Ngàn lần lặn lội tìm Tiên dược, một sớm nhận ra ở trong tâm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà thơ thời nhà Thanh Vương Quốc Duy từng nói rằng: Xưa nay để đạt được những sự nghiệp to lớn, những học vấn uyên thâm, thì nhất định phải trải qua ba cảnh giới:

Đầu tiên là “Tạc dạ tây phong điêu bích thụ, độc thướng cao lâu, vọng tận thiên nhai lộ”. (Đêm qua gió tây làm héo cây xanh, một mình cất bước lên lầu cao, nhìn về con đường xa lắc nơi chân trời.) (‘Điệp luyến hoa’ của Yến Thù đời Tống), ý tứ là chỉ cảnh cô độc, xa quê, ngày về vô vọng.

Thứ hai là, “Y đới tiệm khoan chung bất hối, vị y tiêu đắc nhân tiều tụy”. (Thắt lưng ngày càng rộng ra, nhưng cuối cùng không hối hận, vì chàng mà thân thể hao mòn tiều tụy.) (‘Điệp luyến hoa’ của Lưu Vĩnh thời nhà Tống), chỉ cảnh thân thể hao gầy, nhưng không hối tiếc vì lý tưởng của mình.

Thứ ba là, “Chúng lý tầm tha thiên bách độ, mạch nhiên hồi thủ, na nhân khước tại đăng hỏa lan san xứ”. (ngàn lần tìm nàng trong đám đông mà không thấy, bỗng nhiên ngoái đầu nhìn, thì thấy nàng ở đó dưới ánh đèn mờ) (“Thanh ngọc án” của Tân Khứ Tật thời nhà Tống), ẩn ý chỉ cảnh kiếm tìm bao năm không thấy, bỗng nhiên vô ý lại tìm ra.

Đây cũng là ba trạng thái tinh thần sau khi trải qua hiện thực tàn khốc của cuộc sống.

Tai họa bất ngờ

Một phụ nữ 49 tuổi làm giảng viên công vụ trong một cơ quan công quyền, công việc bận rộn, tận tâm siêng năng và được cấp trên đánh giá cao. Cứ lao đầu vào công việc mà không hề biết rằng mình phải nghỉ ngơi. Một chủ đề gần đây đã thu hút sự chú ý của cô, mọi người đang bàn tán lao xao về nó.

Ở Paris, Pháp, có một doanh nhân có bảo hiểm hàng triệu USD. Doanh nhân này đã chết sau khi tiêm vắc xin ngừa virus corona thử nghiệm. Công ty bảo hiểm từ chối trả tiền bảo hiểm cho gia đình, và gia đình đã kháng cáo lên tòa án. Một thẩm phán đã ra phán quyết rằng, các tác dụng phụ của việc tiêm vắc xin ngừa virus corona thử nghiệm phải được công khai. Tòa án nhấn mạnh rằng, luật pháp quốc gia không có pháp lý buộc người khác phải tiêm chủng, và người chết đã tự nguyện tiêm vắc xin. Vì vậy, cái chết của doanh nhân được cho là về cơ bản là một vụ tự sát.

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, cô đi tiêm chủng hết sức thận trọng. Ngày hôm sau, phát sốt 39 độ C. Trong thời gian dịch bệnh, sốt là một vấn đề lớn, gây hoang mang cho đồng nghiệp văn phòng và người nhà. Mọi người đều kinh hoàng lo sợ. Chẳng bao lâu sau, một đồng nghiệp thấy cô đi không vững , như thể chân không chạm đất. Bản thân cô cũng cảm thấy nửa dưới thân thể không có chút sức lực nào. Buổi tối, cô không có ý định đi tiểu, cố gắng đi tiểu nhưng chỉ chảy ra 2 đến 3 giọt, đồng thời đau ngực. Cô được đưa đi cấp cứu ngay.

Bác sĩ lập tức cho cô nhập viện. Bác sĩ dùng kim để châm vào bụng trái, chân trái và lòng bàn chân trái, nhưng cô không hề cảm thấy đau chút nào. Đến ngày thứ 4, sau một số xét nghiệm và cuối cùng là chụp cắt lớp vi tính, nguyên nhân gây bệnh đã được xác định. Bác sĩ cho biết viêm tủy cấp tính là do tiêm chủng, tổn thương từ đốt sống cổ thứ ba đến đốt sống ngực thứ hai. Cô bị bệnh do tiêm chủng, khi nghe được điều này, cô ấy rất bất lực và cảm thấy bị oan ức!

Bác sĩ đã điều trị cho cô bằng một liều mạnh steroid và được xuất viện sau 8 ngày. Sau khi xuất viện, cô ngày nào cũng bị đau lưng và eo lưng, căng cứng, tê ở đốt sống ngực, nặng đến mức không thể ngủ yên, ngày nào cũng bị mất ngủ lại thêm công việc bận rộn, khéo sắp sụp mất rồi.

Viêm tủy cấp tính là gì

  • Còn được gọi là viêm tủy cắt ngang cấp tính, đây là loại viêm tủy phổ biến nhất trên lâm sàng.
  • Đây là một bệnh tự miễn dịch.
  • Hầu hết là những người trẻ tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là từ 10 đến 19 tuổi, và từ 30 đến 39 tuổi. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Thường xảy ra vào lúc giao mùa thu qua đông lại, đông tàn xuân tới. Thường gặp ở người làm nông nghiệp.
  • Bệnh biến chủ yếu nằm ở vùng ngực, tiếp theo là vùng cổ, ít thấy ở vùng thắt lưng.

Viêm tủy cấp tính đến từ đâu?

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết, nhưng các yếu tố nguy cơ được suy đoán:

  • Tiêm chủng.
  • Virus lây nhiễm, virus Epstein-Barr, cytomegalovirus, nhiễm mycoplasma.
  • Nhiễm cúm, sởi, thủy đậu, rubella, quai bị.
  • Sau khi nhiễm trùng, không phát hiện thấy kháng thể virus trong dịch tủy sống.
  • Người ta suy đoán rằng sau khi nhiễm virus sẽ gây ra nhiều phản ứng tự miễn dịch khác nhau.

Đau đớn của bệnh viêm tủy cấp tính

  • Xuất hiện một tháng trước khi khởi phát: sốt, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy, khó chịu toàn thân.
  • Đau rễ thần kinh ở vùng bị ảnh hưởng và cảm giác bị bó cứng ở vùng bị ảnh hưởng.
  • Rối loạn chức năng thần kinh, tê và yếu chân tay.
  • iệt tạm thời. Một số bệnh nhân không có triệu chứng và bị liệt trực tiếp.
  • Tê liệt các chi bên dưới tổn thương, rối loạn cảm giác đường dẫn truyền và rối loạn tiểu tiện và đại tiện.
  • Vỏ myelin bị sưng lên, tắc nghẽn, mềm đi và xảy ra hiện tượng thoái hóa sợi trục.
  • ự xâm nhập của các tế bào viêm xung quanh mạch máu, tắc nghẽn và đục của màng mủ.
  • Ranh giới giữa chất xám và chất trắng ở phần tủy sống không rõ ràng và có xuất huyết dạng đốm.
  • Sốc cột sống: Rối loạn vận động bên dưới vùng bị ảnh hưởng, mất cảm giác và rối loạn chức năng cơ vòng bàng quang và trực tràng.

Tiên lượng bệnh viêm tủy cấp tính

  • Các triệu chứng bắt đầu từ 4 giờ đến 21 ngày và đạt đến đỉnh điểm.
  • Nếu không có biến chứng nghiêm trọng, bệnh nhân về cơ bản sẽ hồi phục sau 3 đến 6 tháng.
  • Nói chung giữ nguyên hiện trạng là may mắn, khó chữa khỏi và để lại di chứng suốt đời.
  • Phức tạp do nhiễm trùng đường tiết niệu, loét do áp lực và nhiễm trùng phổi.
  • Viêm tủy đoạn trên cổ có tiên lượng xấu và có thể tử vong do suy hô hấp và tuần hoàn trong thời gian ngắn.
  • Viêm tủy nặng gây ra sự phá hủy các tế bào tủy sống và tế bào thần kinh, gây ra tổn thương không thể phục hồi, dẫn đến liệt hai chân và cảm giác bất thường.
  • Do tủy sống bị thiếu máu cục bộ kéo dài, tình trạng mềm và teo do thiếu máu cục bộ thứ phát khiến việc phục hồi khó khăn, dẫn đến liệt cứng vĩnh viễn.
  • Một số tổn thương xâm lấn vào dây thần kinh thị giác, chất trắng của não và sau đó là tủy sống. Gây viêm tủy thần kinh thị giác, bệnh đa xơ cứng và viêm tủy tái phát.
  • Hiện tượng phản xạ tổng thể xuất hiện: đổ mồ hôi, dựng lông, tiểu không tự chủ và các triệu chứng khác, nghĩa là tiên lượng xấu.

Bệnh tự miễn là gì

  • Hệ thống miễn dịch là lực lượng tự vệ của cơ thể. Nó là một cơ chế phòng thủ. Khi gặp sự xâm nhập của kẻ thù bên ngoài như vi khuẩn, vi rút, tế bào ung thư, v.v., nó sẽ ngay lập tức sản sinh ra kháng thể để tấn công tiêu diệt kẻ thù.
  • Bệnh tự miễn là một căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch không phân biệt bạn và thù, tấn công các tế bào bình thường, tự đánh mình. Nó được gọi là ung thư mãn tính.
  • Tổn thương có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.
  • Tổn thương thường gặp: mạch máu, cơ, da, khớp, mô liên kết, tuyến nội tiết.
  • Bệnh này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1900 và được xếp vào loại bệnh hiếm gặp.
  • Hiện nay có ít nhất hơn 120 bệnh như vậy.
  • Các bệnh thường gặp: Bệnh tiểu đường loại 1, bệnh Sjogren, viêm da cơ, bệnh vẩy nến, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Kawasaki, bệnh tuyến giáp, bệnh đa xơ cứng, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng mãn tính, viêm khớp dạng thấp.
  • Được Bảo hiểm Y tế Quốc gia phân loại là thương tích hoặc bệnh tật nghiêm trọng và được xếp hạng là căn bệnh nghiêm trọng thứ ba trong cả nước.
  • Nữ chiếm 75%, cao hơn nam và thường xảy ra ở tuổi trưởng thành.
  • Đài Loan có khoảng 4.000 ca mắc mới mỗi năm, tăng 73% trong 10 năm.
  • Việc điều trị chỉ có thể làm giảm triệu chứng chứ không thể chữa khỏi bệnh.

Châm cứu điều trị

Hệ thống miễn dịch hoạt động chủ yếu ở huyệt Thiếu Âm và chuyển xuất ra huyệt Thái Dương. Đối với các bệnh về hệ miễn dịch, trước tiên điều chỉnh hệ miễn dịch để không gây rắc rối, đồng thời châm cứu các huyệt Bách Hội, Phong Trì, Khúc Trì, Hợp Cốc, Tam Âm Giao, Công Tôn. Thoát khỏi Thiếu Dương và châm vào huyệt Dương Lăng Tuyền. Để thư giãn gân, châm cứu các huyệt Hợp Cốc, Thái Xung, Dương Lăng Tuyền.

Để điều chỉnh tác dụng giống corticosteroid của thận Thiếu Âm, châm cứu huyệt Dũng Tuyền. Để bổ sung khí huyết trong tủy sống, châm cứu các huyệt Túc Tam Lý và Tam Âm Giao. Nếu đốt sống ngực của tủy sống bị viêm đau thì châm cứu tại các huyệt Hoa Đà Hiệp Tích, Thiên Tông, Dương Lăng Tuyền. Thắt lưng thường xuyên đau nhức thì châm cứu ở các huyệt Trung Chử, Yêu Du, Ủy Trung, Thừa Sơn.

Cô có cảm giác sợ hãi bất an, châm cứu các huyệt Bách Hội, Hợp Cốc, Thái Xung và Ấn Đường. Thường xuyên bị tức ngực, đau nhức thì châm cứu các huyệt Nội Quan, Công Tôn, Tâm Du. Thử giải quyết các tác dụng phụ bất lợi của vắc xin, châm các huyệt Hợp Cốc, Huyết Hải, Tam Âm Giao và Trúc Tân. Trong 14 ngày đầu, cô được châm cứu hàng ngày, sau đó mỗi tuần châm cứu 2 lần và uống thuốc sắc.

Thầy thuốc Đông y Ôn Tần Dung và cuốn sách "Cửu cửu quy chân - Thượng thiện nhược thủy" của bà. (Tổng hợp)

Cô sống ở miền Nam, phải mất một giờ lái xe từ nơi làm việc đến phòng khám. Từ phòng khám về nhà lại mất một giờ lái xe, giảng viên hầu như không có thời gian dành cho gia đình và nghỉ ngơi. Sau 10 ngày châm cứu, nhìn chung tinh thần tốt lên, cơn đau thắt lưng đến chiều mới bắt đầu đau. Tôi yêu cầu cô châm hai lần một tuần là được rồi.

Với ánh mắt sợ hãi, cô nói rằng cô không dám ngừng châm cứu, chỉ cần có châm cứu thì hôm ấy cô có thể ngủ yên, nếu không cô sẽ bị hành hạ bởi cơn tê ở cột sống ngực mỗi ngày, không thể ngủ được.

Trị liệu quá mức là không nên, tôi phân tích: “Hết giờ làm là đến châm cứu, về đến nhà cũng gần 9 giờ tối, không có thời gian dành cho gia đình, vợ chồng, cũng không có thời gian dành cho bản thân. Vội vàng ăn cơm, tắm rửa, dọn dẹp xong chuẩn bị đi ngủ. Sáng sớm hôm sau phải đi làm và bắt đầu một ngày bận rộn khác. Mệt quá thôi, gia đình hạnh phúc và nghỉ ngơi đều là thuốc đặc hiệu".

Cô vẫn đến châm cứu bốn ngày liền không ngừng nghỉ. Vì vậy, tôi giới thiệu đến phòng khám gần nhà để châm cứu cho đỡ mệt mỏi khi đi đường. Nhưng cô đến đó một lần rồi không chịu đi nữa, nhất quyết yêu cầu tôi phải châm cứu hàng ngày mới yên tâm.

Các bệnh tự miễn có liên quan mật thiết đến tính cách. Tôi nói: “Cô mới là phương thuốc đặc hiệu của chính mình, Cô là thầy thuốc giỏi nhất của bản thân cô”.

Cô giảng viên nghe xong liền bối rối.

Muốn hành động thì phải động tâm, tôi nghĩ ngợi rồi nói: “Cô là người cầu toàn, cân đo mọi thứ, thận trọng tỉ mỉ, có thể nổi trận lôi đình vì những điều vụn vặt tầm thường. Cuộc sống chỉ toàn là những điều tầm thường tương cà mắm muối. Hệ thống miễn dịch của cô luôn trong tình trạng chiến tranh. Khi căng thẳng, mệt mỏi, thân thể dễ bị mất cân bằng, không gây tiêu chảy thì cũng táo bón, không đi sai đường thì lại nhặt nhầm đồ, v.v.

Hệ thống miễn dịch cũng vậy, nếu quá bận rộn và kiệt sức, nó cũng sẽ mắc sai lầm và phản ứng thái quá, chẳng hạn như để giết một con kiến ​​nhỏ, lại mang ra một chiếc xe tăng, làm tiêu tốn rất nhiều năng lượng".

Giảng viên lặng người sửng sốt một lúc rồi hỏi: "Vậy phải làm sao đây?"

Tôi vỗ nhẹ vai cô nói: “ Mọi việc cứ để tùy duyên là được, sống một cuộc đời đơn giản, con cái khỏe mạnh, vui vẻ là được. Đừng thúc ép con về điểm số thành tích. Chồng về nhà là tốt rồi, đừng tức giận nếu anh ấy về muộn hơn một chút. Có việc làm là tốt rồi , đừng hờn dỗi vì không được thăng chức. Nếu quan tâm quá nhiều, dần cô sẽ bị mẫn cảm, khổ đau với mọi thứ”.

Cô cười ngượng nghịu nói: “Thầy thuốc ơi, làm sao chị biết hết về tình trạng của em vậy?”

Tôi nhấn mạnh: “Hệ thống miễn dịch vận hành theo tâm trạng của chủ nhân, khi thân tâm của bạn ở trạng thái cân bằng bình đạm, thì nó sẽ không động tí là nổi giận, như cuồng phong cuốn mọi thứ đi. Tâm an định rồi, thì hệ miễn dịch cũng an định, bảo trì được thân thể khỏe mạnh.”

Đằng sau mỗi người đều có mệnh, tu sửa mệnh rồi thì vận may sẽ tự đến.

Đằng sau mệnh là Đạo, có tấm lòng thiện lương mới là chính Đạo.

Sau khi cô thay đổi tâm tính, trên gương mặt cô cuối cùng cũng nở nụ cười đã đánh mất từ lâu, cảm giác tê dại ở cột sống cũng giảm bớt rất nhiều, điều hạnh phúc nhất là chồng cô lại có thể tận hưởng sự dịu dàng ngày xưa. Một tháng sau, cô cảm thấy gần như khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng tình hình dịch bệnh Covid-19 lại trở nên nghiêm trọng, anh chồng lo lắng nên tạm dừng điều trị.

Ngàn lần lặn lội tìm Tiên dược, một sớm ngoảnh đầu chợt nhận ra, sức khỏe nằm ngay trong ánh sáng của nội tâm mình, chẳng cần tìm đâu xa nhọc sức.

Tuyển tự “Cửu cửu quy chân - Thượng thiện nhược thủy”/ Nhà xuất bản Bác Đại, Đài Loan.

Ôn Tần Dung - Epoch Times
Thái Bình biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Ngàn lần lặn lội tìm Tiên dược, một sớm nhận ra ở trong tâm