Hóc xương, đừng nuốt cơm hay uống giấm! 2 mẹo hết hóc xương cá an toàn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cá là món ăn phổ biến trên bàn ăn của chúng ta, không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất giàu chất dinh dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, mỗi khi ăn cá, chúng ta thường gặp rắc rối với xương cá, nếu không nhai kỹ hoặc nuốt quá nhanh rất dễ khiến xương cá mắc kẹt trong cổ họng. Đặc biệt một số người già và trẻ em, dễ bị xương cá mắc kẹt hơn.

Khi xương cá mắc vào cổ họng, nhiều bạn có thể dùng một số “phương pháp được lan truyền” với hy vọng nuốt được xương cá. Các phương pháp phổ biến bao gồm uống giấm và nuốt cơm. Tuy nhiên, cả hai cách này đôi khi không giải quyết được vấn đề mà còn có thể khiến sự việc trở nên nghiêm trọng hơn.

Đầu tiên, hãy nói về lý do tại sao không nên uống giấm và nuốt cơm khi hóc xương cá. Có thể nhiều bạn đã từng thử xử lý theo hai cách này, vì những người lớn trong gia đình luôn khuyên chúng ta nên uống chút giấm, vì nghĩ rằng giấm có tác dụng làm mềm xương cá và giúp bung ra dễ dàng hơn.

Nhưng thực tế, uống giấm sẽ không giúp ích phần nào nếu xương cá mắc kẹt trong cổ họng. Giấm tuy có tác dụng làm mềm nhưng xương cá phải ngâm trong nước dấm hơn nửa tiếng, xương cá của chúng ta mắc kẹt trong cổ họng, không thể biết cụ thể vị trí mắc kẹt cụ thể nên không có gì đảm bảo rằng giấm có thể ngâm xương cá trong miệng. Và chúng ta không thể ngậm giấm trong cổ họng nửa giờ hoặc uống giấm nhiều lần. Nó không những không làm mềm xương cá mà còn có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vì vậy, uống giấm để làm mềm xương cá là điều vô ích.

Và nuốt một miếng lớn cơm hoặc bánh hấp cũng là điều không nên. Vì xương cá mắc kẹt trong cổ họng nên chúng ta không biết nó mắc ở đâu và sâu đến mức nào. Nếu chúng ta ăn một miếng thức ăn lớn vào thời điểm này, xương cá có thể bị ép và mắc kẹt sâu hơn, thậm chí có thể xuyên qua thực quản và đi vào cơ thể, rất nguy hiểm. Vì vậy, khi bạn bị mắc xương cá, đừng bao giờ cố nuốt một miếng thức ăn lớn.

Vậy nếu bị xương cá mắc phải chúng ta phải làm gì?

Trên thực tế, cách làm đúng là ngăn xương cá mắc sâu hơn. Nếu xung quanh có người khác, chúng ta có thể bật đèn pin của điện thoại di động và nhờ người khác giúp xem vị trí cụ thể của xương cá. Nếu vị trí mắc kẹt không sâu lắm, lúc này bạn chỉ cần lấy nhíp, dùng nhíp gắp xương cá ra.

Nhưng cần có người khác kiểm tra vị trí của xương cá cũng không tiện, cho nên chúng ta cũng có thể dùng một ít nguyên liệu cay. Ví dụ như hạt tiêu Tứ Xuyên, ớt khô, hạt tiêu … vì những thực phẩm này có mùi hăng, khi ngửi thấy những mùi này chúng ta thường hắt hơi hoặc ho theo bản năng. Trong quá trình hắt hơi và ho, các cơ hô hấp co lại, tạo ra luồng khí mạnh, có khả năng đẩy xương cá mắc kẹt trong cổ họng ra ngoài.

Nếu xương cá bị kẹt sâu mà các phương pháp này đều không thể lấy ra được thì chúng ta nên đến bệnh viện nhờ bác sĩ giúp đỡ, để bác sĩ dùng dụng cụ chuyên nghiệp giúp chúng ta lấy xương cá ra, vì nó có thể gây ra những hậu quả ngày càng nghiêm trọng.

Ngoài ra, để tránh xương cá mắc kẹt trong cổ họng, chúng ta nên ăn cá cẩn thận và chậm rãi, nhai kỹ trước khi nuốt, tránh xao nhãng hoặc nói chuyện trong khi ăn. Một khi xương cá bị mắc kẹt, cần phải xử lý một cách khoa học, không nên mù quáng sử dụng một số phương pháp không chính thống để đảm bảo an toàn cao hơn. Nếu bài viết hôm nay hữu ích với các bạn thì hãy cho mình một lượt theo dõi và một like nhé. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ.

Theo Triệu Lệ - Nguồn: Aboluowang

Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Hóc xương, đừng nuốt cơm hay uống giấm! 2 mẹo hết hóc xương cá an toàn