Nghiên cứu phát hiện mối liên hệ giữa sự gia tăng tỷ lệ tử vong do ung thư và vaccine COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghiên cứu tiền ấn bản được công bố trên tạp chí Research Gate cho rằng vaccine COVID-19 có thể góp phần làm gia tăng số người tử vong do các khối u tân sinh (như ung thư) trong giai đoạn bùng phát đại dịch 2021-2022. Các nhà khoa học kêu gọi cần thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này.

Nghiên cứu điều tra tỷ lệ tử vong do khối u tân sinh ở Hoa Kỳ. Khối u tân sinh là khối mô bất thường do tế bào phân chia và phát triển nhiều hơn bình thường hoặc không chết đi khi cần thiết.

Một số khối u tân sinh có thể ác tính, giống như ung thư, có khả năng lan rộng hoặc xâm lấn các mô và bộ phận khác của cơ thể.

Nghiên cứu xem xét dữ liệu về tỷ lệ tử vong từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), điều tra các trường hợp khối u tân sinh được liệt kê là nguyên nhân nền tảng (UC) hoặc một trong nhiều nguyên nhân (MC) gây tử vong.

Các nhà nghiên cứu viết rằng tỷ lệ tử vong do ung thư MC/UC "có xu hướng tương đối ổn định theo thời gian". Mặc dù tỷ lệ này "tương đối ổn định" trong khoảng thời gian 2010-2019, nhưng nó đã tăng vọt vào năm 2020 và tiếp tục tăng vào năm 2021 và 2022.

"Điều này cho thấy xu hướng vốn có đang bị phá vỡ, theo đó những người mắc bệnh ung thư ngày càng chết nhiều hơn vì một tình trạng hoặc lý do khác".

Các nhà nghiên cứu giải thích sự gia tăng đột biến các trường hợp bị ung thư vào năm 2020 là do các tác động tiêu cực đến sức khỏe liên quan đến COVID-19, hoặc các tác động tiêu cực khác liên quan đến đại dịch như phong tỏa, căng thẳng, ít vận động, thói quen ăn uống kém và thiếu chăm sóc y tế.

Đối với sự gia tăng tỷ lệ tử vong do ung thư MC/UC được ghi nhận vào năm 2021 và 2022, nghiên cứu cho biết "xét theo các nghiên cứu ca bệnh về khối u tân sinh sau khi tiêm vaccine COVID-19, một yếu tố có thể xảy ra là tác dụng phụ của chính vaccine COVID-19, được triển khai từ năm 2021 và được ưu tiên cho các nhóm dễ bị tổn thương như những người mắc bệnh ung thư".

"Ngoài ra, không thể loại trừ khả năng nhiễm COVID-19 liên tục hoặc hội chứng hậu COVID-19 là yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ mắc hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư".

Số lượng tử vong UC vượt mức do khối u tân sinh bắt đầu từ năm 2021 và "tăng đáng kể" vào năm 2022 đối với hầu hết các nhóm tuổi từ 15 trở lên.

Những người lớn tuổi từ 75 tuổi trở lên là những người có tỷ lệ tử vong do ung thư vượt mức UC tăng cao nhất, trong đó những người từ 85 tuổi trở lên bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tỷ lệ tử vong MC vượt mức bắt đầu tăng vào năm 2020 đối với các nhóm tuổi từ 35 đến 44 trở lên.

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng: "Các nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào những người đã tiêm hoặc chưa tiêm vaccine COVID-19 và liệu việc triển khai tiêm chủng hoặc các tình trạng liên quan đến COVID-19 như COVID kéo dài có phải là yếu tố góp phần vào sự gia tăng liên tục của các ca tử vong liên quan đến khối u tân sinh hay không".

Các tác giả đề cập đến một số hạn chế trong phân tích của họ. Đầu tiên, dữ liệu tỷ lệ tử vong năm 2022 từ CDC chỉ là tạm thời, nghĩa là các con số có thể thay đổi, điều này sau đó có thể ảnh hưởng đến kết luận của nghiên cứu.

Một yếu tố khác là việc sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư có khả năng giảm trong đại dịch, có thể dẫn đến số ca tử vong do ung thư cao hơn trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, điều này được dự đoán là không "ảnh hưởng quá lớn" đến những người từ 50 tuổi trở xuống.

Nghiên cứu được thực hiện bởi hai nhà nghiên cứu - Yuri Nunes từ Khoa Vật lý, Đại học Nova Lisbon, Bồ Đào Nha và Carlos Alegria, Tiến sĩ Triết học.

Các tác giả tuyên bố họ không nhận được hỗ trợ tài chính từ bất kỳ tổ chức nào cho công việc và không có mối quan hệ hoặc hoạt động nào khác có thể ảnh hưởng đến nghiên cứu.

Mặc dù nghiên cứu gợi ý mối liên hệ tiềm ẩn giữa vaccine COVID-19 và bệnh ung thư, các nhóm chuyên gia khác lại bác bỏ những mối liên quan như vậy.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), "những người mắc bệnh ung thư (hoặc có tiền sử ung thư) có thể tiêm vaccine COVID-19 một cách an toàn" mặc dù vaccine "có thể kém hiệu quả hơn ở một số người mắc bệnh ung thư".

Blood Cancer UK tuyên bố rằng "vaccine covid an toàn và hiệu quả" đối với những người mắc bệnh.

Rủi ro về vaccine COVID và ung thư

Nhiều nghiên cứu đã liên kết vaccine COVID-19 với nguy cơ mắc các bệnh ung thư mới hoặc làm nặng thêm các bệnh ung thư hiện có.

Một nghiên cứu vào tháng 5 năm 2023 cho thấy những người được tiêm vaccine mRNA nhiều lần và nồng độ kháng nguyên cao có thể trải qua quá trình tổng hợp kháng thể igG4 tăng lên, có thể "thúc đẩy sự phát triển của ung thư" ở những người dễ mắc bệnh.

Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình "American Thought Leaders" của EpochTV vào năm ngoái, bác sĩ bệnh lý lâm sàng Ryan Cole cho biết tình trạng nhiễm DNA trong một số vaccine COVID-19 có thể là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các bệnh ung thư.

Ông chỉ ra "những ca ung thư tiến triển nhanh" (turbo cancers), đề cập đến hiện tượng các triệu chứng ung thư xuất hiện nhanh hơn.

"Hiện tôi đang chứng kiến sự gia tăng các bệnh ung thư mô rắn với tỷ lệ mà tôi chưa từng thấy bao giờ... Có nhiều bệnh nhân đã ổn định hoặc không mắc bệnh ung thư trong một, hai, năm hay thậm chí mười năm và đột nhiên bệnh của họ lại quay trở lại - nó quay trở lại hung hăng và không đáp ứng với các liệu pháp truyền thống," ông nói.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi nhà vi trùng học Kevin McKernan, một nhà nghiên cứu từng làm việc trong Dự án Bản đồ gen người của MIT, cho thấy lượng DNA trong vaccine COVID-19 có thể cao gấp 18-70 lần so với mức giới hạn chấp nhận được mà các cơ quan y tế hàng đầu đặt ra.

Một bài đánh giá được công bố trên tạp chí y khoa Cureus vào ngày 17 tháng 12 cho biết vaccine COVID-19 có thể gây ra những thay đổi di truyền ở bệnh nhân ung thư, có thể thúc đẩy sự phát triển thêm của bệnh ở những đối tượng này.

"Chúng tôi kêu gọi cộng đồng khoa học và y tế khẩn trương đánh giá tác động của cả COVID-19 và vaccine COVID-19 đối với ung thư, điều chỉnh các khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng cho phù hợp", các tác giả viết.

Đánh giá chỉ ra rằng các thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine Pfizer và AstraZeneca đã mô tả rằng “6-8 ngày sau khi tiêm chủng, số lượng tế bào lympho trong huyết tương đã giảm ở 45-46% số người tham gia”. Tế bào lympho là một loại tế bào bạch cầu giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus lạ.

Tình trạng giảm lympho bào, nghĩa là lượng lympho bào giảm bất thường, "đã được biết đến từ lâu có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư và nguy cơ ác tính," bài đánh giá cho biết. "Những thay đổi ở lympho bào thường gặp ở bệnh nhân ung thư và ảnh hưởng mạnh đến tiên lượng và khả năng sống sót".

Tình trạng suy giảm tế bào lympho góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho sự tiến triển của ung thư, "cần phải hết sức thận trọng" khi khuyến nghị vaccine COVID-19 cho bệnh nhân ung thư - "đặc biệt là những người đang điều trị ung thư".

Tháng 1, bác sĩ Joseph Ladapo, Tổng Giám đốc Y tế Florida, cảnh báo người dân không nên sử dụng vaccine mRNA COVID-19 của Pfizer và Moderna, đồng thời chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn về ung thư.

Theo Naveen Athrappully - The Epoch Times
Chấn Hưng

Naveen Ahrappully là một phóng viên tin tức đưa tin về các sự kiện kinh doanh và thế giới tại The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu phát hiện mối liên hệ giữa sự gia tăng tỷ lệ tử vong do ung thư và vaccine COVID-19