Trí tuệ Đạo gia của người Ai Cập cổ đại: Thuật giả kim có phải dùng để luyện vàng không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 1995, Viện Nghiên cứu Getty California tiếp nhận một loạt vật phẩm của một nhà sưu tầm huyền bí người Canada.

Paul Getty là tài phiệt dầu mỏ thời giữa thế kỷ trước, đã từng 2 năm ở vị trí người giàu nhất thế giới. Sau khi ông qua đời, theo di chúc ông đã quyên một khoản tiền lớn thành lập quỹ tín thác, chuyên tài trợ cho nghệ thuật và văn hóa, là một trong những cơ cấu văn hóa và nghệ thuật lớn nhất thế giới.

Năm 1995, loạt vật phẩm mà Viện Nghiên cứu Getty nhận được là những vật phẩm mà cả đời nhà giả kim tên là Sigismund Bacstrom sống ở thế kỷ 18 sưu tầm được, đại bộ phận đều là giấy da dê viết bằng đủ loại ngôn ngữ cổ đại. Tài liệu có chữ viết đồng thời còn có hình vẽ minh họa gồm 68 bản viết tay, lên đến hàng nghìn trang.

Những nhà nghiên cứu vô cùng hưng phấn, bởi vì đây là lô tài liệu liên quan đến thuật giả kim. Thuật giả kim là một khoa học cực kỳ huyền bí và cũng khiến người ta không thể nào nắm bắt được trong lịch sử phương Tây, thậm chí khiến các nhà khoa học lớn thời kỳ Khai sáng say mê, ví như nhà vật lý Newton, nhà toán học John Dee, hay bác sĩ người Đức Michael Maier, ông là cố vấn của Rudolf II - Hoàng đế La Mã thế kỷ 16, bản thân Hoàng đế cũng là một nhà giả kim. Tuy nhiên chưa từng nghe thấy người nào trong số họ thực sự đã luyện được vàng.

Vậy những người này phải chăng đã bị khống chế não, hay là chìm đắm trong giấc mộng phát tài không tự mình thoát ra được?

Những nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Getty sau khi có được những bản thảo chép tay này thì đã tìm ra đáp án, hơn nữa còn phát hiện ra một câu chuyện đã bị che giấu mấy nghìn năm, nó liên quan đến khởi nguồn của mấy tôn giáo lớn cả phương Đông và phương Tây.

Cội nguồn các tôn giáo phương Tây - Thuật giả kim bị hiểu sai hàng nghìn năm

Ai Cập có một thành phố tên là Siwa, nằm ở trong sa mạc phía tây bắc Ai Cập ngày nay, do đó còn gọi là ốc đảo Siwa. So với Cairo thì Siwa là một thôn làng nhỏ. Tuy nhiên, vào một ngày năm 331 TCN, một nhân vật danh tiếng lẫy lừng đã đến tòa thành nhỏ tầm thường này, đó chính là Alexander Đại Đế - nhân vật mà không một người châu Âu nào lại không biết đến.

Alexander là Quốc vương của Macedonia, là con trai của vua Philip II. Cả đời Alexander chưa hề thất bại bất cứ trận chiến nào, ông là Chiến Thần số 1 tuyệt đối trong lịch sử quân sự phương Tây.

Vương quốc Macedonia đến trước thế kỷ thứ 4 TCN vẫn là quốc gia nửa man di trong thế giới Hy Lạp. Philip II là vị quân chủ đã chấn hưng Macedonia. Khi còn tại thế, ông đã đưa Macedonia lên thành bá chủ của thế giới Hy Lạp.

Sau này Philip II bị ám sát chết, Alexander mới ngoài 20 tuổi lên ngôi kế vị, sau đó ông tiến hành hàng loạt các hành động quân sự chưa từng có, ông đã xóa sổ Đế quốc Ba Tư khổng lồ. Đây là điều mà người thời đó ngay cả nghĩ cũng không dám nghĩ đến. Ông đánh một mạch sang phía đông, đến lưu vực sông Ấn Độ, thực sự khiến cả thế giới kính nể.

Năm 331 TCN, Alexander bao vây Gaza, đánh bại quân phòng thủ của Đế quốc Ba Tư, mở ra cánh cổng nối thông với Ai Cập. Sau khi đánh trận xong, Alexander liền cấp tốc đi đến Siwa, mà không đến Memphis - thành phố Ai Cập nổi tiếng. Hành động này của ông khiến tất cả các tướng lĩnh kinh ngạc, không biết rốt cuộc vị thống soái trẻ tuổi này muốn làm gì.

Tài liệu lịch sử chỉ ghi chép rằng, mục đích Alexander đến Siwa là để lễ bái ở ngôi đền Thần cổ xưa, tiếp nhận Thần dụ. Ngôi đền Thần đó thờ vị Thần chính là Amun của Ai Cập cổ đại, cũng được gọi là Vua của chư Thần. Cái tên Amun này chính là nguồn gốc từ Amen mà tín đồ Cơ Đốc sau này cầu nguyện thường sử dụng.

Macedonia là một bộ phận trong vòng văn hóa Hy Lạp, giống với các nơi khác của Hy Lạp, họ tín phụng các vị Thần trên đỉnh núi Olympia. Tại sao Alexander lại muốn đến ngôi đền Thần Amun của người Ai Cập cổ để tiếp nhận Thần dụ? Việc này khiến tất cả các nhà sử học suy nghĩ nát óc mà không tìm ra lời giải.

Giờ đây, Viện Nghiên cứu Getty có trong tay những tư liệu này và đã tìm ra câu trả lời. Trong những tàng thư đó có nói rằng, thầy của Alexander là Aristoteles đã nói với ông rằng, ở bên ngôi đền Thần Amun ở Siwa có lăng mộ của Hermes, bên trong có chôn những thư tịch huyền bí khiến con người có thể thành Thần. Chỉ cần được Thần Amun cho phép, thì thư tịch hyền bí này sẽ lập tức có được.

Hermes là con trai của Thần Zeus trong Thần thoại Hy Lạp, là sứ giả giữa Thần giới và nhân giới, cũng là Thần tiếp dẫn vong linh. Tàng thư của Getty không viết quá trình, chỉ viết kết quả, nói rằng Alexander quả thực đã tìm được lăng mộ của Hermes, hơn nữa còn tìm thấy mấy cuốn sách cổ trong lăng mộ, và một thạch bản làm bằng ngọc bích (tức ngọc phỉ thúy), bên trên có khắc mấy hàng chữ. Người đời sau gọi thạch bản bằng bích ngọc này là “Bích ngọc lục” (Emerald Tablet). Bích ngọc lục được cho là cội nguồn của thuật giả kim, là Thánh Kinh của thuật giả kim, giống như địa vị của Đạo Đức Kinh trong Đạo giáo.

Alexander sau khi có được những báu vật này lập tức triệu tập một loạt các học giả và các đại tế tư Ai Cập tổ chức thành nhóm phiên dịch, phiên dịch suốt ngày đêm. Alexander coi những cuốn sách cổ này và những sách được phiên dịch ra là những báu vật bất ly thân.

Alexander Đại đế. Miền công cộng)

Năm 323 TCN, Alexander qua đời ở tuổi 33. Các cuốn sách cổ và bích ngọc lục cũng vì thế cũng biến mất không có tông tích.

Thánh nhân La Mã

Hơn 300 năm sau, năm 32 sau Công nguyên, tại khu vực Cappadocia dưới sự thống trị của Đế quốc La Mã, có một thành phố tên là Tyana - gần khu vực Kayseri của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.

Trước và sau thế kỷ thứ 1 là thời kỳ cực thịnh của Đế quốc La Mã, bản đồ dường như bao phủ các khu vực xung quanh Địa Trung Hải, Địa Trung Hải trở thành hồ nội địa của Đế quốc, và được gọi là “Biển của chúng ta”. Còn Cappadocia trở thành một tỉnh hành chính trực thuộc quản lý của Hoàng đế nằm ở miền Đông của Đế quốc, và Tyana trở thành một thành phố giàu có đông đúc của tỉnh, và cũng là một thành phố nổi tiếng ở miền Đông, từ có lịch sử huy hoàng. Tyana từng là đô thị lớn của Đế quốc Hatti năm 1000 TCN, cũng là 1 trong những thành phố quan trọng nhất của Đế quốc Seleukos năm 300 TCN。

Trong thành Tyana có một thiếu niên 16 tuổi, tên là Balinas. Nhà Balinas khi đó cũng là một danh gia vọng tộc, do đó cha cậu hy vọngi bồi dưỡng cậu trở thành một lãnh tụ địa phương. Hơn nữa, Balinas quả thực cũng có tố chất này, cậu có trí nhớ và sự lĩnh ngộ siêu quần. Đến năm Balinas 15 tuổi, tìm cả thành phố không có ai có thể làm thầy của cậu được nữa, thế là Balinas đành phải tự học thành tài.

Một ngày nọ, Balinas đến một khu đổ nát bên ngoài thành Tyana. Theo những bậc trưởng lão trong thành nói, khu đổ nát này chính là một ngôi đền Thần của Đế quốc Seleukos. Ngôi đền Thần vốn rất to lớn hùng vĩ, nhưng do chiến tranh loạn lạc và nhiều năm không tu sửa, sau mấy trăm năm, đến thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên, thì chỉ còn lại tường vách đổ nát.

Ở giữa khu đổ nát là một cột trụ lớn cao sừng sững, vẫn còn nhìn thấy vết tích mạ vàng ở trên cột. Ở phần đỉnh cột là một tượng Thần đã bị hư hại nặng. Balinas hiếu kỳ đi đi lại lại quanh tượng Thần này. Bỗng nhiên cậu phát hiện ra ở ngực bức tượng có khắc mấy hàng chữ tiếng Hy Lạp cổ.

Tiếng Hy Lạp cổ là ngôn ngữ lưu hành thời đại Alexander, nhưng đến thời kỳ cuối của Đế quốc Seleukos, tức trước khi Đế quốc La Mã chinh phục khu vực Trung Đông, thì tiếng Hy Lạp cổ đã bị hỗn tạp vào các ngôn ngữ khác rồi, trở thành tiếng Aram địa phương. Đến thời đại Balinas, ở địa phương về cơ bản là không còn ai hiểu được chữ Hy Lạp cổ nữa.

Tuy nhiên, vấn đề ngôn ngữ này không làm khó cậu bé thiên tài Balinas được, bởi cậu là người hiểu tiếng Hy Lạp cổ. Cậu cẩn thận đọc, và kinh ngạc, thì ra những chữ viết trên tượng viết rằng: “Hãy xem, ta là Hermes. Ta đã từng đem 3 tầng trí tuệ của mình bày công khai trước mắt tất cả mọi người, nhưng hiện nay ta đã đem chúng cất giấu đi rồi”.

Dưới chân tượng, Balinas còn nhìn thấy một hàng chữ viết rằng: “Người nguyện ý học tập và tìm hiểu sự huyền bí của tạo hóa hãy tìm kiếm dưới chân ta”.

Balinas bỗng lóe lên linh cảm, cậu bắt đầu bắt tay vào dọn dẹp khu vực phía trước cột trụ và tượng Thần. Chữ khắc rõ ràng viết “hãy tìm kiếm dưới chân ta”, vậy mình sẽ tìm ở đây.

Balinas có khả năng hành động mạnh mẽ, đến khi gần tối, cậu đã dọn sạch đá vụn và cỏ phía trước tượng Thần, lộ ra nền lát gạch đá. Có mấy viên gạch trông rất kỳ lạ. Balinas đào xuống, quả nhiên mấy viên gạch này liên kết lỏng lẻo, cậu cạy gạch lên, lộ ra một cánh cửa vào căn phòng ngầm dưới đất.

Balinas rất xúc động, cậu tìm thấy 4 quyển thư tịch huyền bí trong hang dưới lòng đất. Mấy quyển thư tịch này chính là bích ngọc lục và thư tịch mà Alexander năm xưa đã phiên dịch.

Câu chuyện Balinas tìm báu vật này được miêu tả trong tàng thư mà Viện Nghiên cứu Getty nhận được.

Balinas chuyên cần khắc khổ học tập và tu luyện theo những thư tịch huyền bí đó, sau đó không lâu, anh đã trở thành một bậc cao nhân. Anh coi tiền tài là vật ngoại thân. Người cha qua đời đã để lại cho anh món tài sản kếch sù, anh đều để hết lại cho người em, còn bản thân Balinas thì chuyển đến miền Bắc Hy Lạp, và ở trong một ngôi đền Thần ở một thành phố tên là Agia.

Sau khi đến Hy Lạp, Balinas bắt đầu trị bệnh miễn phí. Phương thức trị bệnh của ông vô cùng kỳ lạ, ông không kê đơn thuốc cho bệnh nhân, cũng không làm bất kỳ việc chẩn đoán nào. Ông chỉ đến bên người bệnh, xem xét một chút, hoặc đi quanh vài vòng, hoặc vỗ vỗ lên thân người bệnh, sau đó cười hì hì và nói: “Bệnh của anh đã khỏi rồi”.

Lúc đó, người bệnh phát hiện ra rằng, sự đau đớn của căn bệnh của mình quả thực đã biến mất rồi.

Những người bệnh có tiền, sau khi được chữa khỏi, họ cảm kích khôn nguôi, thấy Balinas chỉ cô độc một mình, cuộc sống gian nan, họ muốn quyên tiền cho ông. Balinas cũng không từ chối, cười hà hà cầm lấy tiền, sau đó liền chia hết cho những người nghèo đang cần tiền. Rất nhanh chóng sau đó, các thành bang trên toàn Hy Lạp đều biết rằng ở đền Agia có một Thánh nhân có y thuật kỳ lạ.

Khi mọi người hỏi ông học được y thuật từ đâu, Balinas luôn mỉm cười và nói, ông là đệ tử của Thần Hermes, có được bích ngọc lục mà Hermes để lại.

Những kỳ nhân dị thuật, ở thời đại nào cũng có một đám đông người hâm mộ vây quanh, rất nhiều người Hy Lạp đến Agia bái Balinas làm thầy. Nhưng Balinas với tính tình hòa nhã lại rất cứng rắn trong việc thu nhận đồ đệ, tuyệt đối không bao giờ dễ dàng gật đầu. Nhiều người từ khắp nơi trên toàn quốc ngày ngày xúm đen xúm đỏ đến bái sư, suốt cả một năm, ông chỉ nhận vài người đệ tử.

Mỗi ngày, lúc sáng sớm, Balinas dẫn các đệ tử cùng tu tập thư tịch bí truyền, buồi chiều, ông chữa bệnh miễn phí cho mọi người.

Balinas ở ngôi đền Thần được 2 năm thì dẫn mấy đệ tử đi vân du khắp thế giới. Ông đi khắp các thành bang Hy Lạp, và cũng đến Ba Tư, Ai Cập, còn vượt qua Bắc Phi đến Tây Ban Nha và Âu Châu, thậm chí còn đến Ấn Độ.

Đến khi Balinas trở lại Athen, Hy Lạp, thì ông đã già rồi, ông được người dân Athen nhiệt tình đón tiếp, tuy nhiên cũng có một số người không vui, họ là những Đại tế tư của ngôi Đền thần Athen.

Các Đại tế tư thấy Balinas vân du trở về, danh tiếng vang lừng, thì ngọn lửa đố kỵ trong tâm của họ lách tách cháy lên. Rất nhanh chóng sau đó, ở Athen lưu truyền lời đồn rằng: Balinas là thầy phù thủy tà giáo.

Tin đồn này càng ngày càng lan rộng, càng tà ác, xem ra Balinas sắp phải ăn cơm tù rồi. Thế là ông phóng khoáng vẫy vẫy tay áo, từ biệt Athen, đem theo các đồ đệ đến La Mã.

Là vàng thì ở đâu cũng phát sáng, Balinas ở La Mã chữa bệnh cho mọi người, và rất nhanh chóng lại nổi tiếng. Khi đó, Hoàng đế La Mã là Domitian thấy danh tiếng của Balinas ở La Mã càng ngày càng lớn, đi đến đâu cũng có đám đông người hâm mộ tiền hô hậu ủng, thì trong lòng Hoàng đế nổi lên tâm tật đố. Hoàng đế sai Tòa án La Mã bắt Balinas với tội phản quốc.

undefined
Hoàng đế La Mã Domitian. (Wikipedia)

Nhưng kỳ lạ là, trên tòa, khi quan tòa mở cuộn giấy ra chuẩn bị đọc những lời phán xét kết tội Balinas, bỗng ông ta phát hiện ra, tờ giấy da dê vốn đã viết đầy chữ, giờ đây tất cả chữ đã biến mất, trước mặt quan tòa chỉ là tờ giấy trắng.

Quan tòa rất buồn bực, rõ ràng là đã kiểm tra lại rồi, những chữ này đã viết rồi, đã viết lời phán quyết kết tội rồi, nhưng dưới con mắt chằm chằm của mọi người, ông cũng không biết nên làm thế nào. Ông há miệng cứng lưỡi mãi, cuối cùng đành phóng thích Balinas.

Hoàng đế Domitian vốn muốn đưa Balinas vào chỗ chết, nghe được chuyện kỳ lạ này, sắc mặt vàng ra, xanh lại, cái tâm tật đố lại bắt đầu thiêu đốt trong tim, trong tâm thầm nghĩ: “Balinas - ngươi là kẻ nhà quê từ vùng quê mùa đến đây mà cũng xứng đáng làm Thần tích ư”.

Sau đó Hoàng đế sợ hãi, cuối cùng ông quyết định đơn giản là trục xuất Balinas ra khỏi lãnh thổ, mắt không nhìn thấy nữa là yên tâm rồi.

Balinas dẫn các đệ tử rời khỏi La Mã, đi về phía Tây, đến Tây Ban Nha. Nào ngờ chưa được bao lâu, tin tức Tây Ban Nha có một Thánh nhân tên là Balinas lại truyền về La Mã, truyền đến tai Hoàng đế Domitian. Domitian tức giận: “Tại sao đi đến đâu ngươi cũng được mọi người kính yêu như thế”.

Điều khiến Domitian càng căng thẳng hơn là Balinas thường xuyên thu thập các loại đá khoáng, bí mật làm các loại thí nghiệm, hơn nữa vừa làm thí nghiệm lại vừa nói với các đệ tử xung quanh: “Đây là cánh cổng bước tới tự do”.

Domitian nghe thấy tin tức này thì thực sự không thể ngồi yên được nữa: "Hắn vừa có người ủng hộ, lại vừa có kỹ thuật chế tác vũ khí, đó chẳng phải là từng bước tạo phản đó sao?”

Thế là Domitian sai quân tinh nhuệ đến Tây Ban Nha áp tải Balinas về La Mã.

Lần này, đích thân Domitian làm quan tòa xét xử Balinas. Tất cả những người vai vế trong thành đều đến vây quanh xem, họ thấy Balinas bình tĩnh bước vào pháp đình, không nhìn ai cả, chỉ lặng lẽ đứng ở vị trí bị cáo.

Lúc này, Domitian vốn trước đó đang tức giận đùng đùng, thì giờ đây lại biểu hiện ra rất kỳ lạ, dường như tinh thần có chút hoảng hốt, lộ ra vẻ hoang mang. Hoàng đế xem tờ phán quyết rồi lại đặt xuống, rồi lại nhìn Balinas, rồi lại nhìn phát quyết thư, cứ như thế mãi, rồi đột nhiên nói: “Vô tội”.

Tất cả mọi người có mặt ở phiên tòa đều không tin vào tai mình. Nhưng lúc này, việc khiến người ta càng kinh ngạc hơn đã xảy ra.

Chỉ thấy Balinas ở vị trí bị cáo, bỗng nhiên mất tích, như một làn gió không có hình bóng.

Lúc này, Domitian mới từ trạng thái hốt hoảng tỉnh lại, ông biết Balinas không phải người phàm, mà là Tiên nhân, mình không thể nào làm gì với ông ấy được. Từ đó, Domitian mới từ bỏ ý định hại Balinas.

Phiên tòa đó đã chấn động khắp La Mã, tất cả mọi người đều biết Balinas không phải là người phàm.

Mấy năm sau, một ngày nọ, Balinas đã ngoài 70 đang ở trên quảng trường thành phố Ephesus giảng bài cho các đồ đệ. Ephesus cũng là một đô hội lớn phương Đông của Đế quốc La Mã, nó nằm ở gần Selcuk - một thị trấn nhỏ của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Balinas đang giảng bài, bỗng nhiên ông dừng lại, sau đó cúi đầu xuống, dường như có điều gì suy tư. Một lúc sau, ông ngẩng đầu nói với các đệ tử rằng: “Bạo quân chết rồi”.

Bạo quân ở đây là nói Hoàng đế La Mã Domitian. Các đệ tử không tín lắm: “Sư phụ, ngài đang giảng bài cho chúng con ở đây, chuyện xảy ra ngoài ngàn dặm ở La Mã, sao ngài có thể biết được?”

Cho đến hơn 1 tháng sau, từ La Mã truyền đến tin tức, quả nhiên Domitian đã bị thích khách do vợ ông ta sai đến ám sát. Thời gian xảy ra sự việc đúng vào thời điểm Balinas nói hôm đó.

Năm 98, Balinas qua đời, ông đã để lại mấy cuốn sách cho các đệ tử. Các đệ tử an táng ông ở quê nhà Tyana. Sau đó không lâu, một sự việc chấn động lại xảy ra. Thì ra ở La Mã có một người hâm mộ Balinas cuồng nhiệt, luôn muốn trở thành đệ tử của ông, nhưng đều bị ông từ chối.

Sau khi nghe tin Balinas qua đời, anh ta không cam lòng: “Ngài rời thế gian rồi, con tìm ai để bái sư đây?”

Anh ta một lòng muốn có được một chút di vật của Balinas làm vật kỷ niệm. Thế là nửa đêm, anh ta lặng lẽ ra mộ của Balinas, mở quan tài ra xem, bỗng ngây người ra. Thì ra quan tài trống rỗng, không có bất kỳ vật gì, chỉ có một chiếc giày mà Balinas đi khi còn sống.

Câu chuyện trên là ở tàng thư chép tay mà Viện Nghiên cứu Getty có được. Các nhà nghiên cứu xem đến đây thì đã đưa ra kết luận: Alexander Đại Đế tuy là người đầu tiên có được bích ngọc lục, nhưng ông ấy không phải là người tu luyện theo thư tịch bí truyền này. Mấy trăm năm sau, Balinas mới là người tu luyện chân truyền sau khi có được bích ngọc lục.

Thuật giả kim có thể luyện ra vàng được không?

Lúc này, điều khiến các nhà nghiên cứu hiếu kỳ nhất là, Balinas đã lĩnh ngộ được ý nghĩa đích thực bảo điển thuật giả kim - Bích ngọc lục (Emerald Tablet), vậy rốt cuộc ông có luyện ra vàng không?

Bích ngọc lục (Emerald Tablet) phiên bản tiếng Latin. (wikipedia)

Bản thân bích ngọc lục chỉ có mấy câu đơn giản khiến người ta không hiểu gì cả. Khi giải thích bích ngọc lục, Balinas đã viết: “Nếu muốn có linh hồn bất diệt thì ắt phải từ bỏ sở thích vật dục. Tinh thần mới là thứ cao quý đáng coi trọng. Nhưng muốn đạt đến tinh thần thuần tịnh, ngoài từ bỏ ham dục vật chất, vẫn còn cần các biện pháp phụ trợ khác”.

Biện pháp phụ trợ khác là gì? Balinas viết một lượng lớn về quá trình làm thế nào dùng các khoáng chất để chế tác thành đan dược. Ông giải thích rằng: “Vũ trụ là lưu động, có quang minh, cũng có hắc ám, có thiện cũng có ác, đồng thời trong vũ trụ còn có sự lưu thông của năng lượng. Cơ thể con người cũng giống như vũ trụ, đan dược có thể trợ giúp năng lượng của con người được lưu thông không gặp trở ngại. Hơn nữa, các đan dược khác nhau có thể giúp các đường thông năng lượng khác nhau lưu thông”.

Các nhà nghiên cứu lúc này mới bừng tỉnh ngộ, thì ra vàng trong thuật giả kim không phải vàng bạc thực sự, mà nó tương đương với kim đan trong Đạo gia phương Đông. Thảo nào xưa nay không ai nghe nói thuật giả kim có thể phát đại tài.

Xem tiếp, các nhà nghiên cứu thấy bích ngọc lục và thuật luyện đan của Đạo gia phương Đông, về lý niệm là rất giống nhau. Họ đều cho rằng, vũ trụ do 2 loại vật chất cơ bản cấu thành, Đạo gia gọi là Âm - Dương, thuật giả kim gọi là sự đối lập của 2 loại năng lượng thiện ác.

Ngoài ra, Đạo gia và thuật giả kim đều truy cầu sự trường tồn của tinh thần, đồng thời cũng nhấn mạnh sự chuyển hóa và trưởng thành nội tại thân thể người. Đạo gia lấy việc luyện ra kim đan, trở thành Tiên làm mục đích, còn thuật giả kim thì tu luyện ra hòn đá vạn năng của bậc hiền giả, cũng đạt được thành Thần bất diệt.

Thuật luyện đan của Đạo gia chia làm nội đan và ngoại đan. Ngoại đan là an đỉnh thiết lư, thái dược luyện vàng. Nội đan là gì? Thực ra là tu luyện khí công, trông có vẻ giống yoga của Ấn Độ hay tọa thiền của Phật giáo, lấy thân thể người là lò luyện, kim đan được luyện ra ở bên trong thân thể người, chứ không phải từ lò luyện rồi nuốt đan, mà là trực tiếp sinh trưởng bên trong thân thể người. Vị trí bụng dưới là đan điền.

Thực ra nội đan và ngoại đan xưa nay không có sự phân biệt rõ rệt, và thời càng xa xưa hơn cũng có nội đan, thời cận đại cũng có ngoại đan. Những danh từ này không có ý nghĩa thực tế, chỉ là các thời đại khác nhau, quan niệm của con người khác nhau, nên những bộ phận có thể triển hiện ra cho mọi người thấy cũng khác nhau, chỉ là hiện tượng bề ngoài khác nhau.

Thuật giả kim mà bích ngọc lục diễn biến sinh ra, thực tế gần với thuật ngoại đan của Đạo gia, cũng chính là phương thuật thời đại Tiên Tần. Lịch sử phương Tây không phát triển ra tu luyện khí công nội đan.

Thế là các nhà nghiên cứu rút ra kết luận: Thuật giả kim có lẽ chính là Đạo gia phương Tây. Hermes tương đương với Lão Tử của phương Đông.

Hiện nay trong sách giáo khoa, chúng ta thường coi Lão Tử là nhà triết học. Thực tế thời Hán, Ngụy, mọi người cũng coi Lão Tử là ông tổ của Thần thông và phương thuật.

3 tôn giáo lớn và bích ngọc lục

Hơn nữa, ý nghĩa của bích ngọc lục có thể không chỉ như vậy. Vị Pharaoh của vương triều thứ 18 của Ai Cập là Akhenaten. Ông là vị quân chủ đầu tiên đề ra giáo nghĩa Nhất Thần giáo. Rất có thể ông đã ảnh hưởng đến anh em của mình. Trong tình hình Nhất Thần giáo không thể nào có chỗ đứng ở Ai Cập, ông đã mời một thành viên hoàng thất rời quê hương, đưa Nhất Thần giáo đến với quần thể người phù hợp. Người anh em này có thể là ông tổ của người Do Thái - Nhà tiên tri Mose. Xuất Ai Cập chính là chỉ về sự kiện này.

Lý niệm Nhất Thần giáo của Pharaoh Akhenaten từ đâu mà có? Bởi vì tổ tiên của ông đều tín phụng Đa Thần giáo của Ai Cập. Năm 1939 xuất bản sách “Mose và Nhất Thần giáo”, nhà tâm lý học Sigmund Freud cho rằng, Mose là người thời đại Akhenaten, ông đã sử dụng tư tưởng Nhất Thần giáo của Pharaoh để sáng tạo ra một tôn giáo mới, đồng thời dạy lại cho người Do Thái.

Năm 1997, Đại học Harvard xuất bản cuốn sách “Mose người Ai Cập” của Jan Assman, cũng đã biểu đạt quan điểm này. Assman cho rằng, bản đá bích ngọc lục có liên hệ trực tiếp với Do Thái giáo, bởi vì trong truyền thuyết, Hermes đã từng đem bích ngọc lục trao cho chị gái của Mose - Nữ tiên tri Miriam. Có thể Mose đã có được nội dung của thạch bản từ chị gái của mình.

Nếu tri thức ban đầu của Nhất Thần giáo của Mose là đến từ Pharaoh Akhenaten, từ bích ngọc lục, như thế thì toàn một nguồn gốc của tôn giáo hệ Abraham đều có nguồn gốc từ bích ngọc lục.

Nói về triết học phương Đông, trong Đạo Đức kinh của Lão Tử có một câu thế này: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm nhi bão dương, xung khí dĩ vi hòa”. Nghĩa là: “Đạo sinh 1, 1 sinh 2, 2 sinh 3, 3 sinh vạn vật. Vạn vật mang khí âm và khí dương, xung khí hài hòa”.

Bích ngọc lục lưu truyền lại chỉ có 13 câu, từ bản chữ Latin phiên dịch lại như sau:

1. Chân thực không giả, vĩnh viễn không nói dối, ắt sẽ đem lại chân thực.

Đại ý là, với cái tâm chân thành thì mới có thể hiểu được chân tướng của sinh mệnh. Đạo gia gọi người đắc Đạo là Chân nhân, như vậy, người thế tục là người giả, phải bạt bỏ cái giả, giữ cái chân, phải tu chân. Câu thứ 2 và thứ 3 của bích ngọc lục là:

2. Dưới giống như trên, trên giống như dưới, dựa vào đó thành tựu kỳ tích của Thái nhất.

3. Vạn vật vốn là một, từ một phân hóa mà thành.

Câu này đối ứng với câu nói trong Đạo Đức kinh “Đạo sinh 1, 1 sinh 2, 2 sinh 3, 3 sinh vạn vật”.

Rõ ràng bích ngọc lục và Đạo Đức kinh về phương thức tư duy, về nhận thức đối với quá trình sinh thành thế giới, thực sự có sự tương đồng cao. Đạo giáo phương Đông và tôn giáo Ai Cập cổ đại, tuy thờ rất nhiều Thần Tiên, nhưng kỳ thực họ nhận thức về cội nguồn của thế giới là rất đơn nhất. Truy về nguồn gốc thì sự xung đột của chúng với Nhất Thần giáo cũng không có lớn như vậy.

Cuối cùng giải một ấn đố. Khi người hâm mộ Balinas đào mộ ông lên, thấy không có gì ngoài 1 chiếc giày. Sự tình này trong Đạo giáo phương Đông gọi là “Phép thi giải”. Điều này có nghĩa là, người này đã thành Thần bất tử rồi, nhưng giả chết 1 lần để mọi người thấy, thực ra người thực đã ra đi rồi, thi hài trong quan tài đó là dùng một chiếc giày biến thành. Một thời gian sau, có người đồng hương đi xa trở về nói, tôi ở vùng này nhìn thấy ông này nhà các anh, ông ấy còn nhờ đem một vật về cho các anh. Người nhà cảm thấy rất kỳ lạ, ông ấy rõ ràng đã chết, đã chôn rồi. Nhưng đồng hương nói, không sai, thực sự vào thời gian đó tôi đã gặp ông ấy. Thế là người nhà đào mộ lên, bên trong quan tài không có gì hết, không có hài cốt, chỉ có một chiếc giày. Lúc này họ mới biết người này đã thành Tiên đi rồi.

Theo Wenzhao
Trung Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Trí tuệ Đạo gia của người Ai Cập cổ đại: Thuật giả kim có phải dùng để luyện vàng không?