Tất cả đều có định số? Trung Quốc thay triều đổi đại năm 2025?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời gian trôi qua thật nhanh, năm Mão đã trôi qua trước mắt chúng ta, năm Thìn 2024 được tiên tri là sẽ gặp nhiều tai họa sắp đến. Khi tống cựu nghênh tân, chúng ta cùng xem xét những tiên tri về sự thay triều đổi đại ở Trung Quốc trong những năm tới: Hồng triều khi nào sụp đổ, và nó ảnh hưởng thế nào đối với thế giới?

Khí vận của Hồng triều: năm 1948

Đầu tiên hãy nói về một chủ đề được mọi người quan tâm hơn, đó là khí vận của Hồng triều hiện nay. Khí vận Hồng triều bắt đầu vào năm nào?

Theo tiên tri “Hoàng Bách Thiền sư thi”, khí vận Hồng triều không phải năm 1949 - năm ĐCSTQ lên nắm quyền, mà là 1 năm trước đó, 1948.

“Thiền Sư thi” nói thế này: “Xích thử thời đồng vận bất đồng, Trung Nguyên hảo cảnh bất vi công. Tây phương tái kiến Nam quân chí, cang đáo Kim xà vận dĩ chung”.

Tạm dịch: “Chuột Đỏ thời giống vận không giống, cảnh đẹp Trung Nguyên chẳng phải công. Tây phương lại thấy quân Nam đến, vừa đến Rắn Vàng vận đã hết”.

Trong bài viết trước đây diễn giải “Thiền Sư thi” rằng “Chuột Đỏ” được nhắc đến trong câu đầu tiên ám chỉ hai năm con chuột, đối với Hồng triều, một là năm sinh, một là năm tử.

Năm sinh ám chỉ năm 1948, năm Mậu Tý. Năm đó, ĐCSTQ chiếm được các thành phố và vùng lãnh thổ, liên tiếp thắng ba trận then chốt, nhanh chóng chiếm được một nửa đất nước, tốc độ và vận may thật ấn tượng. Vì vậy, năm 1948, năm Tý, có thể nói là khởi đầu cho vận mệnh của tranh đoạt quốc gia của ĐCSTQ.

Lời tiên tri của Quốc sư Chương Gia

Trên thực tế, ngay từ vài năm trước, khi Chiến tranh chống Nhật giành thắng lợi, Đại sư Chương Gia, người được gọi là Quốc sư của chính phủ Dân Quốc, đã nhìn thấy trước tương lai. Khi đó, ông đưa ra đề nghị tám chữ với Tưởng Giới Thạch, gọi là “Thắng không rời An, bại không rời Loan”. Ông đề nghị Chính phủ Dân Quốc dời đô về Tây An để ổn định chính quyền. Có người cho rằng nếu Tưởng Giới Thạch nghe theo lời khuyên của Đại sư Chương Gia thì Đại lục Trung Quốc đã không như bây giờ. Tiếc rằng trên đời này mọi chuyện đều có, nhưng chỉ không có nếu “nếu”.

Nói đến Đại sư Chương Gia, ông là người có lai lịch rất cao. “Chương Gia” thực ra không phải là một cái tên mà là một danh hiệu, là danh hiệu kính trọng của “Phật sống chuyển sinh” của phái Cách Lỗ của Phật giáo Tây Tạng, tương tự như danh hiệu “Đạt Lai Lạt Ma”. Kể từ khi Chương Gia thế hệ thứ hai được Hoàng đế Khang Hy phong tặng danh hiệu "Đại Quốc sư", Chương Gia các đời đều là Đại Quốc sư của các Hoàng đế nhà Thanh.

Năm 1912, nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập. Chương Gia VII 22 tuổi đã sớm tuyên bố ủng hộ nền cộng hòa. Chính phủ Quốc Dân Đảng cũng vui vẻ tiếp nhận vị Đại Quốc sư này. Sau này, Đại sư Chương Gia tiếp tục đưa ra những đề xuất với Chính phủ Quốc Dân, trong cuộc kháng chiến chống Nhật, ông cũng đi khắp Mông Cổ để ổn định lòng dân đối với Chính phủ Quốc Dân.

File:章嘉活佛舍利塔塔蹟 0775.jpg
Tháp xá lợi và ảnh của Đại sư Chương Gia VII. (Wikipedia/ 林高志/ SA-4.0)

Sau "Sự kiện ngày 7 tháng 7" năm 1937, Nhật Bản xâm lược hoàn toàn Trung Quốc. Vào thời điểm đó, sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản có sự chênh lệch rất lớn, quân đội quốc gia do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đang dần rút lui, và thua nhiều trận lớn, thậm chí vào cuối năm còn xảy ra vụ thảm sát Nam Kinh khiến cả thế giới chấn động.

Lúc này, Đại sư Chương Gia nảy ra một ý tưởng và nói với Tưởng Giới Thạch: “Dời đô về Trùng Khánh, kháng chiến chống Nhật có thể thắng lợi”.

Sau này, một nhà chiêm tinh đã phân tích rằng, chiến lược của Đại sư Chương Gia rất thông minh, và đã giúp Tưởng Giới Thạch vượt qua đại kiếp nạn.

Hóa ra vào năm 1937, có thiên tượng "Huỳnh hoặc thủ Tâm" (Sao Hỏa đi vào vị trí sao Tâm), là đại hung, và đối ứng với thảm họa của hoàng đế, người gánh chịu thảm họa sẽ là Tưởng Giới Thạch, thủ lĩnh trên thực tế của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ. Nhà chiêm tinh cho rằng, nếu không có biện pháp đối phó, Tưởng Giới Thạch có thể sẽ chết trong trận chiến năm đó, và sau khi ông chết, quân Nhật sẽ chiếm lấy Trung Nguyên.

Đại sư Chương Gia có lẽ đã tính toán ra hậu quả này, nên đã khéo léo giúp Tưởng Giới Thạch giải quyết kiếp nạn bằng cách dời đô, đồng thời cũng bảo vệ đất Trung Hoa khỏi sự xâm lược của ngoại bang.

Chính phủ Quốc Dân Đảng chuyển đến Trùng Khánh quả thực đã đạt được tiến bộ trong quân sự, sau đó nhận được sự giúp đỡ của người Mỹ, và cuối cùng đã đuổi được quân Nhật.

Tuy nhiên, trước khi kháng Nhật thắng lợi, Đại sư Chương Gia lại nảy ra một ý tưởng khác, nói rằng chúng ta không nên quay lại Nam Kinh hay ở lại Trùng Khánh mà hãy đến Tây An. Lý do tại sao?

Hóa ra thiên tượng lại thay đổi. Lúc đó, sao Thổ bắt đầu đi sao Cảnh Tú. Không giống như sao Hỏa, sao Thổ là phúc tinh. Người Trung Nguyên cổ đại so sánh 28 chòm sao trên bầu trời với các khu vực trên mặt đất, tin rằng những thay đổi trong hiện tượng thiên thể sẽ dẫn đến những thay đổi ở các khu vực tương ứng. Vậy đâu là khu vực tương ứng trên trái đất dành cho ngôi sao may mắn Cảnh Tú? Đó là đất Tần, một phần của Thiểm Tây.

Vào thời điểm đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã âm thầm thiết lập quyền lực chính trị ở Diên An, tỉnh Thiểm Tây, và bắt đầu nhận được phúc khí của Sao Thổ. Đại sư Chương Gia nhìn thấy điều này, và nói rằng điều này là không thể, Chính phủ Quốc Dân là chính quyền chính thống ở Trung Quốc, vì vậy ông đề nghị với Tưởng Giới Thạch rằng, chúng ta nên dời đô về Tây An và trấn áp Diên An.

Người ta nói rằng Chính phủ Quốc Dân Đảng thực sự đã cân nhắc đề xuất này, và đã lên kế hoạch thành lập Tây Kinh ở Tây An, nhưng đáng tiếc kế hoạch cuối cùng đã không hình thành, và họ chuyển về Nam Kinh. Kết quả là họ rơi vào lời nguyền Phong Thủy Nam Kinh rằng, “Định đô Nam Kinh ắt đoản mệnh”, và nhanh chóng mất quyền thống trị trên Đại lục Trung Quốc.

Ở Diên An, Thiểm Tây, từ năm 1944 đến năm 1948, sao Thổ luôn ở vị trí sao Cảnh Túc, nên luôn là cục diện “Phúc tinh cao chiếu”. Với phúc khí này, ĐCSTQ bắt đầu trở nên bất khả chiến bại trên chiến trường nội chiến. Đến năm Tý Thổ, tức là năm 1948, phúc khí này đạt đến đỉnh cao, quân đội của Chính phủ Quốc Dân dù có chiến đấu thế nào cũng vẫn cứ thua.

Tuy nhiên, điều đáng kinh ngạc là, Quốc Dân Đảng bị đánh bại hoàn toàn đã lật ngược tình thế cuộc chiến trên đảo Kim Môn, tỉnh Phúc Kiến vào tháng 10 năm 1949, và giành chiến thắng Cổ Ninh Đầu. Đây là trận Kim Môn nổi tiếng trong lịch sử. Sư đoàn 201 của Quân đội Thanh niên do tướng Tôn Lập Nhân đích thân huấn luyện đang trong tình trạng xuất sắc, sau ba ngày chiến đấu ác liệt, Giải phóng Quân đổ bộ lên đảo cuối cùng đã bị tiêu diệt.

Khi biết tin, Tưởng Giới Thạch thoạt đầu không dám tin. Bởi vì khoảng một năm trở lại đây, luôn luôn thua khiến ông sợ hãi. Sau khi xác nhận nhiều lần chắc chắn là đã chiến thắng, ông nói trong nước mắt: "Đài Loan đã an toàn rồi".

Từ đó trở đi, việc phân chia eo biển Đài Loan bắt đầu, và lời tiên tri của Đại sư Chương Gia rằng "bại không rời Loan" đã trở thành sự thật.

Nói tóm lại, vào năm Tý 1948, ĐCSTQ đã được phúc khí của Sao Thổ, đánh đuổi Chính phủ Quốc Dân Đảng và thiết lập quyền lực chính trị ở Trung Quốc Đại lục.

Tuy nhiên, 72 năm sau, lại có một năm Tý 2020 là năm Canh Tý, vận mệnh lại hoàn toàn khác. Năm đó, loại virus Corona mới bùng phát mạnh mẽ. Dưới các biện pháp phong tỏa khắc nghiệt, cuộc sống của người dân còn tệ hơn cả cái chết. Những tòa nhà xây dựng bị bỏ dở, các nguồn cung vật tư thiếp bị quan trọng bị cắt, và các loại giông bão khác nhau lần lượt xuất hiện, và các cuộc bạo loạn dân sự lần lượt xảy ra. Vì vậy, năm 2020 là một bước ngoặt quan trọng đối với chế độ Đỏ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn đã sa sút lớn về vận mệnh và đang bước tới sụp đổ. Đây chính là cái gọi là “Chuột Đỏ thời giống vận không giống”.

Vậy khi nào chế độ Đỏ sẽ kết thúc?

"Tây phương lại thấy quân Nam đến, vừa đến Rắn Vàng vận đã hết". Lời tiên tri này đã nói một cách thẳng thắn, đó là vào năm con Rắn. Lời giải nghĩa phổ biến nhất trên mạng hiện nay là Năm Tỵ tiếp theo, tức là năm 2025.

Vậy ai sẽ kết thúc nó?

“Quân Nam”. “Quân Nam” này có thể là ai? Hãy xem những lời tiên tri khác nói gì.

Hoa đỏ nở hết hoa trắng nở

Đầu tiên chúng ta hãy xem “Kim Lăng tháp bi văn”. "Kim Lăng tháp bi văn" được cho là của Lưu Bá Ôn, vị quân sư khai quốc công thần của nhà Minh, và được phát hiện tại chùa Kim Lăng ở Nam Kinh vào năm thứ 16 của Trung Hoa Dân Quốc (tức năm 1937).

Trong văn bia có viết: “Hồng hoa khai tận bách hoa khai, Tử Kim sơn thượng mỹ nhân lai”.

Tạm dịch: “Hoa đỏ nở hết hoa trắng nở, trên núi Tử Kim Mỹ nhân đến”.

Một số người giải thích rằng hoa màu đỏ và trắng có thể được hiểu là hai quốc huy, quốc huy của Trung Quốc Đại lục và quốc huy của Đài Loan. Quốc huy của Trung Quốc Đại lục có màu đỏ, đó là "hoa đỏ". Quốc huy của Đài Loan là "Bầu trời xanh và mặt trời trắng". Màu lam tượng trưng cho sự trong sáng và thuần khiết, dân tộc và tự do. Màu trắng tượng trưng cho sự thẳng thắn và vị tha, dân quyền và bình đẳng. 12 tia sáng mặt trời tượng trưng cho 12 giờ, trông giống như 12 cánh hoa, trông giống “hoa trắng”.

Quốc huy của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) giống như một bông hoa trắng. (Miền công cộng)

Còn “Núi Tử Kim” ở đâu? Tình cờ đó là Nam Kinh, thủ đô cũ của Chính phủ Quốc Dân.

Còn “Mỹ nhân” là ai? Có thể là người Mỹ chăng?

Sau khi đối chiếu tất cả các thông tin này, chúng ta có thể dễ dàng đưa ra cách giải thích này: Có khả năng là nhờ sự hòa giải hoặc giúp đỡ của Hoa Kỳ, Trung Hoa Dân Quốc đã giành lại quyền kiểm soát Đại lục Trung Quốc, và có lẽ đã chuyển thủ đô của mình về Nam Kinh một lần nữa. Khi đó, quốc huy năm sao màu đỏ của Đảng Cộng sản Trung Quốc không còn xuất hiện trên đất Trung Quốc, mà thay vào đó là quốc huy Đài Loan với bầu trời trong xanh và mặt trời trắng. Đây là “hoa đỏ nở hết hoa trắng nở”.

Về tuyên bố Nam Kinh sẽ trở thành thủ đô mới của Trung Quốc, nó cũng đã được đề cập trong bài thơ tiên tri của Đại sư Bộ Hư ở núi Thiên Thai. Những bài thơ tiên tri của Đại sư Bộ Hư được lưu hành trên Internet được gọi là “Nột thi”, tổng cộng có 12 bài thơ. Bài thơ thứ 11 trong số đó nói về tương lai giữa eo biển Đài Loan.

Bài thơ thứ 10 viết: “Hồng hà úy, bạch vân chưng, lạc hoa lưu thủy lưỡng vô tình, tứ hải thủy trong giai xích sắc, bạch cốt như khâu mãn cương lăng, tướng tướng ngọc thố tiệm đông thăng”.

Tạm dịch: “Ráng đỏ sẫm, mây trắng bay, nước chảy hoa rơi cả hai vô tình, bốn bể trong nước đều màu đỏ, xương trắng thành đống khắp núi đồi, quan tướng thỏ ngọc phía đông nổi”.

Một số người trên Internet giải thích rằng "Ráng đỏ sẫm, mây trắng bay" có lẽ là đám mây hình nấm được tạo ra sau khi bom hạt nhân phát nổ. Hai bên chiến tranh phân tán, bại trận, cảnh tượng vô cùng khốn khổ: “bốn bể trong nước đều màu đỏ, xương trắng thành đống khắp núi đồi”.

Tuy nhiên, một số người giải thích rằng mây đỏ ám chỉ ĐCSTQ với biểu tượng là màu đỏ, còn mây trắng ám chỉ “bầu trời xanh và mặt trời trắng” của Trung Hoa Dân Quốc. Cả hai đều không thể khiến đối phương phải phục tùng, đây chính là “nước chảy hoa rơi cả hai vô tình”. Còn câu “bốn bể trong nước đều màu đỏ, xương trắng thành đống khắp núi đồi” ám chỉ thực tế rằng dưới sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản, nó có thể gây ra những cái chết thảm khốc trên toàn thế giới, chẳng hạn như dịch bệnh virus Corona mới.

Nhưng sau đó, “quan tướng thỏ ngọc phía đông nổi”, rồi hòa bình đến.

Đây là câu thơ trong bài thơ thứ 11: “Cái quan định, công tội phân, mang mang hải vũ kiến thừa bình, bách niên đại sự hồn như mộng, nam triều kim phấn thái bình xuân, vạn lý sơn hà xứ xứ thanh”.

Tạm dịch: “Đóng quan tài, định công tội, biển trời mênh mông thấy thái bình, đại sự trăm năm như giấc mộng, Nam triều vàng son xuân thái bình, vạn dặm giang sơn khắp nơi xanh”.

Đóng quan tài, định công tội", cảm giác hơi giống “Sự phán xét của Ngày tận thế” được nhắc đến trong các lời tiên tri phương Tây. Sau đó hòa bình đến: "biển trời mênh mông thấy thái bình".

Về cụm từ “đại sự trăm năm như giấc mộng”, nhiều người trên Internet giải thích rằng, nó có nghĩa là việc thống nhất eo biển Đài Loan, mà ĐCSTQ coi là “Đại sự trăm năm” từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cuối cùng giống như một giấc mộng, không thể thực hiện được. Tuy nhiên, eo biển Đài Loan cuối cùng có thể được thống nhất, và thống nhất trong tay chế độ mới.

Liệu chế độ mới này có phải là Trung Hoa Dân Quốc hay không, điều này không được nêu rõ trong lời tiên tri, nhưng thủ đô của chế độ mới có thể là Nam Kinh.

Chúng ta hãy xem lại câu “Nam triều vàng son xuân thái bình, vạn dặm giang sơn khắp nơi xanh”. Bởi vì từng là cố đô của Lục triều, Nam Kinh đã từng rất thịnh vượng và được mệnh danh là “phấn hồng Bắc địa, vàng son Nam triều”. Vì vậy, từ lời tiên tri này, chúng ta có thể thấy rằng Nam Kinh đã khôi phục lại sự thịnh vượng trước đây, vạn dặm non sông của Trung Quốc đang thể hiện sức sống mãnh liệt, và mọi thứ đang đi đến chiều hướng tốt đẹp.

File:Нанкинг-капија.JPG
Trung Hoa Môn của thành Nam Kinh. (Wikipedia/ SA-3.0)

Kim Lăng tái tạo về cố hương

Thật trùng hợp, bài thơ tiên tri của Lưu Bồi, một Chân nhân Đạo gia và là vị quan Khâm thiên giám cuối thời nhà Thanh, cũng đề cập rất rõ ràng đến việc Trung Hoa Dân Quốc trở lại Nam Kinh.

Bài thơ tiên tri viết: “Thiên thời hạo kiếp vạn quốc sầu, long đầu xà vĩ ác ma hưu”; “Mã quy cựu tào độ Trường Giang, Kim Lăng trùng chỉnh hồi cố hương, tảo tận quần ma an thiên hạ, chung quy Trung Quốc định gia bang”.

Tạm dịch: “Thiên thời đại kiếp vạn nước sầu, đầu rồng đuôi rắn ác ma tiêu”; “Ngựa về máng cũ vượt Trường Giang, Kim Lăng tái tạo về cố hương, quét sạch bầy ma an thiên hạ, trở về Trung Quốc định quốc gia”.

“Ác ma” trong bài thơ, nhiều người trên Internet giải thích, hẳn là chế độ Cộng sản Trung Quốc ở Trung Quốc Đại lục. Ác ma này đã khiến thế giới phải trải qua một thảm họa. Tuy nhiên, thảm họa sẽ không kéo dài, như đã đề cập trong nhiều lời tiên tri, mọi chuyện có thể sẽ kết thúc vào hai năm: năm Giáp Thìn 2024, và năm Ất Tỵ 2025: “đầu rồng đuôi rắn ác ma tiêu”. Trung Hoa Dân Quốc sẽ “ngựa về máng cũ”, trở về cố hương “Kim Lăng”, tức là Nam Kinh. Sau đó, “quét sạch bầy ma an thiên hạ”, thế giới hòa bình và xã hội Trung Quốc ổn định trở lại.

Lại về làm chủ Trung Nguyên

Vậy liệu Trung Hoa Dân Quốc có thể thực sự lại lần nữa làm chủ vùng Trung Nguyên không?

Có người nói rằng nó được viết rất rõ ràng trong "Thôi bối đồ". Hình ảnh thứ 43 trong “Thôi bối đò” nói về quan hệ eo biển Đài Loan. Trong bài thơ có một thời điểm rất quan trọng đó là “Thỏ Đen bước vào hang Rồng Xanh”, là điểm giao nhau giữa năm Mão 2023 (lịch Trung Quốc, Mão ứng với Thỏ) và năm Thìn 2024.

Tại sao thời điểm này lại quan trọng, đã được ghi vào lời tiên tri cách đây một nghìn năm?

Bây giờ nhìn lại thì mọi người đều đã rõ: Cuộc bầu cử ở Đài Loan. Về lý do tại sao kết quả của cuộc bầu cử này lại quan trọng đến vậy, và chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai, thì chúng ta vẫn chưa thể biết được. Nhưng chúng ta hãy quan sát, có lẽ một tương lai đáng kinh ngạc sẽ bắt đầu kể từ thời điểm đó.

Hơn nữa, trong bức tranh của tượng 43, có một chi tiết rất đáng suy ngẫm, đó là mối quan hệ giữa một người lớn và một đứa nhỏ. Người lớn nằm ở hướng Tây Bắc giơ tay như muốn đánh đứa trẻ, tương ứng với chế độ cộng sản Trung Quốc luôn để mắt, muốn tấn công Đài Loan. Tuy nhiên, đứa trẻ không hề sợ hãi mà nhìn thẳng về phía trước và bước đi vững vàng. Điều thú vị là trẻ em mặc quan phục, còn người lớn mặc quần áo bình dân. Có người giải thích rằng Trung Hoa Dân Quốc tuy hiện nay rất yếu nhưng vẫn là triều đại chính thống của Trung Quốc.

Thậm chí, có người còn cho rằng, Trung Hoa Dân Quốc tuy là một nước dân chủ nhưng lại kế thừa nền văn hóa cổ xưa hàng nghìn năm của Trung Quốc, và “Ngọc tỷ Trung Hoa Dân Quốc” được làm ngọc bích hoa mai. Ngọc tỷ quốc gia là biểu tượng của hệ thống pháp luật của đất nước. Trung Hoa Dân Quốc cũng sử dụng niên hiệu, sử dụng chữ Hán truyền thống, và cách ghi chép năm truyền thống. Những thứ này không có ở Trung Quốc Đại lục. Do đó, nếu thiên tượng thay đổi và vận mệnh của ĐCSTQ chấm dứt, tại sao Trung Hoa Dân Quốc không thể trở về quê hương?

Phù Dao - Epoch Times
Trung Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tất cả đều có định số? Trung Quốc thay triều đổi đại năm 2025?