‘Người già được chăm sóc vui hưởng tuổi Trời’ - chăm sóc như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chăm sóc người già như thế nào là tốt nhất, phù hợp nhất với ‘người già được chăm sóc vui hưởng tuổi Trời’ này? Lòng hiếu thảo đôi khi giống như sát khí, giết chết sinh lực của người già, là nỗi đau không thể chịu đựng được đối với người già.

Giới thiệu: Thy thuc Đông Y Ôn Tn Dung nhiu năm đm mình trong Đông y, hàng ngày tiếp xúc vi nhng bnh nhân muôn hình muôn v đến cha bnh, ngoài vic cha bnh, bà còn phân tích t nông cn đến thâm sâu cho bnh nhân, tìm ra ct lõi ca ngun bnh.

Sách “Thất tình quải tâm - Mê vân già huệ nguyệt” là trước tác th 7 ca bà, thu lc 34 câu chuyn sinh đng trong quá trình cha bnh, thp lên mt ngn đèn trí hu sáng sut cho thế nhân đang đau đn trong bnh tt và thng kh trong bin kh cuc đi.

Bác sĩ Ôn Tn Dung hin là Giám đc Phòng khám Đông y Minh Hu thành ph Đài Trung, Đài Loan.

‘Tuổi già được chăm sóc’

‘Tuổi già được chăm sóc’ là quan niệm của Khổng Tử trong bài “Đại đạo chi hành dã”. Nghĩa là người già cần được an dưỡng và một nơi chốn phù hợp. Khổng Tử đã nói trong “Luận ngữ” rằng: ‘Lão giả an chi’ (người già được khỏe mạnh yên vui). Nghĩa là người già cần sống trong yên vui được chăm sóc hưởng hết tuổi Trời.

Bản thân Khổng Tử có đức tu dưỡng ‘Bảy mươi tuổi muốn gì làm nấy, đều không vượt quá quy tắc’. Được mệnh danh là ‘Thiên cổ nhất Thánh’ (một vị Thánh trong ngàn năm lịch sử), Khổng Tử là người đứng đầu trong mười nhà tư tưởng thế giới. Cuộc sống của ông ‘ăn cơm rau uống nước, gối đầu tay ngủ khò’ không biết tuổi già sắp đến.

Trên thực tế, Khổng Tử mất vợ ở tuổi trung niên, về già lại mất con trai, những năm cuối đời thật ảm đạm. Ngay cả đệ tử tâm đắc nhất của ông là Nhan Hồi và Tử Lộ cũng rời đi trước ông, giống như nỗi đau mất con vậy. Khi Tử Cống đến thăm Khổng Tử, Khổng Tử đã bật khóc, bi ai hát: ‘Hỡi ôi núi Thái sụp! Rường cột gãy! Hiền triết héo tàn!’

Một năm sau khi Tử Lộ qua đời, Khổng Tử - bậc thầy chí thánh cũng từ giã trần gian, buồn thương vô hạn!

Chăm sóc người già như thế nào là tốt nhất, phù hợp nhất với ‘người già được chăm sóc vui hưởng tuổi Trời’ này? Lòng hiếu thảo đôi khi giống như sát khí, giết chết sinh lực của người già, là nỗi đau không thể chịu đựng được đối với người già.

Cụ già có con hiếu thảo

Một cụ ông 74 tuổi, ban đầu đến phòng khám của tôi để điều trị chứng tim đập nhanh, mờ mắt, khó tiêu và cao huyết áp. Tuy nhiên, huyết áp của ông nằm trong khoảng 100-130 huyết áp tâm thu, 65-80 huyết áp tâm trương, mạch đập thường thấp hơn 60 nhịp. Tôi nói với ông rằng huyết áp thấp quá mà ông vẫn cứ uống thuốc hạ huyết áp, tim sẽ yếu dần và thận sẽ sớm suy kiệt, huyết áp có liên quan đến tuổi tác.

Huyết áp khỏe mạnh bình thường của người trẻ tuổi là 120/80. Huyết của người cao tuổi là 140/90. Đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh thận có protein thì huyết áp nhỏ hơn 150/90. Tuổi lớn hơn 80 tuổi, huyết áp dưới 150/90. Đó đều được coi là bình thường. Trước 60 tuổi, huyết áp tâm trương tăng theo tuổi nhưng sẽ giảm sau 60 tuổi.

Ở Hoa Kỳ trên 65 tuổi, huyết áp tiêu chuẩn là 150/90. Trên 80 tuổi, huyết áp tiêu chuẩn là 160–170/90. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa huyết áp tiêu chuẩn: huyết áp tâm thu dưới 140/ huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg. Huyết áp tâm thu cao hơn 160/ huyết áp tâm trương cao hơn 95 được coi là huyết áp cao. Huyết áp tâm thu 140-160 và huyết áp tâm trương từ 90-95, là giá trị tới hạn.

Giáo sư Masahiko Okada đến từ Nhật Bản chỉ ra rằng dùng các loại thuốc Tây để giảm huyết áp, chất béo trung tính và cholesterol, có thể gây hại cho thận và thậm chí làm tăng tỷ lệ tử vong.

Tâm thu là áp lực trong não và tâm trương là áp lực trong tim. Huyết áp người già cần cao hơn một chút để máu có thể bơm ra ngoài, đầu bớt choáng váng, chân bớt yếu, eo lưng bớt đau nhức, tim bớt hồi hộp, tức ngực. Tôi bảo ông giảm dần thuốc Tây, không thể ngừng thuốc Tây ngay, vì sẽ gây tác dụng ngược, tôi phối hợp châm cứu và thảo dược Đông y để điều hòa huyết áp trong thời kỳ chuyển tiếp.

Con trai ông là người hiếu thảo, thiên về Tây y, nhưng tuân theo ý của ông, dùng Đông Y bảo dưỡng sức khỏe. Vừa nghe thấy cần giảm thuốc hạ huyết áp, người con lập tức phản đối, nói rằng Tây y giải thích là không thể ngừng thuốc, phải uống suốt đời.

Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức để giải thích cho anh ấy, huyết áp là chỉ số phản ánh chức năng cơ thể chứ không phải là bệnh tật. Khi huyết áp tăng đột ngột, không cần hạ huyết áp mà cần loại bỏ các yếu tố gây tăng huyết áp, huyết áp sẽ tự nhiên giảm trở lại. Hơn nữa, huyết áp thay đổi theo tâm trạng, giấc ngủ, thời tiết, bệnh tật và tuổi tác.

Con trai ông vẫn không chịu chấp nhận việc giảm dần thuốc hạ huyết áp, và bản thân anh ta cũng đang uống thuốc hạ huyết áp, mặc dù chỉ thỉnh thoảng huyết áp lại cao hơn một chút. Vì bác sĩ nói cao huyết áp là do di truyền, nên anh ta cứ uống thuốc sẽ an toàn hơn.

Tâm sợ hãi bất an còn nguy hiểm hơn cả huyết áp cao. Thường xuyên đo huyết áp cũng là một loại áp lực.

Ông cụ có chính kiến ​​riêng của mình, ông dần dần cắt giảm thuốc cao huyết áp, mỗi ngày vẫn đo huyết áp sáng tối, đây cũng là chuyện thường. Phải mất một năm ông mới chính thức ngừng uống thuốc cao huyết áp, ngoại trừ việc bị bệnh, giận dữ hoặc mất ngủ, huyết áp sẽ cao hơn một chút, mọi thứ khác đều ổn.

Đối với bệnh tim, uống thuốc Tây mỗi ngày 1 viên, đồng thời uống thuốc Đông y. Thị lực, tiêu hóa, gân cốt… đang được điều trị bằng châm cứu và thảo dược.

Người con rất hiếu thảo, khi nào có dịp đều đưa ông đi du lịch, cuộc sống của ông khá ổn định, hơn mười năm như thế, hãy nhìn “Cao đường minh kính bi bạch phát, triêu như thanh ti mộ thành tuyết” (Tạm dịch: Mẹ cha soi gương sầu bạc tóc, sáng còn xanh chiều đã tuyết sương), xem có cảm xúc thế nào?

Ông thường hỏi tôi, tại sao ông lại bị yếu tay chân? Điều này thật đau khổ cho người thích làm việc như ông! ông đã 80 tuổi, người vợ đã khuất núi. Tuổi già không có bạn đời, nỗi cô đơn trong tâm khiến đôi mắt - cửa sổ tâm hồn càng bị mờ đi.

Bác sĩ nói là do đục thủy tinh thể nên phải phẫu thuật, mắt trái làm trước, sau đến mắt phải. Nhưng kỳ trăng mật không dài, chỉ vài tháng sau ca phẫu thuật, mắt lại bắt đầu mờ.

Ông thường xuyên bị chảy nước mắt, ông cũng phải phẫu thuật, đến năm 90 tuổi, ông đã phải mổ mắt 4 lần. Bác sĩ nói mắt cần phải phẫu thuật lại, ông mất niềm tin vào ca phẫu thuật, chán nản và không muốn phẫu thuật lần nữa. Bởi vì qua mỗi lần phẫu thuật, là một lần sinh lực bị tổn thương trầm trọng.

Cụ ông 94 tuổi gầy gò, cao 1m50, nặng 38 kg, gầy guộc trơ xương, cơ thể dần suy tàn, loạng choạng mơ hồ bước đi trong nhân thế mênh mang. Thật là ‘Lão nhân am tịch diệt, hà xứ giải thê lương?’ (Tạm dịch: Người già quen tịch mịch, giải sầu thương nơi nào?)

Một lần đến khám, trông ông có vẻ chán nản, tôi hỏi ông: ‘Ông ơi, ông vẫn ổn chứ?’

Ông bĩu môi nói: ‘Hình như tôi bị bọn trẻ bỏ rơi, chúng ném tôi cho người giúp việc, mặc tôi một mình sống với người ta. Tôi rất cần tình thân, rất muốn các con ở bên.’

Nói đến đây, ông bật khóc! Tuy ông nói như vậy nhưng thực ra ông rất sợ con trai mình sẽ thương nhớ ảnh hưởng đến công việc, nên không dám nói gì, điều này rất mâu thuẫn. Bởi vì ông sợ lúc lâm chung sẽ không có con ở bên cạnh, nên cố nén trong lòng.

Trong khi lau nước mắt cho ông, tôi nói: ‘Thật đáng tiếc! Ông ơi! Con biết cảm giác của ông. Ông đã từng ở bên cha mẹ mình một cách chu đáo, và chăm sóc họ cho đến khi qua đời. Tuy nhiên, thời thế đã khác. Con người, gia đình, cuộc sống và công việc ngày nay rất căng thẳng, áp lực lớn, xin ông rộng lượng thông cảm cho họ!’

Đây cũng là chân dung của hầu hết các gia đình ngày nay.

Trong phòng khám, thường xuyên thấy các cụ già được người giúp việc đưa vào. Con trai, con gái bên cạnh chỉ cắm mặt lướt điện thoại di động chứ không giúp đỡ, dường như cứ chi tiền là xong.

Không tiền nào có thể mua được tình thân. Bao nhiêu người giúp việc cũng không thể thay thế được con cháu. Nhìn cảnh ấy tôi thấy thương cảm nên đi ra dìu vào. Đôi khi tôi cũng cố tình gọi các con của họ, giúp đỡ dìu cha mẹ, hoặc dặn dò các con của họ hãy quan tâm đến cha mẹ nhiều hơn.

Vô thường đến cướp đi sinh mệnh như thế nào?

Sáng sớm, ông cụ cùng người giúp việc đi dạo ngoài trời, đó là bài tập hàng ngày của ông. Vào một buổi sáng ánh nắng chan hòa, ông đang đi dạo trên đường về nhà, ông bị một chiếc ô tô tông vào làm ông ngã xuống đường. Tài xế thấy tác động của việc tông vào ông lão gây hậu quả nặng nề nên chạy mất. Lúc đó, ông chỉ cảm thấy đau ở chân trái, ông từ từ đứng dậy khỏi mặt đất và đi lại được.

Khi anh con trai nhận được cuộc gọi từ người giúp việc, anh lập tức đưa bố đến bệnh viện khám, chụp X-quang thì phát hiện đùi trái bị nứt và gãy xương nhẹ. Bác sĩ cho biết, người cao tuổi bị gãy xương và tỷ lệ tử vong trong quá trình phẫu thuật là 20%. Cô con gái lo lắng gọi cho tôi để hỏi xem có cách gì không?

Tôi đề nghị, nếu chỉ là nứt xương thì nên chăng xem xét điều trị bảo tồn (tức không phẫu thuật)? Việc cố định thạch cao có thể mất khoảng 3 tháng. Bởi vì ông cụ đã 94 tuổi và chỉ nặng 38 kg, chỉ còn da bọc xương, cuộc phẫu thuật cũng giống như một tai nạn mất máu! Cũng không nên chụp cắt lớp, vì giáo sư người Nhật Masahiko Okada đã chỉ ra rằng liều lượng bức xạ gấp 1000 lần so với phim chụp X quang, sẽ làm tổn hại đến dương khí người ta.

Một cuộc phẫu thuật đối với một ông già là một vết thương lớn, và sự hao tổn tinh - khí - thần, giống như nhổ tận gốc rễ của sự sống. Thuốc gây mê sử dụng trong ca phẫu thuật rất rủi ro và để lại nhiều di chứng. Thuốc kháng sinh được sử dụng sau khi phẫu thuật là thuốc mang tính cực đắng và lạnh, làm tổn thương tâm khí, dập tắt lửa tim và lửa sinh mệnh của thận. Điều khó chịu nhất là ở tuổi già như vậy mà còn phải chịu những thứ khổ đó sao? Có khác chi hình phạt lăng trì (tùng xẻo), hơn nữa, đây chưa phải là lúc phải phẫu thuật bắt buộc mang tính sinh tử.

Người con hiếu thảo, với mong muốn cha mình nhận được hiệu quả chữa bệnh nhanh nhất, nên đã cố gắng hết sức bác bỏ ý kiến của mọi người, để cha mình được phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, mọi người đều như kiến ​​bò chảo nóng, lo lắng không biết yếu tim như vậy có chịu được thuốc mê hay không? Một cơ thể gầy gò và thiếu máu như vậy liệu có chịu được một ca phẫu thuật lớn như vậy không? Mọi người đều đứng ngồi không yên, cảm giác như ngồi trên kim châm.

Khi người cha được đưa ra khỏi phòng mổ, bác sĩ nói ca mổ diễn ra tốt đẹp, nụ cười đó dường như an ủi người nhà rằng ông đã không chết trên bàn mổ, không bị vô thường cuốn đi. Khi thuốc mê đã hết, ông lão mở mắt ra, như thể lần đầu tiên được trải nghiệm gần với thần chết đến thế, khi nhìn thấy các con, nước mắt tuôn trào.

Sau ca phẫu thuật, ông được đặt ống khắp người, vết thương do ca phẫu thuật đau đến mức ông phải hét lên đau đớn! Tim yếu, khả năng chịu đựng đau đớn cũng yếu đi. Ông ban đêm ngủ rất trằn trọc, giữa đêm lại la hét, thậm chí còn tháo ống truyền dịch, đòi về nhà. Đến tối, đành phải tiêm cho ông một liều thuốc an thần nhẹ, rồi buộc tay chân ông vào giường.

Ông vẫn khóc lóc suốt đêm, kể rằng tất cả tổ tiên đều đến gặp ông, rồi ông tức giận hỏi: ‘Tôi không làm gì xấu, sao lại trói tôi, mau mau cởi trói, cứu tôi với!’, làm mọi người dở khóc dở cười. Quá nửa đêm, từ 3 đến 4 giờ sáng, cụ già mệt quá ngủ thiếp đi.

Ông cụ vốn là người nói nhiều nhưng sau ca phẫu thuật, ông trở nên im lặng và ít nói, thậm chí hỏi không trả lời. Một người bạn đến thăm, nhưng ông không phản ứng gì, như thể ông không quen. Trái với lệ thường hiếu khách và hay nói chuyện.

Ai đã lấy đi sự nhiệt tình của ông cụ?

Ông đôi khi không chịu uống thuốc và ăn cơm, hình như đang phản đối gì đó? Gia đình chăm sóc rất vất vả. Cuối cùng, ông có thể đi được một chút, nhưng ông không muốn đi, đi được vài bước, ông rất mệt và khó thở, phải ngồi trên xe lăn. Ông vốn từng tự đại tiểu tiện, sau ca phẫu thuật trở nên mất tự chủ và phải mặc bỉm, điều này làm tổn thương lòng tự trọng của ông, người vốn yêu thích sự sạch sẽ và khiến ông cảm thấy tự ti.

Đối với tài xế đã bỏ đi, gia đình đã đến cơ quan công an, kiểm tra màn hình giám sát và tìm ra chủ nhân của chiếc xe. Chủ xe cho biết hôm đó đang chở cháu đi học, vội nên không dừng lại, nói xong cũng không nói một câu ‘Xin lỗi’. Gia đình khiển trách tài xế vì thái độ vô trách nhiệm và yêu cầu anh phải chi trả chi phí y tế. Người đàn ông cho biết, ông là gia đình đơn thân, chỉ là công nhân lương thấp, không có khả năng chi trả chi phí y tế. Nói rằng không có khả năng chi trả chi phí y tế nhưng lại lái một chiếc ô tô cao cấp, người nhà rất tức giận. Nhưng khi ông cụ nghe nói đó là gia đình đơn thân, ông đã tha thứ cho anh ta và không bắt anh ta nộp nửa xu.

Sau khi ông xuất viện, ông ngồi trên xe lăn để châm cứu, người cuộn tròn, sắc mặt tái nhợt, tay chân yếu ớt, đầu óc lơ mơ, vẻ mặt thờ ơ.

Châm cứu điều trị

Ông cụ 94 tuổi dường như đang mất đi dương khí, để bổ sung dương khí, mời các Thần an vị. Châm cứu tại huyệt Bách hội, cũng là cổng Trời, đứng canh ở cổng trời, để không gặp ác mộng vào ban đêm, linh hồn sẽ không thoát ra. Ông tay chân yếu ớt, ngay cả bát ăn cũng không cầm được, cần có người đút thức ăn cho ông, đó là dấu hiệu của người yếu tim, để tăng lực cho tim, châm cứu huyệt Nội quan. Tay yếu, châm cứu huyệt Khúc trì, Hợp cốc, đồng thời phòng ngừa cảm lạnh là những điểm mấu chốt sau phẫu thuật.

Đối với người yếu chân, châm huyệt Dương Lăng Tuyền và Tam Âm Giao. Đối với đùi bị gãy, châm huyệt Phong Thị và Côn Luân , khai thông kinh mạch. Chán ăn cũng liên quan đến suy tim, châm cứu huyệt Túc Tam Lý, còn thúc đẩy quá trình tái tạo chữa lành vết thương.

Ông cụ đã từng châm cứu, không sợ kim tiêm, tuy nhiên sau khi mổ khí lực yếu, dùng kích thích nhẹ, sau khi châm cứu, sắc mặt ông trở lên hồng hào.

Thầy thuốc Ôn Tần Dung và cuốn sách 'Thất tình quải tâm - Mê vân già huệ nguyệt' của bà. (Tổng hợp)

Lúc này, ông chỉ còn 35 kg, con trai hiếu thảo mua rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng cho bố, bố đã quen với những món ăn đơn giản thanh đạm, không quen ăn những thực phẩm chức năng kia. Anh con trai nóng ruột trách bố không biết tiếc của Trời. Ông cụ nghe xong rưng rưng nước mắt.

Tôi nói với anh con trai rằng, hư nhược không thể bồi bổ được, người già tiêu hóa kém, tim yếu, không thể hấp thụ được thực phẩm cao dinh dưỡng. Hơn nữa, uống viên canxi và vitamin D3 dễ mắc bệnh tim, khiến bệnh tim càng nặng hơn. Tốt nhất nên ăn thực phẩm tự nhiên hơn là thực phẩm tinh chế.

Trong buổi châm cứu thứ hai, chân bị gãy của ông bắt đầu sưng lên, châm thêm các huyệt Âm Lăng Tuyền và Tam Âm Giao. Lần châm cứu thứ ba, bàn chân gãy của ông sưng tấy từ đùi đến bàn chân.

Ông đã bật khóc khi nhìn thấy tôi rồi nói: ‘Thầy thuốc, sao thầy thuốc lại ở xa thế!’

Tôi nắm chặt tay ông và dặn dò ông hãy tự chăm sóc bản thân.

Cha mẹ còn đó, cuộc đời còn có cội nguồn, còn có nhà mẹ để về, nếu không còn cha mẹ thì chỉ còn mỗi căn nhà trống vắng, phiêu bạt nơi phồn hoa cát bụi, lúc muốn lắng lòng khó tìm chốn bình an. Ôi buồn thay!

Sau đó, chân bị gãy của ông ngày càng phù nề, ông hôn mê suốt ngày, thời gian tỉnh táo ngày càng ít. Ông tựa hồ có linh cảm, Hắc Bạch Vô Thường đang chờ ở cửa. Mỗi khi con cái về thăm, ông như bừng tỉnh, nhìn các con, ông nắm chặt tay rồi khóc thảm thiết!

Sau ca phẫu thuật chưa đầy 2 tháng, ông đã kiệt sức cả về thể xác lẫn tinh thần, không thể chống chịu được nữa, đời là bể khổ mà!

Một ngày trước khi mất, ông rơi nước mắt xin con trai ở lại qua đêm với ông, nhưng con trai ông thích chơi thể thao vào sáng sớm và dắt chó đi dạo nên tự mình về nhà. Sáng hôm sau, ông cụ cô đơn về chín suối, bên giường không một bóng thân nhân.

Người giúp việc gọi điện rất lâu, cuối cùng cũng gọi được cho người con trai. Người con vội vàng đưa bố đến bệnh viện cấp cứu, bác sĩ nói rằng ông cụ đã qua đời. Người con trai nhờ bác sĩ cấp cứu, bác sĩ dùng một thiết bị điện giật để gây sốc cho tim - một thủ thuật hồi sinh trong tuyệt vọng!. Linh hồn của ông nhìn thấy xương ngực của mình bị nứt ra, tiếng la hét đớn đau thê thảm truyền đến trái tim cô con gái. Cô con gái có linh cảm, trái tim đau buốt, một cảm giác bất an dâng lên trong lòng.

Sống vào thời loạn thế mê lầm, người càng tỉnh táo thì càng đau khổ. Dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, bao nhiêu người già có thể sống trọn hồi kết của tuổi già? Rồi an nhàn thanh tĩnh ra đi trên giường ngủ của mình?

Tuyển từ “Thất tình quải tâm – Mê vân già huệ nguyệt” (Thất tình vướng trong tâm, mây mù che trăng sáng) / Nhà xuất bản Bác Đại, Đài Loan.

Ôn Tần Dung - Epoch Times
Thái Bình biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

‘Người già được chăm sóc vui hưởng tuổi Trời’ - chăm sóc như thế nào?