, phản ứng của người bệnh, rồi suy nghĩ, xem xét lại. Đôi khi tác dụng của châm cứu tốt đến không ngờ, sau khi châm cứu người bệnh khỏi bệnh ngay; nhưng cũng có những trường hợp thất bại, thầy thuốc Ôn cũng ghi vào cuốn sách mới của mình, bà cho rằng thất bại cũng là một bài học.

Tuân theo đạo lý ‘Thiên-Nhân hợp nhất’, nhấn mạnh ‘cảnh do tâm chuyển’

Thầy thuốc Ôn tin rằng “Vạn bệnh do tâm tạo” (mọi bệnh tật đều do tâm gây ra), và ‘cảnh do tâm chuyển’, thái độ của bệnh nhân có liên quan đến hiệu quả chữa bệnh. “Đôi khi tôi cảm thấy đức hạnh của bệnh nhân, hoặc đức mà người đó đã tích lũy trong tiền kiếp, cũng có thể là người ấy là người tốt, nên chư Bồ Tát chư Phật cũng sẽ ra tay giúp đỡ. Cho nên tôi thường cảm thấy không phải do mình chữa khỏi bệnh, tôi chỉ là bàn tay mà Bồ Tát mượn mà thôi."

Thầy thuốc Ôn Tần Dung quả là người tuân thủ đạo lý Thiên-Nhân hợp nhất, kính Trời kính Phật, không chút kể công.

Thầy thuốc Ôn cũng hy vọng độc giả có thể tiếp xúc với Đông y cổ truyền từ sách của bà, và hiểu được giá trị quý báu của y học cổ truyền. Theo bà, Đông y rất gần với cuộc sống, rất thực tế và dễ hiểu,“Vì nó hòa nhập với thiên nhiên, chỉ cần sống tự nhiên thì sẽ khỏe mạnh, chỉ cần sống không tự nhiên thì sẽ có bệnh tật".

“Đông y cổ truyền vốn giảng về bản chất con người, có nghĩa là con người thuận theo tự nhiên, trở về bản tính ban đầu, về tự kỷ chân thực của mình, làm một người chân chính.”

Trong cuốn sách mới, thầy thuốc Ôn Tần Dung hy vọng sẽ khơi dậy bản tính thiện lương của mọi người, cũng dùng điều này để bày tỏ sự quan tâm của mình đối với nhiều vấn đề xã hội hiện đại. Trong sách khắc họa tâm trạng của một bà cụ ngóng trông sự trở về của đứa con trai đã dứt áo ra đi vì hiểu lầm, làm người ta thấy đau xót “Tôi hy vọng làm thức tỉnh giới trẻ, cần hiếu thảo với gia đình và cha mẹ”.

Trong sách, bà cũng lấy những trường hợp lạc quan chống lại bệnh tật để động viên những bệnh nhân đang bị bệnh tật dày vò, “Cho họ thấy rằng, bị bệnh vẫn có thể lạc quan đến như vậy, cũng không cần phải quan tâm quá nhiều tới bệnh tật, và đừng suốt ngày căng thẳng".

Bà cũng nhấn mạnh, “Tâm tính” là một loại thuốc đặc hiệu, “Đặc biệt nhiều bệnh là do tâm lý gây ra, vì vậy tôi đã viết nhiều chương về loại chuyển đổi tâm lý này".

Ngoài ra, thầy thuốc Ôn cũng thảo luận về y lý từ góc độ vũ trụ, trong một chương riêng của cuốn sách, ví dụ như bài báo "Bệnh ALS" (Bệnh xơ cứng teo cơ một bên - hội chứng ALS, là một bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, xảy ra khi một số tế bào nơron ở não và tủy sống dần chết đi. Người bệnh ban đầu gặp những vấn đề liên quan đến cơ bắp, rồi dần trở thành tàn tật, đến cuối cùng, cơ hô hấp ngừng hoạt động, dẫn đến tử vong).

Bài viết đề cập rằng, Tiến sĩ Hawking đã nghiên cứu vũ trụ học, lý thuyết lượng tử và lý thuyết lỗ đen, ông không chỉ đã tìm ra lối ra của hố đen mà còn tìm ra con đường sống sót cho những người mắc bệnh ALS.

"Đây phải chăng đã có sự cộng hưởng tần số bí ẩn giữa các tế bào trong cơ thể ông và vũ trụ? Bằng cách này, ông đã thoát khỏi cái chết và trở thành nhà vật lý vĩ đại nhất sau Einstein, khiến sinh mệnh tỏa sáng. Tần số chuyển động của hạt bí ẩn này là gì? Hệ thống ẩn của nhân thể (hồn, thần, ý, phách, chí) đang hấp thụ năng lượng của vũ trụ thông qua hệ thống kinh lạc”.

Thầy thuốc Ôn nói: “Thực ra, Đông y cổ truyền vốn là sự thống nhất giữa thiên nhiên và con người, có mạch đập nhất định. Thời xưa, khi người ta đi khám bệnh và làm bất cứ việc gì, đều cần xem thiên thời, châm cứu cũng phải xem thiên thời, việc ăn uống cũng tùy theo mùa, theo thời điểm”.

Nhưng chúng ta đã sớm đánh mất những quan niệm, tư duy truyền thống quý báu này từ lâu. Sống trong rừng bê-tông, mọi thứ bạn ăn, uống, sử dụng đều xa rời thiên nhiên, cuộc sống xa rời thiên nhiên thì những bệnh tật phi tự nhiên sẽ sinh ra.

Đạo dưỡng sinh, hướng dẫn khám phá tâm linh

Ngoài những câu chuyện bệnh án tinh tế và sống động trong cuốn sách mới, thầy thuốc Ôn còn bàn về đạo dưỡng sinh trong “Hoàng Đế Nội Kinh”. Bà cho biết, khi bắt đầu theo nghề y, bà thấy rằng nhân loại rất vĩ đại, có cơ chế tự điều chỉnh,“Thực ra, do chúng ta đều cùng đứng trên núi Lư Sơn nên không thể thấy hết được toàn cảnh hùng vĩ chân thực của toàn bộ quả núi". (Bất thức Lư Sơn chân diện mục, chỉ duyên sinh tại thử sơn trung)

“Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể tìm thấy chính mình. Dù bên ngoài thời tiết tốt hay xấu, có bao nhiêu bệnh tật, hay loại virus nào ập đến, bạn cũng không cần phải sợ hãi, bởi vì: ‘Chính khí tồn nội, tà bất khả can’ (bên trong có chính khí, tà bệnh không thể xâm phạm)"

Thầy thuốc Ôn nói, cần chú trọng dưỡng sinh, tự mình điều tiết cho tốt, thì cho dù khi bạn ăn phải đồ bẩn, người khác sẽ bị tiêu chảy, còn bạn thì không sao.

Bà cho rằng, cuộc sống thành công nhất của nhân sinh là “khỏe mạnh, hạnh phúc”, dưỡng thân thành tựu nhất là: “80 tuổi mà tiểu tiện chưa ướt quần, điều này không dễ đạt được".

Trong chuyên mục dưỡng sinh “Nói chuyện nghề y”, thầy thuốc Ôn hy vọng sẽ hướng dẫn người đọc tìm hiểu tâm linh, suy ngẫm về ý nghĩa đời người trên thế gian này và ý nghĩa của sự thành công.

“Thử ngẫm lại mình xem, bốn mươi tuổi không còn nghi hoặc, năm mươi tuổi biết Thiên mệnh, phải chăng ở tuổi sáu mươi tai nghe gì cũng thuận? Bảy mươi tuổi muốn gì làm nấy đều không vượt quá quy củ? Bạn có thể đạt được điều này không? Nếu bạn đạt được rồi, bạn sẽ nghĩ, mình đã sống trọn một đời như thế này sao?"

Bà nói: “Liệu chúng ta có thể tìm ra cách, giống như Hoàng Đế khi xưa, để trở về quê hương của mình, không nói là trở thành Thần Tiên, chỉ giống như trở về quê hương thật sự của mình, tu thành lên Trời về Thiên quốc”.

Bà hy vọng, cuối cùng, mọi người đều có thể tu dưỡng thân tâm và sống một cuộc sống thiện lương.

Thể dục dưỡng sinh, thuốc và thực phẩm đều là để hóa giải bệnh tật

Cuốn sách còn có các bài tập thể dục dưỡng sinh, không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn có thể ngăn ngừa bệnh tật. Chẳng hạn như các bài tập về huyết áp, bài tập về mắt, bài tập về dị ứng, bài tập về tim, bài tập về sức khỏe cơ xương, v.v. Bà cho rằng thân thể khỏe mạnh cũng giống như luyện tập võ thuật, là một loại võ thuật mềm. Nghĩa gốc của từ Võ "" là "停止干戈" (Đình chỉ can qua - ngừng chiến), mục đích luyện võ không phải là đánh người khác, mà là để tự vệ. "Khi đã rèn luyện thân thể tốt, khi bệnh tật đến, bạn có thể sử dụng nó như tâm pháp Thái Cực Quyền: Tôi không đánh người, khi người ta đến đánh tôi, tôi sẽ hóa giải", không chỉ hóa giải bệnh tật mà còn không bị những dụng cụ đo y tế thao túng.

Tổ tiên chúng ta nhấn mạnh tầm quan trọng của thực phẩm trị liệu trước, sau mới đến dùng thuốc. Thuốc và thực phẩm đều đến từ một nguồn, thầy thuốc Ôn giới thiệu trong sách nhiều loại thực phẩm hàng ngày có thể dùng làm dược liệu như gừng sống, hành, tỏi, v.v… “Những căn bệnh tôi nhắc đến trong sách đều là những bệnh thông thường mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, nên không cần phải vội đi khám bác sĩ, chỉ cần sử dụng những thứ trong bếp ở nhà, nấu lên dùng, bệnh sẽ khỏi".

Ở phần cuối của cuốn sách, thầy thuốc Ôn giới thiệu câu chuyện về dược liệu: “Lý do căn bản tại sao nó trở thành dược liệu, nguồn gốc của nó, những kinh nghiệm được chứng nhận, cũng như thân phận của nó, tôi hy vọng mọi người có thể có một tấm lòng biết ơn đối với dược liệu. Đã có rất nhiều hy sinh, công sức của nhiều người mới trở thành dược liệu, mới phát hiện ra công hiệu của nó. Tuy nhiên, đối với vạn sự vạn vật chúng ta đều cần mang lòng biết ơn.”

"Tất nhiên, cảm ơn nhất là Ông Trời. Ngài thực sự đã chuẩn bị mọi thứ để chúng ta sống trên thế giới này, bao gồm cả động vật, thực vật và khoáng chất, chúng ta không cần phải xử lý đặc biệt hay thêm thắt hóa chất gì hết”.

Quan tâm bệnh nhân, chữa bệnh chữa cả tâm

温嫔容将诊所设立在巷弄内,原本只想够以糊口,过个修行日子,但经由写作与出书,来自世界各地的病人,日益增多,生活日渐忙碌。(博大出版社提供)
Thầy thuốc Ôn Tần Dung thành lập phòng khám ở trong một ngõ nhỏ, ban đầu chỉ muốn kiếm đủ rau cháo và sống một cuộc đời tu hành, nhưng do viết và xuất bản sách, số lượng bệnh nhân từ khắp nơi trên thế giới ngày một tăng lên mà cuộc sống ngày càng bận rộn. (Nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)

Một cuốn sách chứa đựng sự quan tâm và tình nghĩa của thầy thuốc Ôn đối với mọi người, cũng giống như trong phòng khám của thầy thuốc Ôn, có thể thấy đủ nhân tình thế thái: Từ một ông già ngồi xe lăn bị đột quỵ ở tuổi tám mươi, chín mươi, cho đến đứa bé năm tháng tuổi, thầy thuốc Ôn luôn đối xử với mọi bệnh nhân bằng lòng từ thiện, sự quan tâm, dịu dàng, đồng thời lặng lẽ lắng nghe những lời phàn nàn của bệnh nhân về bệnh tật thể xác, và những buồn khổ trong cuộc sống.

Cô Ngô, người chở bố mẹ và chị gái từ Đài Bắc xuống phía nam chữa bệnh hàng tuần, cho biết: “Cô ấy (thầy thuốc Ôn Tần Dung) là một người rất từ bi, bất kể cô ấy chữa trị cho ai, cô ấy đều đối xử tốt.

Từng có một nữ nhân viên bán hàng khoảng 50 tuổi bị đau cổ kéo dài đến tận lưng, sau khi được bác sĩ Ôn châm cứu thì lập tức thuyên giảm, bà vui vẻ mời bác sĩ Ôn đứng dậy và nói: “Thầy thuốc ơi, tôi muốn ôm chị một cái."

Và cô ấy nói tiếp: “Thầy thuốc ơi, tôi ở bên ngoài nghe thấy từng bệnh nhân đều phàn nàn, kêu khổ như trút khổ đổ rác vào người thầy, làm sao thầy có thể chịu đựng được nỗi khổ của nhiều bệnh nhân như vậy? Sao thầy không khó chịu? Làm sao thầy có thể giữ được nụ cười thân thiện giữa cảnh bi thương như vậy? Chắc họ cũng giống tôi, cứ nhìn thấy thầy là cảm thấy an toàn rồi.”

Cô gái họ Ân, một nhân viên văn phòng trẻ từ Đài Bắc đến chữa bệnh, đặc biệt cảm nhận sâu sắc về sự chăm sóc và hướng dẫn của thầy thuốc Ôn dành cho bệnh nhân của mình. Cách đây 2 năm, cô Ân bị dị ứng bởi uống và dùng thuốc hiện hình khi nội soi dạ dày, khiến da khắp người lở loét, đau nhức và ngứa ngáy, suốt 24 giờ cô không thể ngủ được.

Sau khi đi khám từ Đông y đến Tây y đều không hiệu quả, cô đã tìm đến cầu Thần và bói quẻ, cô thừa nhận lúc đó cô đã nghĩ đến cái chết. Sau này, sau nửa năm được thầy thuốc Ôn điều trị, các chức năng trong cơ thể dần dần hồi phục, vùng da bị loét cũng dần hồi phục,

“Bác ấy sợ tôi không thể sống nổi nên liên tục nói với tôi: ‘Con có thể mà, con nhất định sẽ ổn thôi.' Bác ấy còn hỏi có cần giúp đỡ về mặt tài chính không?”

"Đối với tôi, bác ấy không chỉ điều trị các vấn đề về da của tôi nữa mà thực tế, bác ấy liên tục, liên tục hướng dẫn tôi theo hướng tích cực".

Cô Ân lấy lại niềm tin trong cuộc sống và quay trở lại nụ cười thường ngày, "Giống như chèo thuyền vậy, ở trên một con thuyền nhỏ, ít nhất bạn cũng cần thấy có một ngọn đèn phía trước bạn, dù bạn đang trong đêm đen biển rộng mênh mông, ít nhất bạn cũng biết rằng có một ngọn đèn sáng phía xa, cứ theo hướng đó mà chèo, chắc chắn bạn có thể về nhà" - Cô Ân nói.

Đối với bệnh nhân, thầy thuốc Ôn Tần Dung “Chữa lành cả bệnh lẫn tâm”, “Khi chữa bệnh, không phải là tôi chữa khỏi bệnh mà là tôi đã an ủi được bệnh nhân, làm cho họ cảm thấy sức sống của sinh mệnh, chỉ vậy thôi, sau đó họ tự chữa bệnh cho mình, đại đa số là như thế” - Thầy thuốc Ôn Tần Dung khiêm tốn mỉm cười nói.

Khi được hỏi tại sao thầy Ôn lại chu đáo và kiên nhẫn với bệnh nhân của mình như vậy, bà mỉm cười trả lời: “Tôi tu luyện Pháp Luân Công”. Ban đầu, bà mở phòng khám trong một ngõ nhỏ, và chỉ muốn sống một cuộc sống đơn giản, đạm bạc, sống cuộc đời tu hành, nhưng do viết và xuất bản sách, thầy thuốc Ôn ngày càng có nhiều bệnh nhân từ khắp nơi trên thế giới, cuộc sống của bà ngày càng bận rộn.

“Hiện nay có rất nhiều thách thức, ngày xưa làm thầy thuốc cũng vui vì chỉ thấy những bệnh nhẹ, đau nhức, cảm lạnh rất đơn giản, nhưng bây giờ thì không như vậy, toàn là những ca bệnh khó, phức tạp, nên người bệnh cũng thúc giục thầy thuốc, không tiến lên phía trước cũng không được”.

Bà luôn muốn trở thành nữ tu khi còn học trung học, nhưng đã từ bỏ vì gia đình phản đối. Hỏi thầy thuốc Ôn tại sao bà lại muốn đi tu, phải chăng có sứ mệnh nào đó từ khi còn nhỏ? Bà lắc đầu mỉm cười, trầm giọng và không muốn nói về bản thân mình nữa.

"Sau nhiều năm rèn luyện tu dưỡng, nữ tu đã trở thành nữ hiệp sĩ. Hiệp nữ Đông y này đang triển hiện phong thái thần diệu của Đông y truyền thống, thật đáng trân trọng”.

Đúng như lời ông Trương Minh Nhị đã viết về bà trong lời nói đầu của cuốn sách, thầy thuốc Ôn Tần Dung có y thuật cao siêu, có lòng từ thiện và nghĩa hiệp, ví như một hiệp nữ Đông y võ nghệ cao cường, hành tẩu giang hồ truyền y thuật, y lý, tế thế độ nhân.

Hoàng Thái Văn - Epoch Times
Thái Bình biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Hiệp nữ - Thầy thuốc Đông y Ôn Tần Dung viết sách "Phòng khám Minh Huệ" truyền y lý