Mạn đàm thư pháp: Đặc điểm Thần tính của thư pháp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thư pháp là báu vật văn hóa truyền thống Á Đông, và là bông hoa tuyệt sắc trong điện đường nghệ thuật thế giới. 

Trong quá trình phát triển dài đằng đẵng của chữ Hán, không ngừng xuất hiện các nhà thư pháp và trường phái nghệ thuật, được truyền từ đời này sang đời khác mà không bị mai một. Từ chữ giáp cốt, chữ kim, cho đến chữ triện, chữ lệ, chữ chân, chữ hành, chữ thảo v.v., làm toát lên nền nghệ thuật thư pháp độc đáo.

Người xưa còn nhất mạnh vào phương diện bút pháp, kết cấu, chương pháp, dùng mực và ý cảnh v.v.. Dần dần hình thành một bộ hoàn chỉnh hệ thống lý luận và hình thức nghệ thuật độc đáo. Mà truy cầu đạo đức nghệ thuật và đặc điểm Thần tính của nó, càng khiến thư pháp triển hiện ra tính trang nghiêm, huy hoàng. Trên thế giới không có loại chữ viết nào có thể so sánh được với nghệ thuật viết thư pháp chữ Hán.

Chủ thể chính của thư pháp chữ Hán là nằm ở Trung Quốc, ngoài ra còn các nước đồng văn như Nhật, Việt, Hàn cũng có nghệ thuật thư pháp chữ Hán. Ngoài ra, ngày càng nhiều người Hoa sống rải rác khắp nơi trên thế giới, và nghệ thuật văn hóa thư pháp chữ Hán đã lan truyền khắp thế giới. Thư pháp không chỉ phát triển ở Đông Nam Á, mà còn có tầm ảnh hưởng đến Châu Âu, Châu Mỹ và toàn thế giới.

Tác phẩm thư pháp của Lưu Tích Đồng hành thư: Năm bài thơ Đường (Lưu Tích Đồng cung cấp)

Lược sử thư pháp

Nghệ thuật thư pháp đã có lịch sử lâu đời. Một số lượng lớn các hoa văn gốm màu được phát hiện ở lưu vực sông Hoàng Hà cách đây khoảng bảy hoặc tám nghìn năm về trước. Vào thời Ân Thương, lại xuất hiện chữ giáp cốt, khiến thư pháp từ đó trở đi phát triển rực rỡ. Đến thời Thương Chu, đồ dùng bằng đồng rất thịnh hành, và một số văn tự khắc trên đồ đồng được gọi là chữ kim, chữ minh hoặc chữ chung đỉnh.

Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước và thành lập nhà Tần. Để thống nhất chữ viết, thừa tướng Lý Tư đã đơn giản hoá chữ viết bằng việc lấy căn bản của chữ đại triện sáng tạo ra chữ viết tiểu triện.

Thời nhà Hán thể chữ phổ biến nhất là chữ lệ. Nguồn gốc của chữ lệ bắt nguồn từ thời Chiến Quốc, đến thời nhà Tần, tổng thể đã hình thành. Đường nét của chữ triện rất phức tạp vì uốn lượn nhiều, có nét dọc dài nên viết phải chậm rãi. Mà chữ lệ đã đơn giản hoá nét viết của tiểu triện, khiến chữ lệ hình thành nên đặc điểm phong cách ngay thẳng, thuận tiện cho việc viết, và trở thành kiểu thư pháp phổ biến, được sử dụng rộng rãi.

Thể chữ Ngụy bi (bia thời Bắc Ngụy), tức chữ khải, phát triển rất mạnh ở Nam và Bắc triều, thể Ngụy bi ở Bắc triều là tinh tế nhất. Ngụy bi chia thành 4 loại: bia khắc, văn bia, tượng khắc và khắc trên vách đá.

Tóm lại, thư pháp vốn là một môn nghệ thuật độc lập, có hệ thống lý luận phong phú, thể hiện ra sức hấp dẫn của nghệ thuật độc đáo.

Lưu Tích Đồng - Giáp cốt văn. (Lưu Tích Đồng cung cấp)

Đặc điểm đặc biệt của thư pháp

Thư pháp là nghệ thuật viết Hán tự, xem ra như viết chữ, nhưng nó có mặt huyền diệu và những đặc điểm đặc biệt của riêng nó. Làm thế nào để hiểu được đặc điểm đặc biệt này? Sau đây chỉ là thuyết giải ngắn gọn dưới góc độ đạo đức của nhà thư pháp.

Từ cổ chí kim, ngoài các tác phẩm truyền thống thư pháp, người xưa còn rất coi trọng nhân phẩm và đức phẩm. Nếu một nhà thư pháp có đạo đức cao thượng, thì tác phẩm của ông sẽ được thế giới yêu mến, bảo vệ và truyền lại cho thế hệ mai sau. Nếu đạo đức của một nhà thư pháp bị băng hoại, thì tác phẩm của người ấy sẽ không được thế giới coi trọng cho dù có viết hay đến đâu.

Kỳ thực, một người có con mắt thẩm mỹ, có học vấn tu dưỡng, thì đạo đức và phẩm hạnh của tác giả đều được biểu hiện ra trong các tác phẩm thư pháp. Liễu Công Quyền là một nhà thư pháp vĩ đại thời nhà Đường, ông nói rằng: “Dùng tâm mà viết, tâm chính trực bút nét sẽ chính trực".

Vương Hi Chi, Nhan Chân Khanh đạt được những thành tựu nghệ thuật cao như vậy, là vì họ có nhân phẩm, thư phẩm và khí tiết.

Ví dụ như Vương Hi Chi, không chỉ có nội hàm văn hóa truyền thống phong phú mà nhân phẩm của ông cực cao, tấm lòng rộng mở, có quy phạm đạo đức, hiểu thiên văn tường địa lý và quy luật tự nhiên.

Một ví dụ khác là Nhan Chân Khanh. Ông không chỉ thể hiện giá trị thẩm mỹ độc đáo của mình trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mà cả những chuẩn mực đạo đức của ông đạt đến sĩ đại phu gương mẫu. Tư thế và khí chất thư pháp của ông đều phản ánh tinh thần trung nghĩa và chính trực.

Nhan Chân Khanh là người từng trải qua 4 triều đại nhà Đường, cả đời không sợ quyền quý, không sợ hãi khi đối mặt với nguy hiểm. Nhưng vì nhất thời tức giận quở trách kẻ phản tặc Lý Hi Liệt, nên bị nhà họ Lý hại chết. Nhan Chân Khanh là vị anh hùng ngay thẳng khí phách, chính trực và nền tảng đức hạnh uy nghiêm khiến thư pháp ông đạt đến đỉnh cao.

Trong quá trình dài đằng đẵng của lịch sử, ngoài những bậc nho sĩ, còn có một số người thanh liêm, chính trực, nhân phẩm, thư phẩm và đức phẩm của họ được các thế hệ mai sau kính phục.

Ví dụ như Nhạc Phi, một vị tướng oai phong, hết lòng phụng sự đất nước, được người đời xưng tụng là “đệ nhất đại tướng thiên cổ, văn võ song toàn”. Các tác phẩm thư pháp được lưu truyền của Nhạc Phi gồm có "Mãn Giang Hồng", "Tiền hậu xuất sư biểu","Hoàn ngã hà sơn" v.v, cùng với những chiến công xuất sắc, có tâm hồn rộng mở, đã trở thành một người xuất chúng ở thế gian.

2020-9-23-yue-fei_01.jpg
Thủ bút thư pháp "Tiền xuất sư biểu" của Nhạc Phi (Nguồn: minghui)

Một ví dụ khác là Văn Thiên Tường người đã viết câu nói nổi tiếng: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (Đời người từ xưa ai không chết, để tấm lòng son sáng sử xanh).

Lâm Tắc Từ là người chống giặc ngoại xâm, thư pháp của ông cũng được các thế hệ mai sau nâng niu và bảo vệ.

Ngược lại, nếu nhân cách và tu dưỡng đạo đức của một nhà thư pháp không đạt tiêu chuẩn, hoặc làm trái đạo trời, hành ác ở thế gian thì tư cách thư pháp của người đó sẽ không được công nhận. Ví dụ, Tần Cối, một kẻ gian thần, đã hãm hại bậc trung lương, những bức thư pháp của ông được gọi là "thư pháp tội phạm" bị người đời sau làm ruốc đốt, được lưu lại rất ít.

Ngoài việc phải có trình độ điêu luyện, tính thẩm mỹ truyền thống, thành tựu văn hóa còn phải có trình độ đạo đức rất cao, thì mới có thể viết ra các tác phẩm nghệ thuật thư pháp cổ điển. Trong lịch sử, nhiều tác phẩm kinh điển đã tồn tại qua những thăng trầm của cuộc sống, mà nhân cách của tác giả gồm có: Thư phẩm, đạo phẩm, thần tính, học vấn và tu dưỡng bản thân. Chính vì vậy, những tác phẩm này mới có người xem mà không chán ghét, và được cả thế giới ngưỡng mộ.

Thuần Chân
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Mạn đàm thư pháp: Đặc điểm Thần tính của thư pháp