Trung Quốc: Nguyên nhân đằng sau cái chết đột ngột của Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo The Paper, ông Mao Hoằng Phương (Mao Hongfang), Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang kiêm Bí thư Đảng ủy tỉnh, qua đời vào 11/12/2023 "do một cơn đau tim đột ngột, sau khi được cấp cứu và điều trị thất bại", tại Hàng Châu, hưởng dương 58 tuổi. Một số cư dân mạng đã đặt câu hỏi liệu nguyên nhân cái chết của ông có liên quan đến virus Covid-19 hay không.

Theo thông tin công khai, ông Mao Hoằng Phương sinh vào tháng 6/1965 tại Ninh Ba, Chiết Giang, giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Dư Diêu, Bí thư Quận ủy Bắc Lôn, Thị trưởng thành phố Gia Hưng, v.v. từng giữ chức vụ Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang, Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban Công tác Giáo dục Tỉnh ủy Chiết Giang.

Trong nhiệm kỳ của mình, ông Mao Hoằng Phương đã cống hiến cả đời cho chính quyền Trung Quốc. Các trường đại học, trung học cơ sở và tiểu học dưới quyền của ông ta đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm vu khống Pháp Luân Công và đầu độc học sinh. Trong những năm gần đây, do dịch bệnh, những quan chức làm việc chăm chỉ cho chính quyền Trung Quốc đã chết vì bệnh nặng, số người chết vì nhồi máu cơ tim đột ngột ngày càng gia tăng. Lý do là gì?

Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, cho biết: Bệnh dịch này là “để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng”.

Tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, đã bôi nhọ Pháp Luân Công và vu khống là tà giáo, phát động cái gọi là chiến dịch chống giáo phái trên toàn quốc để tẩy não người dân, đặc biệt là truyền bá tư tưởng chống Pháp Luân Công trong học sinh và đầu độc họ. Với tư cách là một quan chức của ĐCSTQ, đặc biệt ông Mao Hồng Phương là Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang, không thể trốn tránh trách nhiệm về cuộc đàn áp Pháp Luân Công trong tỉnh.

Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, vào ngày 13/6/2018, quận Bắc Lôn, thành phố Ninh Ba đã tổ chức một cuộc họp được gọi là báo cáo tình hình ‘chống giáo phái’ nhằm thúc đẩy cái gọi là công khai và giáo dục chống giáo phái. Đảng bộ thành phố Ninh Ba và Bí thư Quận ủy đã tham dự cuộc họp.

Trong thời gian ông Mao giữ chức Phó Bí thư Thành ủy và Thị trưởng Gia Hưng (từ tháng 7/2018 đến tháng 10/2021), tháng 8/2018, Trường Mẫu giáo Thực nghiệm Gia Hưng đã tổ chức cho toàn thể giáo viên, nhân viên thực hiện các hoạt động với chủ đề “Cuộc sống tốt đẹp hơn, Tránh xa các giáo phái". Mỗi giảng viên phải ký vào Bản cam kết "Chống giáo phái" và hứa "không nghe, không tin và không lan truyền".

Vào ngày 7/1/2021, trường tiểu học Đông Trạch ở khu vực Nam Hồ, thành phố Gia Hưng, đã thành lập cơ sở giáo dục cảnh báo và tuyên truyền chống 'tà giáo' đầu tiên trong trường học của thành phố, bằng cách lập gian hàng, dán các áp phích tuyên truyền chống 'tà giáo', khẩu hiệu cảnh báo, v.v., để đầu độc học sinh tiểu học.

Trong thời gian ông Mao giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang (từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2023), sáng ngày 15/11/2023, hoạt động 'Tuyên truyền cảnh báo chống tà giáo vào các trường đại học' của tỉnh Chiết Giang được tổ chức tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Hàng Châu. Sự kiện này do Ủy ban Chính trị và Pháp luật của tỉnh ủy, Sở Giáo dục tỉnh, Sở Công an tỉnh, Hội Chống Tà giáo tỉnh phối hợp tổ chức, cùng với sự hợp tác của Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Hàng Châu, Sở Giáo dục thành phố, Sở Công an và các đơn vị khác.

Vào ngày 22/11/2022, tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Chiết Giang, “Liên minh chống giáo phái” gồm 7 trường ở quận Tân Giang, Chiết Giang đã tổ chức sự kiện “Tháng giáo dục và công khai chống giáo phái năm 2022”. Các thành viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật quận Tân Giang cũng trao bằng khen cho các giảng viên “xuất sắc” trong hoạt động “chống tà giáo” trong khuôn viên trường.

Ngày 7/7/2022, Ban Tuyên giáo Tỉnh Chiết Giang, Ban Chính trị - Pháp luật Tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giáo dục tỉnh và các đơn vị đô thị đã tổ chức cái gọi là 'Đồng hành chống tà giáo, cùng xây dựng an toàn'. Trong những năm gần đây, các trường cao đẳng và đại học ở tỉnh Chiết Giang đã tổ chức hơn 60 đội với hơn 2.000 người mỗi năm, sử dụng dịp thực tập hè và các cơ hội khác để đi các nơi tiến hành tuyên truyền chống 'Tà giáo'.

Sáng ngày 17/2/2022, trường tiểu học Đông Viên, Hàng Châu đã tổ chức hoạt động tuyên truyền 'Tôn sùng Khoa học, Phản đối Tà giáo' trong ngày đầu tiên của năm học mới.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ, còn rất nhiều hoạt động thực tế được tổ chức trực tiếp tại Sở Giáo dục tỉnh Giang Tô và Chiết Giang cùng với Ủy ban Chính trị, Pháp luật và Hệ thống Công an, những cơ quan chỉ đạo đàn áp Pháp Luân Công, nhằm mục đích vu khống và đàn áp Pháp Luân Công.

Một số lượng lớn quan chức ĐCSTQ đã chết trong dịch bệnh

Trong một số thời kỳ cao điểm của dịch bệnh, vào tháng 12/2022, thường xuyên có những cái chết của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.

Vào tháng 12/2022, số quan chức cấp cao của ĐCSTQ thiệt mạng tăng chóng mặt, trong đó có cựu Phó Tỉnh trưởng Tứ Xuyên Điêu Kim Tường; cựu Chủ tịch Tỉnh ủy Giang Tây Chu Trị Hồng; cựu Phó Giám đốc Ủy ban Thể thao Quốc gia Lưu Cát; cựu Phó Tổng Tham mưu trưởng Lý Cảnh; nguyên Phó Cục trưởng Bộ Công nghiệp Điện lực của Bộ trưởng ĐCSTQ Kiển Tiên Phật và các quan chức cấp cao khác đều chết vì bệnh tật vào thời đỉnh điểm của dịch bệnh.

Theo thống kê của các phóng viên The Epoch Times, tính đến ngày 10/10/2023, ít nhất 66 quan chức cấp tỉnh và cấp bộ của chính quyền Trung Quốc đã qua đời vì bệnh tật, 58 người trong số đó là đảng viên.

Trong vòng ba tuần từ nửa cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/2023, ít nhất 20 quan chức cấp cao qua đời vì bệnh tật, trong đó có 14 người là đảng viên.

Trong số các quan chức chết vì dịch bệnh, một số có liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Trang web Minghui.com đưa tin rằng những quan chức sau đây tham gia cuộc đàn áp đều chết vì dịch bệnh.

Từ Dược Vượng (Từ Diêu Vượng), Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Nhà tù Nữ tỉnh Giang Tây, mắc bệnh Covid-19 vào nửa cuối năm 2022 và qua đời vào khoảng 12 giờ đêm ngày 27/12/2022.

Từ Văn Đấu, giám đốc văn phòng 610 (một tổ chức bất hợp pháp chuyên đàn áp Pháp Luân Công) tại Mỏ dầu Giang Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã trở về nhà mới của mình ở Thành phố Vũ Hán trong dịp Tết Nguyên đán 2020 và mắc bệnh Covid-19 và chết.

Tạ Thụ Phàm, cựu phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, kiêm giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cẩm Châu, đã qua đời tại bệnh viện sau khi bị nhiễm dịch vào ngày 30/12/2022.

Đằng sau cái chết đột ngột

Để che đậy dịch bệnh, ĐCSTQ cấm đưa tin nguyên nhân cái chết của những người chết là do virus Covid-19, do đó, các cáo phó thường tránh đề cập đến nguyên nhân cái chết và chỉ nói một cách mơ hồ rằng “do bệnh tật và điều trị thất bại”. Gần đây, người dân ở Trung Quốc nói với The Epoch Times rằng tỷ lệ đột tử ngày càng tăng và người dân chết một cách ngẫu nhiêm, hiện tượng đột tử đã trở thành chuyện bình thường. Và mọi người nhận thấy ngày càng có nhiều người thông tin về cái chết đột ngột do nhồi máu cơ tim.

Gần đây trên mạng có thông tin rò rỉ rằng, vào rạng sáng ngày 12/1, bác sĩ gây mê nổi tiếng của Bệnh viện Đại học Nam Thông, Chu Tường, đã đột tử. Theo thông tin từ đồng nghiệp của ông, ông Chu Tường nhiễm biến chủng mới của virus Covid-19, gây ra nhồi máu cơ tim và qua đời. Hai ngày trước khi qua đời, ông Chu vẫn còn làm việc, trạng thái cơ thể và tinh thần trông rất tốt, không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào.

Cái chết đột ngột của ông Chu Tường làm cư dân mạng bàn tán: Bề ngoài, ông chết vì nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não, nhưng quan chức không dám nói nguyên nhân thực sự của cái chết.

Nghệ sĩ nổi tiếng kiêm đạo diễn Thượng Ngôn Sinh được báo chí đưa tin qua đời vào ngày 23/12/2022 do 'nhồi máu cơ tim đột ngột', tuy nhiên người trong cuộc nói rằng ông qua đời vì nhồi máu cơ tim do Covid-19.

Do đó, khi Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang, Mao Hồng Phương, được báo chí đưa tin qua đời vì 'nhồi máu cơ tim', mọi người đã bắt đầu nghi ngờ nguyên nhân cái chết.

Đến nay, đã có không ít quan chức và người nổi tiếng của chính quyền Trung Quốc qua đời vì 'bệnh tim'.

Ông Trịnh Quảng Ninh, Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập và ủy viên đảng ủy Tập đoàn truyền thông Nam Phương, qua đời vì "cơn nhồi máu cơ tim đột ngột" vào ngày 15/4/2023, thọ 54 tuổi.

Ông Vương Uy, cựu phó tư lệnh Quân đoàn cơ động khẩn cấp thuộc Cục Mật vụ, Bộ Công an Trung Quốc, qua đời vì "suy tim" vào ngày 7/12/2023, thọ 57 tuổi.

Ông Chu Huấn Thắng, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Đại học Kinh doanh Phúc Kiến và ủy viên Ủy ban Giám sát tỉnh, đột ngột qua đời vì “bệnh tim” vào ngày 17/4/2023, thọ 55 tuổi.

Ông Tằng Thành, nghệ sĩ violin, trưởng dàn nhạc giao hưởng, nghệ sĩ biểu diễn cấp quốc gia, đảng viên Đảng Cộng sản, đột ngột qua đời tại Thành Đô vào ngày 14/1/2023 do việc điều trị "bệnh tim" không hiệu quả, mới 46 tuổi.

Bệnh dịch nhắm vào ĐCSTQ

Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã nêu rõ trong bài “Lý tính” vào tháng 3/2020: “Nhưng mà ôn dịch “virus Trung Cộng” hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng. Không tin thì các vị hãy nhìn xem, hiện nay những nước nghiêm trọng nhất, đều là những [quốc gia] đi lại gần gũi với tà đảng, người cũng như thế.

Vào ngày 28/ 8/2023, The Epoch Times đưa tin đại sư Lý Hồng Chí gần đây đã chỉ ra một lần nữa rằng dịch bệnh Covid-19 chủ yếu nhắm vào ĐCSTQ và những người mù quáng đi theo, bảo vệ và làm việc cho Nó; nhiều người đã thiệt mạng, trong đó có rất nhiều bạn trẻ.

Theo thống kê từ phía Trung Quốc (ĐCSTQ cố gắng hết sức để che đậy sự thật về cái chết) cho thấy, 62 học giả đã chết vào năm 2022, và hầu hết các cáo phó đều ghi “do bệnh tật và việc điều trị thất bại”. Trong đó, 36 học giả Viện Kỹ thuật Trung Quốc, họ đều là đảng viên ĐCSTQ, trong đó có 15 là đảng viên xuất sắc; 26 học giả Viện Khoa học Trung Quốc qua đời, trong đó có 12 người là đảng viên.

Theo thống kê gần đây của phóng viên The Epoch Times, ít nhất 72 giáo sư tại Đại học Bắc Kinh qua đời vì bệnh tật vào năm 2023, trong đó ít nhất 44 người là đảng viên (61,1%).

Dịch bệnh vẫn đang hoành hành ở Trung Quốc, số người chết tiếp tục tăng mạnh. Vậy làm sao để thoát khỏi thảm họa này?

Đại sư Lý đã chỉ ra cách cứu người trong bài “Lý tính”: "Hãy tránh xa tà đảng Trung Cộng, không đứng cùng phe với tà đảng, vì đằng sau nó là ma quỷ màu đỏ, hành vi bề mặt là lưu manh, hơn nữa là không việc ác nào không làm. Thần sắp bắt đầu trừ sạch nó, hễ đứng cùng đội với nó thì đều bị đào thải. Không tin thì hãy mở to mắt đợi xem".

Bộ phim tài liệu gần đây "Sự thức tỉnh của 400 triệu người" do Trung tâm Dịch vụ Thoái Đảng Toàn cầu và nhà sản xuất truyền hình nổi tiếng Lý Quân đồng sản xuất, miêu tả một lịch sử chấn động về việc "Thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc" và kêu gọi "tất cả người dân Trung Quốc thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc để được bình an".

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc: Nguyên nhân đằng sau cái chết đột ngột của Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang