"Tam Quốc" phiên bản Triều Tiên (phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tam Quốc phiên bản Triều Tiên và Tam Quốc phiên bản Trung Nguyên cùng nhau trình diễn, để lại những thiên sử lay động lòng người. Trong số đó, những cuộc giao lưu giữa nhà Đường và Tam Quốc Triều Tiên càng đặc sắc, đáng được xem lại.

Trong lịch sử Trung Quốc có thời kỳ Tam Quốc: Ngụy, Thục, Ngô. Chính sử của thời kỳ này là “Tam Quốc chí”. Sau này thông qua sự diễn dịch của tiểu thuyết kinh điển “Tam Quốc Diễn Nghĩa” khiến người hậu thế thấy được Quan Vũ nghĩa át mây trời, đồng thời cũng cho người ta thấy được nội hàm của nghĩa thuận Thiên trị quốc, nghĩa quân thần, trung thần võ tướng xả thân thủ nghĩa… thể hiện trong các cuộc đọ sức tranh giành giữa các quốc gia.

"Thời đại Tam Quốc" phiên bản Triều Tiên cũng xuất hiện trên Bán đảo Triều Tiên, tức là thời kỳ ba vương quốc Cao Câu Ly (Goguryeo), Tân La (Silla) và Bách Tế (Baekje) hình thành thế chân vạc. Chính sử của thời kỳ này là "Tam Quốc sử ký", được sử gia Cao Ly Kim Phú Thức (Kim Bo-seok) biên soạn bằng chữ Hán vào năm 1145.

Tam Quốc phiên bản Hàn Quốc và Tam Quốc phiên bản Trung Nguyên cùng nhau trình diễn, để lại những thiên sử lay động lòng người. Trong số đó, những cuộc giao lưu giữa nhà Đường và Tam Quốc Triều Tiên càng đặc sắc, đáng được xem lại.

undefined
Bản đồ bán đảo Triều Tiên thời Tam Quốc Triều Tiên (Evawen, Gzhao / Wikipedia)

Lịch sử tên các nước "Tam Quốc" phiên bản Hàn Quốc

“Tam Quốc chí - Ngụy chí, Đông Di truyện" có viết: Hàn Quốc có ba bộ tộc là Mã Hàn, Thần Hàn và Biện Hàn. Mã Hàn được hình thành nhờ sự hòa nhập của những người sống sót sau cuộc di cư của nhóm người Cơ Tử về phía nam đến Triều Tiên, hòa nhập vào Thìn Quốc, sau đó dần dần phát triển thành cư dân bản địa địa phương. Còn Thìn Hàn và Biện Hàn đều đến từ Trung Quốc đến, trong đó có bách tính nước Sở do phương sĩ Hàn Chung lãnh đạo. Và sau này, sau khi Hạng Vũ bại trận, các tướng lĩnh của ông đã dẫn binh lính vượt biển đến đây. Phong tục và địa danh nước Sở được bảo tồn ở Hàn Quốc cho đến ngày nay, được cho là bắt nguồn từ việc này.

Theo các ghi chép lịch sử như "Hậu Hán thư", "Tam Quốc - Ngụy chí" của Trung Quốc và "Tam Quốc di sự" của Hàn Quốc, Thần Hàn được thành lập bởi những người từ Trung Nguyên chạy trốn khỏi nhà Tần, đến đây để trốn lao động khổ sai. Thần Hàn do giống với triều Tần nên còn được gọi là Tần Hàn.

Cao Câu Ly (Goguryeo: 37 TCN - 668)

Cao Câu Ly, còn gọi là Cao Ly, là quốc gia lớn nhất trong Tam Quốc. Theo ghi chép của "Tùy thư", Cao Câu Ly có nguồn gốc từ vương quốc Phù Dư (Buyeo). Sau khi vua Phù Dư gặp con gái của Hà Bá, ông đã nhốt cô trong một căn phòng kín tối tăm. Con gái của Hà Bá cảm ứng với ánh nắng mà mang thai. Vào ngày sinh nở, cô sinh ra một quả trứng lớn, và một bé trai từ quả trứng đó chui ra, được đặt tên là Chu Mông (Jumong). Các quan đại thần của Phù Dư cho rằng Chu Mông không phải do con người sinh ra, và yêu cầu nhà vua trừ bỏ nó đi. Vua Phù Dư rất yêu quý đứa bé nên không nghe lời các quan đại thần. Khi Chu Mông lớn lên, anh đi săn cùng cha, các con mồi anh săn bắt được đều lớn hơn bất kỳ ai khác. Các quan đại thần cho rằng đó là điều đáng ngại, và yêu cầu vua Phù Dư loại bỏ Chu Mông.

undefined
Tượng Chu Mông trước lăng mộ vua Đông Minh Vương (Dongmyeong) ở Bình Nhưỡng (yeowatzup/Wikipedia)

Mẹ Chu Mông biết được tin liền khẩn cấp báo cho anh chạy trốn về phía đông nam. Trên đường trốn thoát, Chu Mông gặp phải nước sông dâng cao, không thể vượt qua được, anh nói với sông: “Ta là cháu ngoại của Hà Bá, hôm nay xảy ra chuyện, kẻ truy đuổi chẳng mấy chốc sẽ đuổi kịp, làm sao để vượt qua? Làm thế nào để vượt qua?"

Đang nói chuyện, anh nhìn thấy một đàn cá và rùa tự mình trôi nổi tạo thành một cây cầu phao, Chu Mông nhìn thấy vậy liền giẫm lên cá và rùa rồi nhanh chóng qua sông. Khi ngựa đuổi kịp, cá và rùa vội vã phân tán và biến mất trong tích tắc. Sau khi Chu Mông thành lập đất nước, đặt tên là Cao Câu Ly (Goguryeo) và lấy họ Cao làm họ của mình.

Đây là câu chuyện huyền thoại về sự thành lập của Cao Câu Ly trong chính sử vùng Trung Nguyên.

Tân La (Silla: 57 TCN - 935)

Theo "Tam Quốc sử ký", Tân La được thành lập vào năm 57 trước Công nguyên bởi Phác Hách Cư (Park Hyukju) - người có tổ tiên nhiều đời sống ở Tây Can. Vào thời cổ đại, Tân La còn được gọi là Kê Lâm. Vào năm 65, Thoát Giải Nê Sư Kim Vương nghe thấy tiếng gà gáy từ khu rừng phía tây vào lúc nửa đêm. Sau rạng đông, ông sai Tể tướng Hồ Công đi kiểm tra. Trong rừng, Hồ Công tìm thấy một chiếc hộp vàng treo trên cây, dưới hộp vàng có một con gà trống gáy.

新罗王和王后的服饰装扮模型(公共领域)
Mô hình trang phục của các vị vua và hoàng hậu Tân La (Phạm vi công cộng)

Tể tướng quay lại và báo cáo điều kỳ lạ này với nhà vua. Nhà vua ra lệnh cho người lấy chiếc hộp vàng ra, sau khi mở ra thì thấy trong hộp có một bé trai. Thoát Giải Nê Sư Kim Vương đã nhận nuôi đứa bé và coi nó như của mình. Vì cậu bé được sinh ra từ một chiếc hộp vàng nên nhà vua đã đặt cho cậu bé họ Kim. Cậu bé này lớn lên trở thành tổ tiên của họ Kim ở Tâ La. Khu rừng nơi treo hộp vàng sau này được gọi là “Kê Lâm”. Do đó, Kê Lâm trở thành quốc hiệu của Tân La, và cũng trở thành tên thay thế cho Tân La.

Bách Tế (18 TCN - 660)

“Tam Quốc sử ký” ghi lại rằng, vào năm 18 TCN, Ôn Tộ Vương, con trai của Chu Mông - người sáng lập Cao Câu Ly, đã thành lập Bách Tế ở bờ nam sông Hán (nay là thành phố Hanam, Hàn Quốc).

"Tùy thư" ghi lại rằng "Tổ tiên của Bách Tế đến từ Vương quốc Cao Ly".

百济弥勒寺(公共领域)
Chùa Di Lặc Bách Tế (Baekje Mireuksa) (Phạm vi công cộng)

Chu Mông rời xa Phù Dư do bị đàn áp, và đến vùng Tốt Bản, kết hôn với Triệu Tây Nô, con gái của thủ lĩnh địa phương Diên Đà Bột, và thành lập Vương quốc Cao Câu Ly. Ôn Tộ Vương - con trai của Chu Mông và Phí Lưu dẫn một số người Cao Câu Lý tiến về phía nam đến lưu vực sông Hán. Ôn Tộ Vương đã xây dựng một thành phố ở thành Úy lễ (Weirye) (thành phố Hanam, Hàn Quốc ngày nay) và đặt tên cho đất nước là "Thập Tế". Sau khi tiếp nhận người dân thành Di Trâu Hốt, đổi quốc hiệu gọi là "Bách Tế” (Baekje), có nghĩa là Bách tính Tế hải an cư lạc nghiệp - Người dân vượt biển an cư lạc nghiệp.

Tam Quốc đều chung mẫu quốc - Đại Đường

Năm 532, Tân La và Gia Gia (Gaya) hợp nhất, hình thành thế chân vạc với Cao Câu Ly và Bách Tế trên Bán đảo Triều Tiên. Trong lịch sử, ba quốc gia này đều coi vương triều Trung Nguyên là mẫu quốc của mình, chấp nhận sắc phong từ Thiên triều, và giao lưu qua lại với nhau thông qua hệ thống triều cống, buôn bán, trợ giúp quân sự, giao lưu văn hóa, v.v.

Sau khi vua Cao Câu Lý là Vinh Lưu Vương Cao Kiện Vũ lên ngôi, ông đã chủ động hòa hiếu với nhà Đường và cử sứ thần hai lần đến cống nạp triều Đường. Vào năm Vũ Đức thứ năm, Đường Cao Tổ Lý Uyên bày tỏ lòng biết ơn đối với những tướng sĩ người Hán đã chết ở đất nước xa lạ trong cuộc tấn công Cao Câu Ly vào những năm cuối của nhà Tùy. Ông đã viết trong một chỉ dụ gửi tới Vinh Lưu Vương: “Bậc quân vương đối với thiên hạ, vỗ yên vạn quốc, an ủi tất cả. Những nơi mặt trời mặt trăng chiếu đều chiếu sáng trái đất. Ngày nay bốn biển thanh bình, đường đi không trở ngại. Vì cảm niệm cuối thời triều Tùy, thiên hạ chiến loạn, ta và khanh đều mất quốc dân, khiến nhiều năm cốt nhục phân ly, vợ con khó được đoàn tụ. Ngày nay hai nước đã hòa hảo, đã nghĩa không còn trở ngại. Những người Cao Ly ở Đại Đường của ta đều lần lượng được an bài, đưa họ về nước. Nếu Cao Ly có người dân nước ta, cũng xin Vinh Lưu Vương cho họ trở về. Hai nước cùng đảm đương đạo khoan hồng, nhân thứ”.

Sau khi nhận được chiếu chỉ, Vinh Lưu Vương đã phái người dốc toàn lực tìm những người Hoa và hộ tống họ về nhà Đường với lễ tiết tiếp đãi khách. Mấy lần trước sau đều tìm được hàng vạn người Hoa, Lý Uyên, hoàng đế nhà Đường, khi biết tin đã vui mừng khôn xiết.

Vào năm Vũ Đức thứ bảy (năm 624), Hoàng đế Cao Tổ của nhà Đường cử Thẩm Thúc An, Thượng thư Bộ Hình, đến Cao Câu Ly để sắc phong cho Vinh Lưu Vương làm Thượng Trụ Quốc, Liêu Đông Quận Vương, Cao Ly Vương. Đồng thời còn cử các Đạo sĩ đem theo tượng NGuyên Thủy Thiên Tôn, điển chương Đạo Pháp đến Cao Ly để giảng giải “Lão Tử” cho họ. Vinh Lưu Vương dẫn thần dân cùng nhau đến nghe thuyết pháp, mỗi ngày có hàng mấy ngàn người nghe, cảnh tượng rất hoành tráng.

Đường Cao Tổ từng nói với các quan đại thần của mình: “Danh và thực phải nhất quán. Cao Ly từng xưng làm chư hầu với nhà Tùy, nhưng lại luôn chống lại Tùy Dạng Đế, sao lại xưng thần? Trẫm tôn trọng vạn vật trên đời, không muốn kiêu ngạo ngông cuồng. Nhưng có lãnh thổ, đều cần phải chung sống hòa bình để dân yên ổn, đâu cần ép họ xưng thần để thể hiện sự tôn quý? Hãy viết một chỉ dụ ngay lập tức để bày tỏ tấm lòng của trẫm".

Các quan Thị trung Bùi Củ, Trung thư Thị lang Ôn Ngạn Bác nói: "Vùng đất Liêu Đông là quốc gia của Cơ Tử vào thời nhà Chu, là quận Huyền Đồ vào thời nhà Hán, vào thời nhà Ngụy và nhà Tấn, đều là đất nội thuộc được sắc phong, nên không thể không xưng thần. Hơn nữa, Trung Quốc đối với Di, Địch, như mặt trời đối với các vì sao, và có không có lý do gì để hạ mình".

Đường Cao Tổ thấy các đại thần nhất quyết không chấp nhận nên từ bỏ ý định của mình.

Tô Văn, một quan phản loạn của Cao Câu Ly, đã giết chết Vinh Lưu Vương và hoàng hậu, và tự xưng là Mạc ly chi, tương đương với chức vụ Thượng thư Bộ binh kiêm Trung thư lệnh ở Trung Quốc, đồng thời chiếm đoạt quốc sự. Sau khi Hoàng đế Đường Thái Tông biết được chuyện này, ông đã nói với các cận thần của mình: "Mạc ly chi đã giết chết quốc vương, giết hết tất cả các quan đại thần và lạm dụng tra tấn. Nếu dân chúng không vâng lời dù chỉ một chút, thì chỉ có đường chết. Những hành động xấu xa như vậy khiến người người oán hận đau lòng. Xuất quân điếu phạt, đánh bại hắn cũng dễ dàng”.

Thế là Đường Thái Tông quyết định xuất quân tấn công Cao Câu Ly.

đường thái tông
Đường Thái Tông. (Ảnh: Wikipedia).

Năm 644, Thái Tông đích thân dẫn quân chinh phục Cao Câu Ly. Tôn Phạt Âm, lãnh chúa của một thành ở Liêu Đông, cử sứ giả đến xin đầu hàng, nhưng sau đó lại hối hận và thay đổi. Thái Tông tức giận trước sự thất thường của ông ta nên đồng ý tấn công thành và chia người và vật trong thành cho tướng sĩ. Vào ngày chiếm được thành, Thái Tông lại ra lệnh không cho phép điều đó. Tướng quân Lý Tích nói với Thái Tông: "Quân lính đã chiến đấu kiên cường, bất chấp mũi tên hòn đạn xông lên. Hôm nay thành đã phá được rồi, tại sao bệ hạ lại thay đổi lời hứa? Bệ hạ chẳng phải đã làm tổn thương trái tim của tướng sĩ đó sao?"

Thái Tông nói: “Tướng quân, khanh nói rất đúng. Tuy nhiên, ta không nỡ để quân lính chém giết và bắt vợ con người ta. Nếu dưới quyền tướng quân có người có công lao thì trẫm sẽ thưởng cho ông ta của cải từ kho phủ. Tướng quân tạm thời chuộc lại tòa thành này".

Vào năm Trinh Quán thứ năm, Hoàng đế Thái Tông ban hành chiếu chỉ cử Trưởng Tôn Sư, Tư mã Đô Đốc Phủ Quảng Châu, đến Cao Ly để thu thập hài cốt của những người lính tử trận thời nhà Tùy, và phá hủy Kinh Quán được xây dựng ở Cao Ly. (Kinh Quán là ngôi mộ cao thời cổ đại, tập trung thi hài quân địch chôn và bồi đất mà thành, để hiển thị võ công)

Hàng ngàn năm trước vào thời nhà Đường, Hoàng đế Thái Tông đã cử các quan đại thần đến Cao Ly để thu thập hài cốt của những người lính đã chết của nhà Tùy, nhằm an ủi linh hồn họ và cho phép họ trở về quê hương. Hàng ngàn năm sau, vào thời Hồng triều, những vụ bê bối liên quan đến quân đội và cảnh sát cướp xác dân, thường thường xuyên xảy ra. Văn minh hay không không phụ thuộc vào thời đại, hiện đại hay cổ đại, thời đại điện tử hay thời đại nông nghiệp, mà phụ thuộc vào thái độ của người cầm quyền, có sáng suốt và nhân từ hay không!

Hoàng Phủ Dung - Epoch Times
Trung Hòa biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

"Tam Quốc" phiên bản Triều Tiên (phần 1)