Mục sư xuống địa ngục chứng kiến cảnh tượng đáng sợ: Hoá ra ma quỷ đang khống chế nhân loại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một mục sư phương Tây đã có trải nghiệm cận tử, nhưng không phải là lên Thiên đàng, cũng không phải là đến thế giới linh hồn. Trải nghiệm của ông là đi xuống địa ngục. Sau khi ông trở lại nhân gian và chia sẻ lại những điều bản thân mắt thấy tai nghe, ông thậm chí đã bị rất nhiều người công kích. Đặc biệt, một vấn đề gây tranh cãi là với tư cách làm một mục sư, tại sao ông lại bị xuống địa ngục?

Trong nhiều bài viết trước đây, chúng ta đã tìm hiểu về nhiều trường hợp trải nghiệm cận tử và du hành tới linh giới. Hầu hết những người trong những trường hợp này đều rất may mắn, họ đã lên Thiên đường nhìn thấy Thiên Thần, còn một số đã đến thế giới linh hồn và trở lại trái đất với mang theo những thông điệp khích lệ.

Bài viết này sẽ giới thiệu tới độc giả một trường hợp khá đặc biệt. Bởi vì thân phận của người này rất khác, ông là một mục sư phương Tây. Ông đã không lên Thiên đàng, cũng không đến thế giới linh hồn, mà trải nghiệm cận tử của ông là đi xuống địa ngục. Sau khi ông trở lại nhân gian và chia sẻ lại những điều bản thân mắt thấy tai nghe, ông thậm chí đã bị rất nhiều người công kích. Đặc biệt, một vấn đề gây tranh cãi là với tư cách làm một mục sư, tại sao ông lại bị xuống địa ngục. Vị mục sư này tên là Gerald Johnson.

Cảnh tượng địa ngục này để lại cho ông ấn tượng vô cùng sâu sắc. Mỗi khi nhắc đến nó với mọi người, ông vẫn thấy sống động và vô cùng xúc động.

Mục sư Gerald Johnson kể lại cảnh ông xuống địa ngục. (Chụp video)

Người Á Đông chúng ta khi nói tới địa ngục đều nghĩ tới 18 tầng địa ngục. Thực ra, nó không phải là khái niệm từng tầng, từng tầng, mà hình dung nó theo thời gian, mức độ chịu khổ và khu vực lớn bé. Khái niệm này kỳ thực bắt nguồn từ Kinh Phật, nghĩa là nó đã tồn tại từ khi Phật giáo được sáng lập, cách nay ít nhất hơn 2000 năm.

Ở phương Tây cũng có rất nhiều thuyết về địa ngục, chủ yếu có thể tham chiếu dựa trên Kinh Thánh. Trong Kinh Thánh nói rằng, địa ngục là một nơi tăm tối, ở bên ngoài Thiên đường. Nơi này chỉ toàn những tiếng rú, những ngọn lửa cháy bất tận và sự trừng phạt không bao giờ ngưng. Những người không có tên trong sổ sinh mệnh sẽ bị ném vào hồ lửa chịu khổ.

Vậy địa ngục có thực sự tồn tại không? Hay nó chỉ là một cách nói trong giới tôn giáo?

Thực ra những mô tả về địa ngục có thể truy ngược lại từ thời cổ đại. Từ giữa thiên niên kỷ thứ 3 và thứ nhất trước Công nguyên, trong tác phẩm văn học của nền văn minh Lưỡng Hà đã có thể thấy những khái niệm liên quan tới cái chết và địa ngục. Địa ngục được nhắc tới trong văn hoá cổ này là một nơi xa xôi không thể trở về. Nơi đó có một pháo đài kín có bảy cổng, sau khi người chết bước vào pháo đài này thì sẽ không thể ra được. Trong sử thi Gilgamesh hình dung về địa ngục là một căn phòng tăm tối, người chết ở trong này uống đất, ăn đá.

Khái niệm về địa ngục của Ai Cập cổ đại còn thú vị hơn. Xác ướp mà ngày nay chúng ta phát hiện trong Kim tự tháp hoá ra cũng có quan hệ rất mật thiết với địa ngục. Các văn bản khác nhau ở Ai Cập cổ đại mô tả chi tiết cuộc hành trình nguy hiểm qua 12 khu vực của địa ngục do Diêm vương Osiris trong Thần thoại chủ trì cuộc thẩm phán bi thương. Còn người chết, khi trước mặt Osiris cần thông qua cán cân ma thuật và đạo đức mới được tha tội. Vì vậy, người Ai Cập cổ đã thiết kế ra nhiều nghi lễ phức tạp và chi tiết khác nhau để biến người chết thành trạng thái bất tử. Đó chính là biến thi thể thành xác ướp, đeo bùa hộ mệnh cho người chết, dâng lễ vật hiến tế cho mộ phần, cầu nguyện… để có thể vượt qua sự thẩm phán một cách an toàn.

Tương truyền, những người qua được sự thẩm phán của Osiris sẽ có được sự vĩnh sinh, còn những người không vượt qua được thẩm phán kết cục sẽ bị quái vật đầu cá sấu nuốt chửng hoặc bị yêu ma tra tấn. Đương nhiên, theo sự phát triển lịch sử, khái niệm về địa ngục luôn lưu truyền trong tôn giáo và các truyền thuyết dân gian. Người có tín ngưỡng tôn giáo đều thống nhất cho rằng, làm việc xấu sẽ bị đày xuống địa ngục. Còn người tín Thần sẽ có thể được cứu giúp, lên Thiên đường. Mục sư Johnson vốn cũng cho rằng như vậy, nhưng chính ông không ngờ bản thân chân thành như vậy, nhưng lại có liên quan tới địa ngục.

Năm phút trước khi hạ địa ngục

Vào một ngày của năm 2016, mục sư Johnson đột nhiên bị một cơn đau tim, lần này cơn đau có thể tới để lấy đi tính mạng của ông. Từ từ, trong cơn đau, ông cảm nhận được ý thức của mình bắt đầu tách rời khỏi thân thể. Khoảnh khắc đó, trong tâm ông nghĩ, lẽ nào mình sẽ lên Thiên đường. Tuy nhiên, ngược lại, ông thấy bản thân lại đang bị rơi xuống, một mạch rơi xuống tâm của địa ngục. Vốn là một mục sư, ông nhanh chóng nhận ra có điều gì đó không đúng, bởi vì trong Kinh Thánh nói rằng: “Như Jonas ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, thì con người cũng sẽ ở trong lòng trái đất ba ngày ba đêm”.

Cuối cùng, Johnson phát hiện ra bản thân ở trong nơi mà Chúa Jesus nói là địa ngục.

Những cảnh tượng ông nhìn thấy trước mắt khiến ông không bao giờ quên được. Ông nhìn thấy một người nam, giống như con chó nhỏ, tứ chi quỳ rạp trên mặt đất, toàn thân người này từ đầu tới chân bị lửa thiêu đốt, cổ bị xích sắt cột chặt, đằng sau anh ta là một con quỷ đang kéo dây xích. Lúc đó, qua thần giao cách cảm, Johnson biết được thân thế của người này, từ khi anh ta sinh ra con quỷ đã luôn bám theo quấy rầy, ảnh hưởng tới cuộc sống của anh ta, khiến anh ta không tin vào sự tồn tại của Thần, từ đó làm những việc sai trái.

Người đàn ông này sau khi hạ địa ngục, trở thành nô lệ riêng của con quỷ để nó thao túng. Sau đó, Johnson mơ hồ nghe thấy một số âm thanh. Ông đi theo hướng của âm thanh và tới một khu vực khác của địa ngục. Ông nghe thấy một giai điệu rất quen thuộc, là một bài hát đang rất thịnh hành trên trái đất. Tuy nhiên, điều đáng sợ là con quỷ trong địa ngục đang hát những ca khúc đó, hơn nữa lời ca giống hệt như bài hát ở trái đất. Johnson chợt nhận ra quỷ đang bắt buộc những nạn nhân nghe các bài hát này.

Lúc đó, ông lập tức hiểu ra, hoá ra rất nhiều linh cảm sáng tác bài hát và lời bài hát ở trên trái đất đều bắt nguồn từ ma quỷ. Những người sáng tác thông qua hút cần sa để có được linh cảm. Thực ra, khi con người ở trong trạng thái phiêu phiêu, họ giống như mở ra cánh cửa cấm của linh giới, lúc đó ác quỷ sẽ tiếp xúc với họ và đưa cho họ linh cảm để họ sáng tác ra những ca từ và thao túng nhân loại.

Ca từ làm thế nào có thể thao túng được con người?

Johnson nói rằng, khi con người nghe những lời ca đó chính là họ đang tra tấn bản thân. Bởi vì họ vốn có thể lựa chọn sử dụng âm nhạc để ca tụng Thần, nhưng con người lại chọn sùng bái Satan. Theo lời của Johnson, phần nhiều âm nhạc trên trái đất ngày nay là bắt nguồn từ âm nhạc nơi địa ngục. Cũng chính vì những phát biểu này của mình mà ông lập tức bị các cư dân mạng công kích. Vì nói tới âm nhạc, rất nhiều người không thể tiếp nhận được việc những thứ họ thích lại bị hạ thấp. Nhưng thực tế, những điều này không phải chỉ một mình Johnson nói ra.

Âm nhạc do ma quỷ viết?

Jeff Godwin là một nhà truyền giáo Cơ Đốc đến từ Bloomington, Indiana, Hoa Kỳ. Ông cũng cho rằng nhạc Rock and Roll trên thế giới chính là do ma quỷ sáng tác ra.

Ông nói như vậy phải chăng là có thù hận gì với loại nhạc này chăng?

Thực ra có khả năng như vậy. Vào ngày 3 tháng 12 năm 1979, ban nhạc Rock’n’ Roll The Who của Anh biểu diễn tại thành phố Cincinati, thuộc bang Ohio. Kết quả vào buổi diễn ngày hôm đó xảy ra thảm hoạ đám đông giẫm đạp lên nhau, khiến 11 người thiệt mạng. Khi đó, Godwin có mặt tại hiện trường và tận mắt chứng kiến tất cả sự việc. Cũng có thể sự việc này đã có tác động rất mạnh tới ông.

Nhưng thực ra, trước khi ông bước vào Cơ Đốc giáo, ông không ghét nhạc Rock’n’Roll đến như thế, thậm chí ông còn là người yêu thích kiêm nhạc sĩ nhạc Rock, nên ông rất hiểu loại nhạc này.

Theo lời của ông Godwin, nguồn gốc của nhạc Rock có thể truy ngược lại từ vài ngàn năm trước. Tiết tấu của âm nhạc này do Satan và ma quỷ viết ra, mang theo sức mạnh khống chế tư tưởng và tiềm ý thức của người nghe. Trước khi những tiết tấu đó xuất hiện trong nhạc Rock, chúng du nhập vào nhạc Jazz Blues và các hình thức âm nhạc khác của người Mỹ gốc Phi từ châu Phi.

Trong cuốn sách “Môn đồ của ma quỷ” (The devil’s disciples) của ông, Godwin đã công bố một nghiên cứu của mình. Ông phát hiện rằng, Satan thao túng con người thông qua các phương pháp hạ ý thức (tiềm thức) trong các bài hát quen thuộc. Cách này có thể đột phá được sự phòng vệ ý thức của con người để phá hoại vùng tiềm ý thức của con người.

Ví dụ, một bài hát thoạt nghe âm nhạc vô cùng ồn ào, như tiếng hò hét hoặc là tiếng hát, nhưng thực ra nghe kỹ có thể nghe thấy âm thanh khác đang hát lời ca khác. Godwin đưa ra ví dụ như bài hát Sheep của nhóm nhạc Rock của Anh Pink Floyd. Dưới vỏ bọc của âm thanh của loại nhạc Heavy Metal ồn ào, ở một phần nào đó lại có một âm thanh đang hát bản sửa đổi của Thi thiên 23. Khi đối chiếu với bản nguyên gốc, vốn là lời thơ ca tụng Đức Giehova, nhưng lời bài hát Sheep lại sửa đi, hai câu đầu về cơ bản vẫn giữ nguyên, nhưng hai câu sau lại khác.

Bản nguyên gốc hai câu cuối đại ý là: Ngài để tôi nằm trên thảm cỏ xanh, Ngài dẫn dắt tôi tới bên bờ nước yên tĩnh.

Bản sửa đổi lại thành: Ông giải thoát linh hồn tôi bằng một thanh kiếm. Ông treo tôi trên một cái móc cao. Ông biến tôi thành sườn cừu.

Ở hai bản, nội dung đã hoàn toàn khác nhau. Godwin nhận xét rằng những lời bài hát này là báng bổ Thần. Thực ra lời bài hát này chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy ở trên mạng. Lời bài hát thực sự đã cải biến những lời thơ Thần thánh thành ra như vậy. Nhưng rõ ràng là những người hâm mộ nhóm nhạc đều có thể tiếp nhận. Dường như, miễn là người hâm mộ thích hay thần tượng nhóm nhạc, thì họ có thể tha thứ, bao dung cho tất cả, chứ chưa nói tới âm nhạc và nghệ thuật hiện đại.

Mục sư người Mỹ sắp chết và nhìn thấy nỗi kinh hoàng trong địa ngục - Chúa Giê-su nói với anh một điều
Ông phát hiện rằng, Satan thao túng con người thông qua các phương pháp hạ ý thức (tiềm thức) trong các bài hát quen thuộc. (Shutterstock)

Đương nhiên, có thể có người nghĩ rằng lời bài hát đã bị những âm thanh ồn ào che đậy, mọi người đều nghe không ra được lời bài hát, làm sao chúng có thể gây hại cho con người? Đây chính là điểm nguy hại của việc kiểm soát tiềm ý thức.

Bắt đầu từ thế kỷ 20, nhiều thương nhân đã nghiên cứu xem liệu có thể cấy thông tin vào tiềm thức để nâng cao doanh số sản phẩm hay không. Ví dụ, nổi tiếng nhất là thí nghiệm của James Vicary vào năm 1956.

Vicary ở trong một nhà hát tại New Jersey và tiến hành thí nghiệm với 45.699 khán giả xem phim. Ông chiếu các thông điệp “ăn bỏng ngô“ và “uống Coca Cola” trên màn hình trong một phần ba mili giây để xem nó có kích thích khán giả sinh ra thèm muốn với bỏng ngô và Coca Cola không. Kết quả sau thí nghiệm cho thấy, lượng tiêu thụ bỏng ngô tăng lên 57,5% và tiêu thụ Coca Cola tăng lên 18,1%.

Tuy nhiên, sau đó những số liệu này bị cho là giả mạo và Vicary cũng thừa nhận điều này. Nhưng cũng có người phỏng đoán Vicary nhận sai thực ra để thông điệp tiềm ý thức không bị chịu tai tiếng. Mặc dù như vậy, sau sự việc này, có khá nhiều thương nhân đã sử dụng phương pháp lồng ghép thông điệp tiềm ý thức để thực hiện các mục đích, ví như chống tội phạm.

Như một bài báo đăng trên tờ Time vào năm 1979 đã đề cập tới một phát minh, gọi là “hộp đen nhỏ”. Khi đó Mỹ và Canada có khoảng 50 cửa hàng bách hóa đều lắp đặt thiết bị này. Về cơ bản, nó là một cái máy hỗn âm, hòa trộn âm nhạc nhạt, phẳng với thông điệp: “Tôi là người thành thật, tôi không lấy trộm đồ”. Nhưng âm lượng của máy rất bé, dường như không nghe thấy. Thông điệp này được phát lặp lại tốc độ nhanh cứ 9000 lần mỗi giờ. Kết quả, một chuỗi cửa hàng giấu tên, trong 9 tháng thử dùng thiết bị đã giúp giảm 37% số vụ trộm cắp, tiết kiệm được $600.000. Điều này có vẻ đã chứng minh rằng, việc sử dụng đúng đắn cách lồng ghép thông điệp tiềm ý thức này có hiệu quả.

Ngày nay, không chỉ hàng hoá, mà rất nhiều buổi biểu diễn nghệ thuật như phim và sách đều đã sử dụng phương pháp này để tạo ảnh hưởng tới khán giả. Nhưng con người thường không dễ nhận ra được bản thân họ đang âm thầm bị thao túng.

Vì vậy, việc mục sư Johnson nói một số âm nhạc ngày nay trên thế giới đã bị ma quỷ thao túng để sáng tác, thì rất nhiều người không tin, thậm chí còn xung kích.

Ông Johnson cũng vì trực tiếp nói ra tên một số bài hát được yêu thích mà bị rất nhiều người công kích. Phần bình luận của video chia sẻ trải nghiệm của ông cũng đã bị khoá. Nhiều cư dân mạng cho rằng Johnson là mục sư, mà bản thân ông còn bị xuống địa ngục thì lời của ông có đáng tin không.

Về việc xuống địa ngục, Johnson cũng đã đưa ra giải thích và chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Nhưng dù thế nào thì âm nhạc có ảnh hưởng to lớn đối với con người là sự thực chúng ta không thể phủ nhận.

Nhà bác học vĩ đại nổi tiếng Nikola Tesla đã từng nói rằng, nếu muốn phát hiện ra sự huyền bí của vũ trụ, hãy suy xét nó từ góc độ của năng lượng, tần số và rung động. Điều này cũng là nói sự huyền bí của vũ trụ và âm nhạc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ví như âm nhạc với tần số 432Hz được cho là nhịp điệu hài hòa nhất, có thể chữa lành tâm hồn. Tuy nhiên, sau năm 1953, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) lại thống nhất điều chỉnh âm nhạc toàn cầu về tần số 440Hz.

Được biết, quan chỉ huy Phát xít trong thời Thế chiến II đã đổi tiêu chuẩn giai điệu của âm nhạc quốc tế thành tần số 440Hz, nhằm mục đích thống nhất tư tưởng của con người, khiến họ càng dễ dàng bị kiểm soát và tiếp nhận mệnh lệnh. Nếu thực sự như vậy, thì nó phù hợp với điều mục sư Johnson nói rằng ma quỷ đang dùng âm nhạc kiểm soát nhân loại.

Từ các thử nghiệm hiện có, chúng ta đều biết rằng sóng âm có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với giới tự nhiên. Chúng ta hãy xem hai bức hình dưới đây để hiểu rõ hơn:

Rung động sóng nước ở tần số 432 Hz (bên trái) và 440Hz (bên phải) (Ảnh chụp màn hình)
Rung động sóng nước ở tần số 432 Hz (bên trái) và 440Hz (bên phải) (Ảnh chụp màn hình)

Đây là sự khác nhau giữa hình dạng sóng dưới tần số 432Hz và 440Hz. Tần số 432Hz ở bên trái cho thấy khá hài hoà, trong khi tần số 440Hz ở bên phải trông khá hỗn loạn.

Chúng ta đều biết trong cơ thể người có 70% là do nước cấu thành. Mặc dù tần số 432Hz và 440Hz chỉ cách nhau 8Hz, nhưng loại cộng hưởng này có ảnh hưởng rất lớn đối với cơ thể người. Ngoài ra, bản thân âm nhạc còn có năng lượng. Những thể loại âm nhạc khác nhau sẽ phát ra các mức năng lượng khác nhau.

Một thí nghiệm nhỏ về kháng lực của cơ bắp. Đó là đo năng lượng của một vật tốt hay xấu bằng cách kiểm tra kháng lực của cánh tay con người, và cũng có một bộ thang đo điểm của năng lượng từ 1 đến 1000. Trong quá trình thí nghiệm, người tham gia duỗi thẳng cánh tay ngang vai rồi kéo căng, sau đó người khác ấn nó xuống. Khi được trải nghiệm năng lực tích cực từ những điều tốt đẹp, cánh tay vẫn giữ chắc dù bị người khác ấn mạnh. Ngược lại, nếu nhận năng lượng tiêu cực từ những điều không tốt, cánh tay sẽ lập tức trùng xuống khi chịu lực tác động.

Giáo sư Dương Thạc Anh của Đại học Tôn Trung Sơn ở Đài Loan đã sử dụng phương pháp tương tự để đo năng lượng của âm nhạc. Kết quả thực nghiệm của ông cho thấy, mức năng lượng 200 được cho là giới hạn giữa năng lượng chính và phụ. Mức năng lượng càng cao, trên 200 thì chính là âm thanh mang năng lượng chính diện, dưới mức 200 là âm nhạc mang năng lượng phụ diện.

Ông phát hiện ra rằng điểm năng lượng của nhạc Jazz và âm nhạc những năm 80 mà chúng ta thường yêu thích chỉ ở khoảng 200-300 điểm, nó không hề cao; còn như nhạc cổ điển của Beethoven, Mozart đạt 900 điểm. Các loại âm nhạc khác như Heavy Metal, Rap, Pop, nhạc điện tử, đều có mức năng lượng dưới 200 điểm. Vì vậy, việc thu nạp nhiều năng lượng phụ diện loại này chắc chắn không tốt cho sức khoẻ.

Giáo sư Dương Thạc Anh cho biết, thông qua thí nghiệm cơ bắp còn phát hiện ra rất nhiều thanh thiếu niên phạm pháp có liên quan đến nghiện trò chơi điện tử, nguyên nhân chính là ngày nay rất nhiều âm nhạc đằng sau các trò chơi điện tử sử dụng máy tính tổng hợp nhạc điện tử. Khi nghe nhiều âm nhạc này sẽ khiến con người trở nên lạnh lùng. Vì vậy giáo sư Dương đề xuất, khi chơi trò chơi điện tử tốt nhất nên giảm âm lượng xuống mức 0. Quả thực, không ngờ rằng âm nhạc ở xung quanh chúng ta lại có tác hại lớn tới vậy, hơn nữa lại vô tình ảnh hưởng tới con người.

Do đó, mọi người nên lựa chọn loại âm nhạc nghe một cách cẩn thận, tiếp xúc nhiều hơn với âm nhạc có năng lượng chính diện, để đạt được thân tâm đều khoẻ mạnh.

Năm phút quay lại nhân gian

Sau khi mục sư Johnson chứng kiến các cảnh tượng nơi địa ngục, dần dần cảm thấy linh hồn của bản thân quay trở lại nhân gian, sau đó quay trở về trong thân thể. Khi đó ông càng nghĩ càng bực, tự hỏi vì sao ông đã làm nhiều việc tốt đến thế, giúp đỡ bao nhiêu người đến vậy, mà Chúa lại để ông xuống địa ngục?

Không ngờ, đúng lúc đó Chúa Jesus hiển hiện trước mắt ông, và nói với ông: “Con vẫn luôn âm thầm tức giận những người làm tổn thương mình, và còn muốn ta trừng phạt những người từng làm tổn thương con. Họ không phải là người của con, mà là người của ta. Ta chỉ muốn con tập trung vào những nhiệm vụ ta giao cho con”.

Lúc này, mục sư Johnson mới hiểu ra, mặc dù ông đã làm nhiều việc tốt, nhưng trong tâm ông vẫn có tâm oán giận, không chịu vứt bỏ đi. Ông nói: “Một người mà không cách nào khoan thứ cho người khác là người đã quên mất mình từng được khoan thứ như thế nào”.

Vì vậy, kể từ ngày quay trở lại nhân gian đó, ông luôn tập trung nhìn vào bản thân, chứ không nhìn vào người khác đối xử với ông như thế nào.

Trong tiếng Hy Lạp, “khoan thứ” có nghĩa là bỏ qua. Điều này có thể hiểu là bỏ qua cho người khác đã từng làm tổn thương bản thân, vứt bỏ tâm oán hận.

Có một bài viết trên mạng đề cập rằng, tha thứ và khoan thứ là hai khái niệm khác nhau. Tha thứ cho một người là điều rất khó bởi vì trọng tâm của tha thứ đặt vào sự sơ sót hay sai lầm của người khác. Tha thứ là cần chúng ta làm được sự thấu hiểu, không đổ lỗi hay trừng phạt. Khi trọng tâm đặt vào sai lầm của người khác, thực ra sẽ rất khó tha thứ vì chúng ta chỉ nhìn thấy sai lầm của đối phương. Do đó, tha thứ là có mang theo điều kiện, nghĩa là người khác cần thay đổi thì chúng ta mới tha thứ cho họ. Tuy nhiên, chúng ta không thể kiểm soát được cuộc đời của người khác.

Nhưng tại sao lại có những người có thể thản nhiên độ lượng đối diện với những người làm tổn thương họ? Đó là bởi vì họ không phải tha thứ, mà họ lựa chọn khoan thứ. Khi tâm rộng mở thì chính là tâm được tự do, tự tại. Điều này khác với tha thứ, bởi vì trọng tâm của khoan thứ đặt ở bản thân, là thành quả của tu luyện bản thân. Chúng ta không thể nào thay đổi được người khác, nhưng có thể nắm vững được bản thân.

Đương nhiên, làm được khoan thứ không hề dễ dàng, bởi vì tâm cần phải mạnh mẽ mới có thể khoan thứ. Đây cũng là bài học trong cuộc sống mà mỗi chúng ta vẫn đều đang học.

Theo EarthInn

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Mục sư xuống địa ngục chứng kiến cảnh tượng đáng sợ: Hoá ra ma quỷ đang khống chế nhân loại