Dạy con sáng Đạo - Bài 35: Lời tổn hại người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Minh Đạo gia huấn': Tiểu bách khoa toàn thư 'Dạy con sáng Đạo'
Bài 34 - Ông Trời không phụ

Lời tổn hại người, tổn hại bản thân
Dụng tâm bất lương, há không quả báo
Cha mẹ làm ác, tai họa cháu con

Chữ Hán

傷人之語,反傷其身
用心不良,豈無果報
父母行惡,遺害子孫

Hán Việt

Thương nhân chi ngữ, phản thương kì thân
Dụng tâm bất lương, khởi vô quả báo
Phụ mẫu hành ác, di hại tử tôn

Diễn giải

  • Lời nói tổn thương người khác, thì trái lại sẽ làm tổn thương chính bản thân mình.
  • Dụng tâm bất lương, có cái tâm xấu, thì không thể không bị quả báo.
  • Cha mẹ làm việc ác, để lại tai họa cho cháu con.

Luật nhân quả là luật của vũ trụ, cao hơn luật con người. Người xưa nói: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo, không phải là không báo, mà là chưa đến lúc”.

Nhân quả báo ứng có hiện thế hiện báo, tức là báo ứng ngay trong đời, làm việc tốt được phúc báo, làm việc ác, chịu ác báo, ngay trong cuộc đời. Cũng có khi báo ứng thể hiện ở đời sau, như Phật gia giảng nhân quả 3 đời. Cũng có khi nhân quả thể hiện ở con cháu. Người xưa nói: “Nhà tích thiện ắt có dư phúc lành, nhà tích bất thiện ắt có thừa tai ương”.

Câu chuyện tham khảo

Người làm ác gây họa cháu con

Người làm ác gây họa cháu con. (Tranh Bình Minh - NTDVN)

Theo thư tịch cổ "Hoàn oan ký" ghi chép câu chuyện như sau:

Những năm Nguyên Gia triều Tống, khi Đào Kế Chi người Đan Dương nhậm chức huyện lệnh Mạt Lăng, có người ban đêm cướp bóc bị huyện lệnh bắt được. Việc này là do các ca kỹ Thái nhạc phát hiện. Ngay đêm đó, đoàn ca kỹ Thái nhạc rời đến nhà khác trú ngụ cũng bị bắt đi. Đào Kế Chi không thẩm tra kỹ, khép tội oan cho các ca kỹ Thái nhạc, rồi báo cáo lên triều đình. Mặc dù chủ nhà nơi đoàn ca kỹ trú và các tân khách đều đứng ra làm chứng rằng các ca kỹ kia không tham gia vụ cướp.

Sau đó Đào huyện lệnh cũng biết mình đã khép án oan cho đoàn ca kỹ. Nhưng công văn báo lên triều đình đã gửi đi rồi, do đó ông không muốn tự tìm phiền toái cho mình, nên đâm lao phải theo lao, kết cục là các ca kỹ và tên cướp đều bị phán quyết xử trảm ở cửa quận.

Ngày mà đoàn ca kỹ Thái nhạc bị xử tử, họ có nói rằng: "Chúng ta tuy là những người hạ đẳng nghèo hèn, nhưng thời niên thiếu trong tâm rất ngưỡng mộ người thiện lương, từ xưa đến nay chưa từng làm việc xấu nào. Huyện lệnh Đào đều đã biết hết rồi. Giờ đây chúng ta bị oan uổng, bị sát hại. Nếu thành quỷ, chúng ta sẽ lên trời khiếu nại".

Sau đó họ gảy đàn tỳ bà, hát mấy bài hát rồi bị xử tử. Mọi người đều biết họ bị oan, ai nấy đều nhỏ lệ xót thương.

Hơn một tháng sau, huyện lệnh Đào mộng thấy các ca kỹ Thái nhạc đến trước bàn làm việc của ông và nói: "Chúng tôi bị giết oan uổng, chúng tôi đã khiếu nại lên Thiên Đế, do đó hôm nay đến giết ngươi".

Nói rồi, họ nhảy vào miệng Đào huyện lệnh rồi chui vào bụng ông. Huyện lệnh Đào lập tức tỉnh dậy và ngã lăn ra đất, giống như người bị bệnh động kinh, mãi lúc lâu sau mới hồi tỉnh lại. Và kể từ khi đó, căn bệnh lạ này lại tái phát bất định, vào bất cứ lúc nào. Cứ như thế sau 4 ngày thì huyện lệnh Đào chết. Sau khi huyện lệnh chết, gia cảnh càng ngày càng trở nên nghèo khổ, hai người con trai cũng chết trẻ, chỉ còn lại một người cháu trai, nghèo đói co ro rét mướt xin ăn ven đường.

Biết rõ là án oan mà không minh oan, cố tình sát hại người vô tội, huyện lệnh Đào đã nhanh chóng bị báo ứng hiện thế, bị oan hồn đòi mạng, vô cớ phát bệnh lạ mà chết, hơn nữa còn gây họa cho cháu con.

Thiện ác hữu báo, không chỉ báo ứng đối với bản thân người hành ác, mà còn liên lụy đến cháu con. Cũng chớ thấy báo ứng không xảy ra với bản thân mà lầm tưởng là không có báo. Báo ứng có thể xuất hiện ngay trong đời này, cũng có thể kéo dài đến đời sau, cũng có thể báo ứng xảy ra với con cháu đời sau nữa, đều có nhiều hình thức không giống nhau. (Theo NTDVN)

Trung Dung

Văn hoá Giáo dục


BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Dạy con sáng Đạo - Bài 35: Lời tổn hại người