Nhân quả trong việc mất con, được con

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong cuộc sống, mọi việc đều có nguyên nhân và kết quả, nỗi đau mất con giống như một tai họa đối với một gia đình, nhưng không phải là không có nguyên nhân; cũng như niềm vui có một đứa con là điều tốt nhưng không phải là vô duyên vô cớ. Hai câu chuyện văn hóa truyền thống cho chúng ta biết nguyên do tại sao.

Con trai của thanh quan bạo bệnh mà chết

Câu chuyện đầu tiên xảy ra vào thời nhà Thanh, lúc đó anh Tào, con trai của Tào Ngũ Tập - Tri phủ Mông Hóa tỉnh Vân Nam, là một cử nhân ưu tú. Năm Càn Long thứ 21, Vô Tích xảy ra đại ôn dịch. Ở Vô Tích có người họ Hoa thích làm từ thiện, đã hiến tặng bộ sưu tập tranh cổ của mình, ủy thác cho anh Tào bán làm từ thiện, với hy vọng lấy được 800 lạng bạc để chôn cất những người chết vì bệnh tật trong thành.

Mọi người cảm động trước hành động chính nghĩa của ông Hoa. Anh Tào nhận được tám trăm lượng bạc, nhưng chỉ giao cho ông Hoa tám mươi lượng bạc, khiến cho ông Hoa phải chạy vạy mua quan tài, kết quả rất nhiều thi thể vẫn không được mai táng thích đáng.

Ảnh Pexels.

Sau đó không bao lâu, đột nhiên anh Tào mắc bệnh nặng rồi qua đời không lâu sau đó. Tào Ngũ Tập cảm nhận sâu sắc nỗi đau mất con, thống khổ khó nén. Tào Ngũ Tập viết một phong văn điệp gửi Đông Nhạc Thần, biểu đạt điều khúc mắc trong tâm: "Con làm quan thanh chính liêm khiết, con trai con cũng không có tội lỗi gì, sao lại xuất hiện loại báo ứng này”.

Một lần trong mộng, Tri phủ Tào được một người mặc áo xanh dẫn tới cửa chính điện, Đông Nhạc Thần nói cho Tri phủ Tào biết những việc con trai ông đã làm gần đây: "Lấy tiền của người khác, nuốt mất phúc lành của người khác, bỏ mặc xương cốt của nhiều người nơi hoang vu. Kiểm tra thư phòng của anh ta là có thể biết được".

Tào Ngũ Tập từ trong mộng tỉnh dậy. Ông vội vàng đến thư phòng của con trai, và tìm thấy trong đó có hơn 700 lạng bạc. Hóa ra anh Tào đã biển thủ số tiền bán từ thiện, Tào Ngũ Tập hiểu rằng cái chết của con trai mình là quả báo vì tội biển thủ số tiền bán đồ của người làm từ thiện.

Hành nghề y tích đức trời ban con trai

Câu chuyện thứ hai xảy ra ở Hồ Nam Trung Quốc thời cổ đại. Một người tên là Đơn Tâm, đến tuổi trung niên vẫn không có con nối dõi, khiến cho ông cảm thấy lo lắng tuổi già không nơi nương tựa. Bằng cách tự xét lại mình, ông nhận ra rằng, đó là quả báo cho hành động trái với đạo đức của mình khi còn trẻ. Thế là ông quyết định bù đắp cho những tội lỗi trước đó bằng cách tích đức làm việc tốt. Ông lựa chọn học y, thề tuân thủ mười quy tắc hành nghề y.

Ông chọn học y khoa và thề tuân theo mười nguyên tắc hành nghề y. (Ảnh wikipedia)

Đơn Tâm tuy nghèo nhưng ông luôn kiên định niềm tin trở thành thầy thuốc. Ông không nhận phí đi xe mỗi lần đi khám bệnh, tận tâm tận lực vì người bệnh. Ông chuẩn bị dược liệu thật bằng phương pháp cổ xưa, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo, trợ giúp người nghèo mua dược liệu, đem tiền người khỏi bệnh tạ ơn bố thí cho người khác. Mười năm thực hành y Đạo, Đơn Tâm trở thành danh y địa phương.

Một ngày nọ, có người nhờ ông giải cứu một người phụ nữ đang khó sinh nở, và lần này ông nhận được một món quà đặc biệt - một em bé được bọc trong chiếc áo choàng đỏ. Trên chiếc áo đó viết đầy những lời tiên tri về tương lai của em bé. Đứa bé lớn lên đúng như dự đoán và trở thành tể tướng ở tuổi ba mươi. Đơn Tâm cũng chứng kiến ​​​​tất cả những điều này, sống thọ trăm tuổi.

Hai câu chuyện này nói cho chúng ta biết: Làm thiện tất có thiện báo, làm ác tất có ác báo. Một người cho dù phạm sai lầm, chỉ cần thật lòng sám hối, lấy hành động thực tế sửa đổi, làm việc thiện tích đức, nhất định sẽ nhận được hồi báo tốt lành.

Triệu Tử Hinh - Sound Of Hope
Nguyên Anh biên



BÀI CHỌN LỌC

Nhân quả trong việc mất con, được con