Hàn Tín (8): Lưu Bang dẫn quân đánh Bành Thành

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lưu Bang không hiểu thiên tượng, trong lòng nghĩ: “Ta xuất thân từ Đình trưởng nhỏ bé như thế này, thực sự được Trời ưu ái thế này sao?”

Lưu Bang bán tín bán nghi nhìn sang Trương Lương, vì ông rất sùng bái Trương Lương. Chỉ thấy Trương Lương hướng về phía Lưu Bang mỉm cười gật đầu, dường như Trương Lương đã biết từ lâu rồi, chỉ là không nói ra thôi, lúc này làm giám khảo đánh giá Hàn Tín vậy. Thực ra Trương Lương là giả bộ thâm sâu, chứ thực tế không hiểu.

Lưu Bang thấy Trương Lương đồng tình thì mừng lắm. Khi đó, Lưu Bang tự hào và tự phụ lắm, ông nghĩ: “Thì ra mình thực sự là người có Thiên mệnh. Hàn Tín bình định Tam Tần nhanh chóng dễ dàng như gió quét mây tàn, trong 7 tháng đã thôn tính được cho ta 7 quốc gia. Giờ đây đại binh của ta hơn 50 vạn quân, thủ đô Bành Thành của Sở Bá Vương Hạng Vũ đang bỏ trống, ta lấy Bành Thành dễ như trở bàn tay. Để Hàn Tín dẫn quân nữa thì không ổn. Như thế công lao giành thiên hạ sẽ hoàn toàn là của Hàn Tín. Ta đã có Thiên mệnh trên thân, ta dẫn 50 vạn đại quân chẳng phải cũng có thể hạ được Bành Thành đó sao? Như thế thì công lao bình định thiên hạ chính là của ta rồi”.

Hôm sau, Lưu Bang đoạt binh quyền của Hàn Tín, chuẩn bị dẫn đại quân của 7 nước chư hầu gồm trên 50 vạn người, đích thân chinh phạt Bành Thành. Lúc đó Lưu Bang đang dương dương tự đắc: “Ta có Thiên mệnh, ắt sẽ diệt Tây Sở”.

Có người hỏi, Hàn Tín rốt cuộc có tham gia cuộc chiến Bành Thành không?

Sử sách không ghi chép về việc Hàn Tín có tham gia không, lý do là Lưu Bang thảm bại. Đại quân 50 vạn người bị 3 vạn quân thiết kỵ của Hạng Vũ đánh tan tác, người chết tắc sông, nước không chảy được. Nếu Hàn Tín tham gia trận chiến, thì một đời anh minh của Hàn Tín đã bị hủy rồi, thì đã không có tôn xưng Thường Thắng Tướng Quân rồi. Nếu Hàn Tín không tham gia trận chiến Bành Thành, thì mới thực sự là Thường Thắng Tướng Quân.

Nhưng nếu Hàn Tín không đi theo Lưu Bang đánh Bành Thành thì Hàn Tín có thể làm gì? Phải chăng vì không có binh quyền, đành theo quân đi Bành Thành?

Bất kể người đời sau suy đoán thế nào, thì chân tướng hiện thực lịch sử chỉ có một, và vẫn được lưu lại hình ảnh. Người có huệ nhãn thông ở tầng cao đều có thể nhìn thấy. Hiện thực là hợp tình hợp lý nhất, giả tượng thì không hợp lý.

Thực tế Hàn Tín có đi Bành Thành hay không, bạn có thể đoán thử: Tại sao sử sách nhà Hán không có ghi chép?

Có người nói: “Bản thân tài liệu lịch sử cũng không thể việc gì cũng đều ghi chép hết được, luôn có sự lựa chọn việc gì ghi việc gì bỏ qua”.

Tuy nhiên, sự kiện 50 vạn quân đánh Bành Thành có phải là việc nhỏ không? Thất bại này liên quan đến ai nắm binh quyền?

Tôn chỉ trung tâm của sử sách nhà Hán là: Phỉ báng Tần Thủy Hoàng, bôi nhọ Hàn Tín. Đây là 2 tội ngụy sử lớn tày trời, là tội lớn như tội phỉ báng Thần Phật, nhiều kiếp khó trả nợ hết.

Như thế sử sách nhà Hán sẽ ghi chép, trận chiến Bành Thành thảm bại, Hàn Tín ở Bành Thành thì có lợi cho việc bôi nhọ hạ thấp Hàn Tín? Hay là ghi chép Bành Thành đại bại, Hàn Tín không ở Bành Thành thì có lợi cho việc hạ thấp Hàn Tín?

Không khó để suy ra, sẽ ghi chép là Hàn Tín ở Bành Thành trong trận đại bại này.

Thực tế Hàn Tín có đi Bành Thành không?

Khi đó tất cả mọi người đều biết, việc này không dễ tạo giả được, bởi vì tạo giả như thế này thì cũng là lừa dối cả thiên hạ, quá lộ liễu. Như thế người trong thiên hạ sẽ đều biết việc ngụy tạo này, khiến những người ngụy tạo tự chuốc nhục vào thân. Thế nên chỉ có dùng cách che đậy, không ai biết không ai nói ra được.

Bởi vì các sử gia chép các chuyện đại sự, đều có quyền lược bớt hoặc lược bỏ. Che đậy là phương pháp mà các sử gia thường dùng nhất, với mỹ danh là “là kỵ húy của bậc tôn quý”.

Điều đó có nghĩa là, nếu Hàn Tín đi theo Lưu Bang đánh Bành Thành, thì sử sách nhà Hán ắt sẽ có ghi chép, để làm bằng chứng thép để hạ thấp Hàn Tín, đổ cho ông bất tài.

Một cao nhân có huệ nhãn thông nhìn thấy hình ảnh lịch sử đúng là như thế.

Có người hỏi, Hàn Tín không đi Bành Thành thì ông làm gì?

Có lẽ mọi người đều nhớ điển tích “Hàn Tín dẫn quân, càng nhiều càng tốt”. Quân số nhiều mà không biết điều động, cộng thêm lòng người không đồng tâm hiệp lực, thì nhất định sẽ trở thành tai họa. Quân tiên phong chỉ hơi hỗn loạn rút lui, thì đại quân như rắn mất đầu, giẫm đạp lên nhau, lập tức tan rã. Trận Phì Thủy của Phù Kiên chẳng phải thất bại thảm hại như thế đó sao?

Có người hỏi, ở những bài trước có nói rằng, sau khi Hạng Vũ thảm sát đã phạm đại tội, Trời từ bỏ Hạng Vũ và chiếu cố Lưu Bang. Tại sao Trời lại chiếu cố Lưu Bang mà Lưu Bang lại thảm bại ở Bành Thành như thế này?

Từ Thiên Đạo mà nói, trước khi cuộc chiến tranh bất kỳ nào đó xảy ra thì thắng bại đều định trước, không có bất kỳ nghi vấn nào. Thiên định ai thắng thì người ấy thắng, chỉ là tầng nhân loại là thấp kém, không biết mà thôi.

Có người hỏi, tại sao Trời chiếu cố Lưu Bang mà Lưu Bang lại đại bại? Mời quý độc giả đón xem tập tiếp theo để có lời giải đáp.

(Còn tiếp)

Wenshichanglang
Trung Hòa biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Hàn Tín (8): Lưu Bang dẫn quân đánh Bành Thành