Kiệt tác “Đức mẹ Sistine” của danh họa Raphael

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nổi tiếng với những kiệt tác về Đức Mẹ, những tác phẩm của danh họa Raphael được ngưỡng mộ vì sự kết hợp hài hòa giữa Thiên đường và trần thế.

“Đức mẹ Sistine ” là một trong những bức tranh rất nổi tiếng vào thời Phục hưng. Danh họa Raphael, sinh ra ở Ý, tên đầy đủ là Raffaello Sanzio da Urbino (1483–1520), ông nổi tiếng với những bức chân dung và tranh vẽ về Đức Mẹ. Với phong cách vẽ tranh hài hòa và tinh tế, ông được người đương thời rất tôn kính, và mệnh danh là “Hoàng tử hội họa” sau khi qua đời. Ông được tôn vinh là một họa sĩ cổ điển tinh tế và là hình mẫu cho các họa sĩ trẻ trong giới học thuật truyền thống cho đến giữa thế kỷ 19.

Kiệt tác “Sistine Madonna” miêu tả Đức Mẹ và Chúa Hài đồng hiện ra như một linh ảnh với Giáo hoàng Sixtus II và Thánh Barbara. Người xem rất khâm phục với bố cục của bức tranh vì sự kết hợp hài hòa giữa Thiên đường và hạ giới. Điểm nhấn trong tác phẩm này rất gần gũi với văn hóa đại chúng, không phải là những nhân vật trung tâm. Đó là những Thiên thần nhỏ xinh đẹp, được miêu tả như những đứa trẻ có cánh ở cuối bức tranh.

“Hoàng tử hội họa”

A self-portrait, between 1504 and 1506, by Raphael. Tempera on panel; 18 7/16 inches by 12 9/10 inches. Palatine Gallery, Pitti Palace, Florence. (Public Domain)
Bức chân dung tự họa, giữa năm 1504 và 1506, của Raphael. Tranh sơn dầu; 18 7/16 inch x 12 9/10 inch. Phòng trưng bày Palatine, Cung điện Pitti, Florence. (Phạm vi công cộng)

Danh họa Raphael sinh ra ở thị trấn Urbino, Ý, cha ông cũng là họa sĩ cung đình và đã dạy vẽ cho con mình khi còn nhỏ. Từ những khởi đầu thuận lợi này, Raphael tiếp tục được đào tạo dưới sự hướng dẫn của thầy Perugino, nhưng cuối cùng kỹ năng hội họa của ông đã vượt trội hơn thầy của mình. Qua đời ở tuổi 37, nhưng Raphael là họa sĩ trẻ nhất trong bộ ba bậc thầy hội họa vĩ đại thời Phục hưng gồm danh họa Leonardo, Michelangelo và Raphael. Phòng trưng bày Quốc gia chú thích rằng “Raphael đã được công nhận là một danh họa bậc nhất thời Phục hưng, uyên bác và có nhiều sáng tạo hơn cả hai danh họa Michelangelo và Leonardo cùng thời với ông”.

Ông Raphael rất nổi tiếng ở Florence, và sống ở đó vài năm trước khi chuyển đến Rome vào năm 1508 theo lệnh của Giáo hoàng Julius II. Ông đã tham gia dự án tái trang trí lại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, từ đó tài năng của ông đã được công nhận nhanh chóng. Raphael trở thành họa sĩ hàng đầu của thành phố và được giao một vị trí lãnh đạo để giám sát tất cả các dự án nghệ thuật của Giáo hoàng. Ông đã làm việc với những bức bích họa lộng lẫy, những tấm thảm trang trí, những bức tranh lịch sử, những bức chân dung (Giáo hoàng Julius II là chủ đề của một tác phẩm nổi tiếng), và các tác phẩm tôn giáo. Raphael đã trải qua 12 năm cuối đời ở Rome trước khi chết vì sốt. Theo lệnh của Giáo hoàng, ông được chôn cất với danh dự cao tại Pantheon.

Tác phẩm “Đức Mẹ Sistine” được cho là đã được Giáo hoàng Julius II đặt hàng vào năm 1512. Vào tháng 7 năm đó, Vatican được biết rằng thị trấn Piacenza ở miền bắc nước Ý đã gia nhập các Quốc gia Giáo hoàng, những vùng lãnh thổ nằm dưới sự cai trị có chủ quyền của Giáo hoàng. Đây là một chiến thắng dành cho Julius II, ông được mệnh danh là “Giáo hoàng chiến binh”, vì ông muốn giành lại các lãnh thổ cũ. Tác phẩm của Raphael được vẽ để đặt trong nhà thờ tu viện San Sisto của Piacenza, nơi này có mối quan hệ gia đình với Julius II. Giáo hoàng qua đời vào tháng 2/1513, nhưng có thể tác phẩm “Đức Mẹ Sistine” đã hoàn tất vào thời điểm đó.

Bức tranh hiện được trưng bày tại Dresden, Đức, tại Phòng trưng bày ảnh Old Master.

“Đức Mẹ Sistine”

"Sistine Madonna," circa 1512–1513, by Raphael. Oil on canvas; 106 1/10 inches by 79 1/10 inches. Old Masters Picture Gallery, Dresden, Germany. (Public Domain)
Tác phẩm “Đức Mẹ Sistine,” khoảng 1512–1513, của Raphael. Dầu trên vải canvas; 106 1/10 inch x 79 1/10 inch. Phòng trưng bày tranh Old Masters, Dresden, Đức. (Phạm vi công cộng)

Bố cục ở giữa bức tranh là Đức Mẹ đang ôm Chúa Hài đồng. Họ hiện ra với trang phục là những tấm vải rời như một hình ảnh giữa những đám mây. Khi xem kỹ hơn, trong những đám mây này lộ ra vô số đầu của những Thiên Thần. Chú thích trong Phòng trưng bày viết rằng: “Bà mang Người từ vinh quang trên Thiên đàng xuống thế gian, tượng trưng cho sự hiện thân của Con Thiên Chúa. Vẻ mặt nghiêm trang trong ánh mắt của Đức Mẹ và Chúa Giêsu cho thấy họ đã ý thức về cuộc sống khổ nạn tương lai”.

Quỳ trước họ là những nhân vật từng ở trần gian: Giáo hoàng Sixtus II và Thánh Barbara đang hướng về phía người xem. Cả hai đều là những vị tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên của thế kỷ thứ ba và được tôn kính tại San Sisto, khiến họ trở thành các nhân vật vô cùng hài hòa cho bức tranh.

A detail of the cherub heads in the clouds from "Sistine Madonna," circa 1512–1513, by Raphael. (Public Domain)
Một chi tiết về đầu của các thiên thần trên mây trong tác phẩm “Đức Mẹ Sistine,” khoảng 1512–1513, của Raphael. (Phạm vi công cộng)

Dưới chân bức tranh này là các Thiên Thần đang dựa lan can. Có nhiều câu chuyện về nguồn cảm hứng khiến Raphael quyết định thêm họ vào tác phẩm này. Theo một truyền thuyết kể rằng, đó là con của người mẫu đóng vai Đức Mẹ Maria. Raphael ấn tượng bởi tư thế của chúng khi chờ đợi mẹ chúng hoàn thành công việc, và ông quyết định thêm chúng vào bức tranh. Nhưng một phiên bản khác cho biết ông thấy những biểu cảm tương tự của hai đứa trẻ đứng ngắm cửa sổ tiệm bánh mì.

Cho dù nguồn cảm hứng là gì đi nữa, thì bức tranh cho thấy mỗi thiên thần nhỏ được thêm vào giai đoạn cuối trong quá trình vẽ của Raphael, vì chúng được miêu tả với những nét cọ nhẹ hơn so với phần còn lại của bức ảnh. Có thể chúng là ý nghĩ sau cùng của ông, được thêm vào để lấp đầy bức tranh và cân bằng không gian cho tác phẩm.

Tác phẩm “Đức Mẹ Sistine” đã được lắp đặt tại nhà thờ San Sisto của Piacenza trong gần 250 năm. Khi ở đó, hình ảnh của tác phẩm này không được nhìn thấy hoặc biết đến rộng rãi.Vào những năm 1750, Hoàng đế Augustus III, Tuyển hầu tước Saxony và Vua Ba Lan (1696–1763), đã mua bức tranh từ các nhà sư với mức giá đáng kinh ngạc là 25.000 “scudi romani”. Vào thời điểm đó, đây là mức giá cao nhất từng được trả cho một tác phẩm nghệ thuật. Các cuộc đàm phán kéo dài hai năm, và cuối cùng nó đã được giao cho tòa án Dresden, Đức vào năm 1754. Hoàng đế Augustus háo hức mong đợi sự xuất hiện của nó, không phải vì giá trị của bức tranh mà mình chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy, mà vì cuối cùng ông đã sở hữu được một tác phẩm của huyền thoại Raphael.

Vào những năm 1850, họa sĩ Adolph von Menzel đã tưởng niệm sự kiện này. Tác phẩm “Hãy dành chỗ cho Raphael vĩ đại” qua lớp bột màu cho thấy Hoàng đế Augustus đang mặc áo choàng lông chồn, đẩy ngai vàng của mình sang một bên để cho mọi người khiêng bức tranh “Đức Mẹ Sistine” vào phòng, mặc dù các chi tiết trong bức tranh của Raphael hầu như không thể nhìn thấy được.

"Make Space for the Great Raphael!," 1855–1859, by Adolph von Menzel. gouache and pastel on paper mounted on cardboard. German National Museum, Nuremberg. (Public Domain)
Tác phẩm "Hãy dành chỗ cho Raphael vĩ đại!", 1855–1859, bởi họa sĩ Adolph von Menzel. Bột màu và phấn màu trên giấy bìa cứng. Bảo tàng Quốc gia Đức, Nuremberg. (Phạm vi công cộng)

Một sự bùng nổ văn hóa

Hoàng đế Augustus III đã trưng bày bức tranh này nơi công cộng ở Dresden, Đức. Vào khoảng đầu thế kỷ 19, bức tranh đã ảnh hưởng vào các lĩnh vực văn hóa như văn học, âm nhạc và tạp chí. Nhiều bản sao và bản in mang tính hội họa của tác phẩm đã được thực hiện và phổ biến.

Song song với nhiều mối quan tâm mới về tác phẩm này, như là sự hiện thân cuối cùng của tình mẫu tử. Kiệt tác “Sistine Madonna” ngày càng được ngưỡng mộ. Tác phẩm của ông được cho là vĩ đại nhất về Đức Mẹ Maria đã chiếm được cảm tình của công chúng với sự kết hợp độc đáo giữa thiên đàng và trần thế. Bức tranh này cũng là một trong những bức tranh được yêu thích của tiểu thuyết gia người Nga Fyodor Dostoevsky. Khi đang hưởng tuần trăng mật vào năm 1867, ông đã đến Phòng trưng bày tranh Old Master và dành hàng giờ để ngắm nhìn bức “Sistine Madonna”.

A detail of the cherubs from the "Sistine Madonna," circa 1512–1513, by Raphael. (Public Domain)
Chi tiết về các thiên thần trong bức “Đức Mẹ Sistine,” khoảng năm 1512–1513, của Raphael. (Phạm vi công cộng)

Vào thế kỷ 19, hình ảnh các thiên sứ được sao chép riêng biệt khỏi bức tranh và được phổ biến rộng rãi. Bắt đầu với “sự nghiệp quốc tế tự thân”, chúng được sử dụng làm họa tiết trang trí và buôn bán cho các mặt hàng như đồ sứ, đồ trang sức, khăn trải giường, văn phòng phẩm, cà phê và sôcôla. Các Thiên Thần trở thành biểu tượng của tình yêu lãng mạn, niềm vui thiêng liêng trên trái đất và các thiên thần hộ mệnh. Ngày nay, nhiều người dễ dàng nhận ra các “chê-ru-bim” này mà không hiểu mối liên hệ của chúng với bức tranh “ Đức Mẹ Sistine” của danh họa Raphael.

Trong Thế chiến thứ 2, những tài sản nghệ thuật của Dresden đã bị dỡ bỏ khỏi phòng trưng bày và cất giấu ở vùng nông thôn xung quanh. Gần cuối cuộc chiến, Hồng quân đã thu giữ một số bức tranh, trong đó có bức “ Đức Mẹ Sistine” và mang về Nga vào năm 1945. Mười năm sau, chính phủ Liên Xô đồng ý trả lại bức tranh này cho cho bảo tàng Old Master Pictures ở Dresden. Trước khi nó được hồi hương, hàng chục nghìn người Nga đã xếp hàng để được chiêm ngưỡng nó lần cuối.

Tác phẩm “Đức Mẹ Sistine” vẫn là biểu tượng của Phòng trưng bày và thành phố Dresden. Vào năm 2012, Phòng trưng bày đã kỷ niệm 500 năm tuổi cho bức tranh này bằng một cuộc triển lãm đặc biệt. Thông tin về bức tranh của Phòng trưng bày là vào năm 2022 hai nhà hoạt động về môi trường đã dán tay của họ vào khung của bức tranh. May thay, bức tranh không bị hư hỏng. Kiệt tác này được nhà sử học nghệ thuật người Đức thế kỷ 19, Wilhelm Lübke xem là “đỉnh cao của nghệ thuật tôn giáo”, tính nghệ thuật và lịch sử của bức tranh “Đức Mẹ Sistine” đã vượt qua khỏi sự thần thánh vốn có của nó.

Michelle Plastrik - The Epoch Times

Thiên Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Kiệt tác “Đức mẹ Sistine” của danh họa Raphael