Những tác phẩm về Đức Mẹ và mẹ được kỷ niệm trong tháng Năm: 1500 năm nghệ thuật

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự ảnh hưởng rất lớn của 1.500 năm nghệ thuật đối với tình mẫu tử là không thể phủ nhận. Bây giờ là tháng Năm và một lần nữa Ngày của Mẹ lại đến (ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5, năm 2024 là ngày 12/5).

Được đặt theo tên của nữ Thần mùa xuân và phát triển Hy Lạp Maia, tháng Năm (May) từ lâu là biểu tượng với sự sinh sôi trong văn hóa phương Tây. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại thường tổ chức tháng kết nối giữa mùa xuân với mùa hè bằng các nghi thức và lễ hội. Một cái cột cao với dải ruy băng, cây xanh, vòng hoa và vũ công cũng là những kết nối truyền thống khác giữa tháng Năm và sự hồi sinh.

Trong thời kỳ đầu lịch sử, những người theo đạo Kitô giáo đã bắt đầu liên kết với Mẹ Maria, mẹ của Chúa Giê-su với tháng Năm, có lẽ để đặt dấu ấn cho đức tin của họ vào các nghi lễ ngoại giáo. Rất lâu sau đó, vào thế kỷ 18, các tu sĩ Dòng Tên đã bắt đầu chính thức công nhận thực hành này, và thông qua các trường học, tháng Năm là tháng của Đức Mẹ đã lan rộng khắp các nước theo đạo Kitô giáo ở phương Tây. Ngày nay, Giáo hội Công giáo tôn vinh Đức Maria trong tháng Năm là “Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Giáo hội”.

Trong suốt quá trình phát triển lâu dài của lòng tôn kính Đức Mẹ, các họa sĩ Kitô giáo đã sáng tác vô số tác phẩm và tượng về Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng. Do đó, mặc dù Giáo hội Công giáo nhìn nhận một số vị thánh là thánh bảo trợ của tình mẹ, nhưng chính Đức Mẹ vẫn là biểu tượng của tình mẫu tử trong Giáo hội và trong nghệ thuật tôn giáo. Từ những biểu tượng đầu tiên cho đến thời điểm hiện tại, chính hai mẹ con Đức Mẹ và Chúa đã chinh phục được trái tim và trí tưởng tượng của nhiều người xem tranh.

Cửa sổ vào Thiên đường

Nhà biểu tượng học Anthony Sweere chia sẻ trên trang web của Đại học St. Thomas rằng: “Ở phương Đông, đặc biệt trong truyền thống Kitô giáo phương Đông, biểu tượng mang một ý nghĩa sâu sắc, một sự ân sủng.

Biểu tượng là 'cửa sổ dẫn vào Thiên đường'. Thông qua một hình ảnh, cho bạn thấy cuộc sống trên ngai của Thiên Chúa; Tuy nhiên, cuộc sống mà bạn đang quan sát cũng đang quan sát bạn.”

Trong nhiều thế kỷ qua, những biểu tượng này là truyền thống nghệ thuật cơ bản của Kitô giáo. Các biểu tượng có hình Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu thường mang các biểu tượng tôn giáo có ý nghĩa sâu sắc đối với những ai có thể lý giải chúng. Hơn thế nữa, họ miêu tả Chúa Hài Đồng như một người đàn ông thu nhỏ hoặc như một đứa trẻ với khuôn mặt người lớn. Trong bài viết “Chúa Giêsu Hài Đồng trong nghệ thuật và truyền thống lâu đời miêu tả Chúa như một đứa trẻ”, người viết đã chia sẻ minh xác rằng “nhiều hình ảnh trong số đó khá xấu, nhưng cũng giải thích rõ hơn rằng: “các họa sĩ không quan tâm đến sự nhấn mạnh về tính chân thực mà họ muốn thể hiện tính tâm linh hơn”. Đó là một nỗ lực miêu tả Chúa vừa là Thần Thánh vừa là con người, được hình thành đầy đủ như vậy ngay từ khi Ngài sinh ra.

A version of the popular icon "Our Mother of Perpetual Help" at St. James's, Spanish Place, a cathedral in London. (Renata Sedmakova/Shutterstock)
Một phiên bản của bức tranh biểu tượng nổi tiếng "Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp" tại St. James's, Spanish Place, một nhà thờ chính tòa ở Luân Đôn. (Renata Sedmkova/Shutterstock)

Được vẽ trong thời kỳ Phục hưng, linh ảnh “Our Lady of Perpetual Help(Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp) là một trong những tranh biểu tượng nổi tiếng hơn ở phương Tây vì vẻ đẹp và tính biểu tượng của nó. Ví như hình ảnh Đức Mẹ Mary đang nhìn thẳng vào người xem hơn là vào Chúa Hài Đồng đã chạy đến nhờ Người giúp đỡ. Phía trên họ là các Tổng lãnh thiên thần Michael và Gabriel, tay cầm các dụng cụ như giáo, thánh giá, đinh…..,về các dụng cụ đóng đinh Chúa Kitô. Chúa Hài Đồng đang siết chặt tay mẹ mình, và được Người che chở, và một trong những chiếc dép của Ngài đã bị lỏng, cho thấy sự sợ hãi và việc chạy trốn đến bên mẹ của Ngài. Các chữ cái Hy Lạp trong bức tranh và màu sắc đều có ý nghĩa cụ thể. Ví dụ như: Màu vàng gắn liền với Thiên đường, áo choàng màu xanh lam của Đức Maria có thể tượng trưng cho sự siêu việt và bí thiêng liêng.

Tình mẹ được đề cao

The central panel of the "Maestà," 1308–11, by Duccio di Buoninsegna. Tempera on panel. Museum of Siena Cathedral, Italy. (Public Domain)
Bức tranh bảng của "Maestà," 1308–11, bởi Duccio di Buoninsegna. Màu keo trên gỗ, Ý. (Phạm vi công cộng)

Trong khi Giáo hội phương Đông vẫn giữ phong cách về tranh biểu tượng này cho đến ngày nay, thì các họa sĩ phương Tây từ thế kỷ 14 trở đi đã vẽ Đức Maria và Chúa Giêsu theo cách tự nhiên hơn. Ví dụ, trong những bức tranh này, Đức mẹ tập trung nhiều sự chú ý vào con của Người và Chúa Giêsu trông giống một đứa trẻ thực sự hơn là một hình ảnh người lớn thu nhỏ.

Hình ảnh các vị Thánh đang vây quanh Đức Maria và Chúa Giêsu trong tác phẩm “Maestà” cuối thời trung cổ của họa sĩ Duccio di Buoninsegna được cho là đã khởi đầu cho việc quay lưng lại với phong cách tranh biểu tượng Byzantine đối với chủ nghĩa tự nhiên.

Hai trăm năm sau, khi thời kỳ Phục hưng nở rộ ở Ý, những bức tranh chân thực hơn về Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng này đều trở nên phổ biến. Bức tranh “The Virgin and Child With Saint Anne” của Leonardo da Vinci vẫn giữ chiếc áo choàng màu xanh truyền thống gắn liền với Đức Mẹ Maria, và Chúa Hài Đồng đang vuốt ve một con cừu non, hình ảnh của Mục Tử Nhân Lành. Nhưng khuôn mặt của Mary và mẹ của Bà, Anne, đặc biệt là những nụ cười nửa miệng đặc trưng của những bà mẹ mệt mỏi và đáng thương, khiến chúng ta tập trung sự chú ý vào những người phụ nữ này.

"The Virgin and Child With Saint Anne," circa 1503, by Leonardo da Vinci. Oil on poplar panel. Louvre Museum, Paris. (Public Domain)
Tác phẩm "The Virgin and Child With Saint Anne”khoảng năm 1503, bởi Leonardo da Vinci. Dầu trên bảng gỗ dương. Bảo tàng Louvre, Paris. (Phạm vi công cộng)
"Madonna and Child With Angels" (known as the "Madonna With the Long Neck"), 1534 until 1540, by Parmigianino. Oil on panel. Uffizi Gallery, Florence, Italy. (Public Domain)
Bức tranh "Madonna and Child With Angels" (được gọi là "Madonna With the Long Neck"), 1534 đến 1540, bởi Parmigianino. Dầu trên bảng. Phòng trưng bày Uffizi, Florence, Ý. (Phạm vi công cộng)

Trong tác phẩm “Madonna With the Long Neck” do một nhà thờ ở Parma quê hương ông ủy quyền, Họa sĩ Francesco Mazzola, được biết đến với cái tên Parmigianino, đã cho chúng ta thấy một Đức Mẹ có các Thiên Thần tham dự bên phải bà. Bên trái bà là tượng Thánh Jerome nhỏ hơn nhiều, kích thước của ngài cho thấy địa vị con người của ngài so với những nhân vật này từ Thiên đường.

Đức Mẹ hiện đại

A copy of Roberto Ferruzzi's "Madonna of the Streets" at the Church of the Holy Trinity in Croatia. (Zvonimir Atletic/Shutterstock)
Một bản sao tác phẩm "Madonna of the Streets" của Roberto Ferruzzi tại Nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở Croatia. (Zvonimir Atletic/Shutterstock)

Vài trăm năm sau, vào những năm 1890, họa sĩ Roberto Ferruzzi đã vẽ bức “Đức Mẹ Của Đường Phố”, một bức chân dung hoàn toàn theo phong cách hiện đại về hai mẹ con Người. Chiếc áo choàng màu xanh truyền thống vẫn không thay đổi và chiếc khăn màu vàng che đầu miêu tả màu sắc của thiên đường, nhưng vẻ mặt của Đức Mẹ trong tác phẩm mới này đã thu hút sự chú ý của chúng ta. Đôi mắt của Người nhìn lên trời và dường như đang lắng nghe ai đó trong khi con của bà đang ngủ yên trên ngực.

Điều thú vị là Ferruzzi không có ý định vẽ bức tranh này thành chân dung của Đức Maria và Chúa Giêsu. Ông lấy hình mẫu của mình là một cô bé 11 tuổi mà mình gặp trên đường phố Venice, đang ôm chặt em trai mình, để bảo vệ em khỏi cái lạnh của mùa đông.

Có lẽ vì ông đặt tên cho bức tranh này là “La Madonnina” hay “Little Madonna” nên khán giả Ý của ông đã ngay lập tức ca ngợi tác phẩm như một bức về Mẹ maria và con của Người. tác phẩm này trở nên cực kỳ nổi tiếng và ngày nay các bản sao của “Đức Mẹ Của Đường Phố” có thể được tìm thấy trong các gia đình và nhà thờ trên khắp nước Mỹ.

The "Modern Madonna and Child" on the cover of the Dec. 23, 1922, issue of The Saturday Evening Post. (Public Domain)
Bức ảnh "Modern Madonna and Child" trên trang bìa của tờ “The Saturday Evening Post” ngày 23 tháng 12 năm 1922. (Phạm vi công cộng)

Người Mẹ Tốt Lành

"Madonna of the Magnificat," circa 1483, by Sandro Botticelli. Tempera on panel. Uffizi Gallery, Florence, Italy. (Public Domain)
“Madonna of the Magnificat,” khoảng năm 1483, bởi Sandro Botticelli. Tranh bảng. Phòng trưng bày Uffizi, Florence, Ý. (Phạm vi công cộng).

Ở đây, chúng ta hầu như không thể liệt kê hết những tác phẩm vẽ Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng, từ những bức tranh nguyên thủy nhất của tranh biểu tượng của Kitô giáo thời kỳ đầu cho đến tác phẩm của các họa sĩ ngày nay. Bài đăng trực tuyến của Cindy Ingram có “25 tác phẩm về Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng” được yêu thích nhất trong lịch sử nghệ thuật”; Trong một trang khác cũng liệt kê hơn một trăm “Tác phẩm nổi tiếng vĩ đại nhất của Đức mẹ Maria”; và chúng ta vẫn có thể tiếp tục thêm hết hình ảnh này đến hình ảnh khác.

Từ nghệ thuật, văn học và giáo lý của Kitô giáo, chúng ta biết rằng cho đến cuộc Cải cách, toàn thể Kitô giáo đã tôn kính Đức Maria trong vai trò làm mẹ bằng nhiều cách như qua lời cầu nguyện thay và các cuộc hành hương đến các đền thánh và nhà thờ dành riêng cho Người. Vào cuối thời kỳ Phục hưng, hình ảnh và danh tiếng của Người đã có mặt khắp nơi trong các nhà thờ, nhà của những người giàu có và một số nơi công cộng.

Chúng ta cũng biết rằng trong 15 thế kỷ qua, những hình ảnh này của Đức Maria đã đề cao một số đức tính làm mẹ như: dịu dàng, che chở, chăm sóc và yêu thương. Nói một cách khác, những tác phẩm này đóng vai trò như những quảng cáo dịch vụ công cộng liên tục về tình mẫu tử, mặc dù chúng không có chủ ý như vậy. Madonna đã trở thành nguyên mẫu của người mẹ nhân hậu, một tấm gương mà những tác phẩm chân dung trên vải của bà chắc chắn đã chạm đến trái tim của hàng triệu người xem.

Suy cho cùng, trong chúng ta ai cũng có một người mẹ. Vì vậy, đây không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà chúng ta chỉ dạo qua trong bảo tàng hay nhà thờ. Đã qua nhiều thế kỷ, chúng ta không thể đo lường được, những bức tranh này chắc chắn đã mang lại nguồn cảm hứng, hy vọng và niềm an ủi cho vô số bà mẹ, đồng cảm với những người được những bà mẹ tốt ban phước và có lẽ mang lại niềm an ủi, cho những người không hạnh phúc với Mẹ.

Dù đức tin tôn giáo của chúng ta là gì, thì chúng ta có thể xem những bức tranh này hoặc những bản sao của chúng và nhận được một số món quà đặc biệt từ chúng trong Ngày của Mẹ năm nay.

"Madonna and Child," 1855, by Franz Ittenbach. Oil on canvas. Minneapolis Institute of Art. (Public Domain)
Tác phẩm “Madonna and Child," 1855, bởi Franz Ittenbach. Sơn dầu trên vải. Viện nghệ thuật Minneapolis. (Phạm vi công cộng)

Theo Jeff Minick - The Epoch Times

Thiên Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Những tác phẩm về Đức Mẹ và mẹ được kỷ niệm trong tháng Năm: 1500 năm nghệ thuật