"Hoàng Bách thiền sư thi" tiên tri chính xác quốc vận Trung Quốc (2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong bài viết này sẽ giới thiệu đến các độc giả một cuốn sách khác tên là “Hoàng Bách thiền sư thi”. Đây có thể được gọi là cuốn sách tiên tri chuẩn xác về vận mệnh các triều đại Trung Quốc, với 14 bài thơ và tổng cộng 392 ký tự. Nó đã không chỉ tiên đoán chính xác về sự diệt vong của nhà Minh, các triều đại nhà Thanh, cuộc chiến tranh kéo dài 8 năm, cùng các sự kiện lịch sử lớn như Nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản, sự rút lui của Quốc dân đảng sang Đài Loan, hơn nữa còn làm rõ thêm vận mệnh tương lai của Trung Quốc, và thời điểm quan trọng nhất là có thể là vào năm 2025.

(Xem lại Phần 1)

Bắt đầu từ bài thơ thứ mười, là lời tiên tri về Trung Quốc sau khi bước vào Dân Quốc, nhiều nội dung liên quan mật thiết đến ngày nay, và thú vị nhất là nó cho biết vận mệnh tương lai của Trung Quốc sẽ đi về đâu.

Máu và nước mắt của Trung Hoa Dân Quốc

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về bài thơ thứ mười:

“Dụng vũ thì đương bạch hổ niên

Tứ phương các tự khởi phong yên
Cửu châu hựu kiến tam phân định
Thất tái nhưng lưu nhất tuyến duyên”

Tạm dịch:

Thời dụng võ là năm hổ trắng
Khắp bốn phương nổi cuộc can qua
Vùng Cửu châu ba phần yên định
Bảy năm trời lưu chút hơi tàn

Hai câu đầu nói rằng, năm Bính Dần 1926, Tưởng Giới Thạch tiến hành bắc phạt thống nhất Trung Quốc, lúc đó các quân phiệt đang hỗn chiến, mỗi bên đều mạnh ai nấy làm. Như đã giới thiệu ở phần trước, “Thiền Sư thi” thường sử dụng màu sắc và cung hoàng đạo để mô tả cho niên đại. Năm Bính Dần 1926 là năm con hổ, Bính thuộc hỏa, hoả có màu đỏ, lẽ ra là “năm xích hổ”, tại sao lời tiên tri lại nói “năm bạch hổ” ? Thông thường năm Bạch Hổ được giải nghĩa là một năm xấu, tượng trưng cho một năm chiến tranh và tai họa.

Hai câu đầu nói rằng, năm Bính Dần 1926, Tưởng Giới Thạch tiến hành bắc phạt thống nhất Trung Quốc, lúc đó các quân phiệt đang hỗn chiến, mỗi bên đều mạnh ai nấy làm (Ảnh chụp màn hình)
Hai câu đầu nói rằng, năm Bính Dần 1926, Tưởng Giới Thạch tiến hành bắc phạt thống nhất Trung Quốc, lúc đó các quân phiệt đang hỗn chiến, mỗi bên đều mạnh ai nấy làm (Ảnh chụp màn hình)

Câu tiếp theo “Cửu châu hựu kiến tam phân định” có ý nghĩa gì? “Cửu Châu” là để chỉ Trung Quốc, còn “tam phân định” nghĩa là gì? Ở đây có hai cách giải thích khác nhau.

Một giải thích cho rằng kể từ khi bắt đầu bắc phạt, đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ra sức cướp quyền lãnh đạo. Vào năm sau bắc phạt của chính phủ Dân Quốc, tức là vào năm 1927, ĐCSTQ đã phát động “cuộc nổi dậy Nam Xương” và tiến hành bạo lực quân sự cướp chính quyền. Năm 1931, Nhật Bản gây rắc rối với “Sự kiện 18 tháng 9” và xâm chiếm Đông Bắc Trung Quốc, sau đó chia cắt vùng Đông Bắc và thành lập chế độ Mãn Châu Quốc. Trung Quốc rơi vào tình trạng bị chia làm ba cho Chính phủ Dân Quốc gia, ĐCSTQ và Nhật Bản.

Cách giải thích khác cho rằng “tam phân định” ám chỉ thời kỳ ổn định ở Trung Quốc sau Bắc phạt, thời kỳ mà Chính phủ Quốc dân đảng gọi là “10 năm kiến quốc”. Tuy nhiên, sự ổn định này chỉ chiếm ba phần, còn bảy phần là bất ổn. Những yếu tố bất ổn này bao gồm việc thành lập nước Cộng hòa Xô Viết Trung Quốc vào năm 1931, ĐCSTQ bắt đầu bành trướng ở Trung Quốc, phát động bạo loạn vũ trang, đốt phá, giết chóc, cướp bóc.

Câu cuối cùng “Thất tái nhưng lưu nhất tuyến duyên”, 7 cộng 1 bằng 8, nghĩa là cuộc kháng chiến chống Nhật kéo dài 8 năm đã thắng lợi. Nhưng thực ra câu này còn có hàm ý sâu xa hơn. Phóng viên Quốc tế Cộng sản Peter Vladiminov đã viết trong cuốn “Nhật ký Diên An” rằng trong chiến tranh chống Nhật, ĐCSTQ đã đi theo đường lối “một phần kháng Nhật, hai phần đối phó, bảy phần phát triển” và lợi dụng quân Quốc Dân kháng Nhật nên không thể toàn lực quét sạch ĐCSTQ, nên nó vẫn sống sót. Hơn nữa, ĐCSTQ cũng đã thiết lập một khu căn cứ ở Diên An, đây là “tuyến mở rộng đầu tiên” của ĐCSTQ. Diên An, kéo dài hơi tàn mà được sống sót bình an, có lẽ mọi chuyện đều nằm trong sự an bài của Thiên thượng.

ĐCSTQ cũng đã thiết lập một khu căn cứ ở Diên An, đây là “tuyến mở rộng đầu tiên” của ĐCSTQ. Diên An, kéo dài hơi tàn mà được sống sót bình an, có lẽ mọi chuyện đều nằm trong sự an bài của Thiên thượng (Ảnh chụp màn hình)
ĐCSTQ cũng đã thiết lập một khu căn cứ ở Diên An, đây là “tuyến mở rộng đầu tiên” của ĐCSTQ. Diên An, kéo dài hơi tàn mà được sống sót bình an, có lẽ mọi chuyện đều nằm trong sự an bài của Thiên thượng (Ảnh chụp màn hình)

Vậy bài thơ tiếp theo nói về điều gì?

“Hồng kê đề hậu quỷ sinh sầu
Bảo vị phân tranh bán bích hưu
Hạnh hữu kim ngao năng đái chủ
Kỳ phân bát diện hạ tần châu”

Tạm dịch:

Gà đỏ gáy vang quỷ gây sầu
Tranh nhau ngôi báu nửa nước tan
May có rùa vàng mang minh chủ
Cờ chia tám hướng xuống Tần Châu

Trong câu đầu tiên đã nêu ra thời gian, “hồng kê” là chỉ năm 1945, năm Ất Dậu. Có thể có người thắc mắc, Ất Dậu là năm con gà, Ất thuộc về mộc, mà mộc tương ứng với màu xanh. Tại sao không phải là năm thanh kê mà lại là hồng kê?

Có vẻ như từ thời Trung Hoa Dân Quốc, trong “Thiền Sư thi”, các năm cầm tinh vẫn đúng nhưng màu sắc đôi khi không tương ứng với thiên can và ngũ hành mà mang ý nghĩa khác. Chữ “đỏ” ở đây tương ứng với năm con gà khi chế độ đỏ của ĐCSTQ trỗi dậy. Các chuyên gia nghiên cứu tiên tri cũng chỉ ra rằng bản đồ Trung Quốc hiện nay giống hình một chú gà trống, mà nó bị chính quyền đỏ kiểm soát, thì chẳng phải là chỉ “hồng kê” sao? Vậy việc dùng "hồng kê" ở đây là một cách chơi chữ. “Quỷ sinh sầu” trực tiếp chỉ ra những đau khổ mà thảm họa đỏ mang lại cho người dân Trung Quốc.

Câu thứ hai nên đề cập đến cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và ĐCSTQ, sau đó, chính quyền Quốc dân đảng đã mất một nửa đất nước ở phía bắc sông Dương Tử vào năm 1948, và hoàn toàn thất thủ vào cuối năm 1949.

Câu thứ hai nên đề cập đến cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và ĐCSTQ, sau đó, chính quyền Quốc dân đảng đã mất một nửa đất nước ở phía bắc sông Dương Tử vào năm 1948, và hoàn toàn thất thủ vào cuối năm 1949 (Ảnh chụp màn hình)
Câu thứ hai nên đề cập đến cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và ĐCSTQ, sau đó, chính quyền Quốc dân đảng đã mất một nửa đất nước ở phía bắc sông Dương Tử vào năm 1948, và hoàn toàn thất thủ vào cuối năm 1949 (Ảnh chụp màn hình)

Vậy “Hạnh hữu kim ngao năng đái chủ” ám chỉ điều gì? “Kim ngao” chính là chỉ rùa Thần được nhắc đến trong thần thoại Trung Quốc, đầu và đuôi giống rồng, thân giống rùa, toàn thân màu vàng, sống ở biển. Câu này có nghĩa là may mắn thay, Đài Loan vẫn còn ở đây, nhường chỗ cho Chính phủ Quốc gia định cư và phát huy nền văn minh chính thống của Trung Quốc.

Câu cuối cùng cho biết Trung Quốc đại lục hoàn toàn bị chiếm đóng. “Kỳ phân bát diện” dùng để chỉ Bát Lộ Quân của ĐCSTQ, và “Tần Châu” dùng để chỉ căn cứ địa Diên An, phía bắc Thiểm Tây của ĐCSTQ, thuộc về lãnh thổ Tần Châu thời cổ đại. Từ “hạ” có ý nói rằng quân đội của ĐCSTQ tràn ra từ Diên An, nắm toàn quyền kiểm soát đại lục và cướp đoạt chính quyền.

Vậy điều gì đã xảy ra sau khi chính phủ Quốc Dân Đảng tới Đài Loan? Bài thơ thứ 12 viết:

“Trung hưng sự nghiệp phó lân nhi
Thỉ hậu ngưu tiền diệu đức nghi
Kế thống thiên an tam thập lục
Toạ khán cảnh ngoại huyết như nê”

Tạm dịch:

Sự nghiệp trung hưng kỳ lân con
Sau lợn trước trâu đức uy nghi
Kế thừa yên định ba mươi sáu
Ngồi xem bờ kia máu như bùn

Sau khi Tưởng Giới Thạch đưa chính phủ Quốc Dân Đảng đến Đài Loan, ông luôn nuôi hy vọng phản công Đại lục. Tuy nhiên, cho đến khi qua đời, tâm nguyện này của ông vẫn chưa được thực hiện, ông đã giao lại sự nghiệp phục hưng vĩ đại cho “lân nhi” Tưởng Kinh Quốc.

Tưởng Giới Thạch (bên phải) và con trai Tưởng Kinh Quốc (bên trái) (Ảnh chụp màn hình)
Tưởng Giới Thạch (bên phải) và con trai Tưởng Kinh Quốc (bên trái) (Ảnh chụp màn hình)

Câu thứ hai “Thỉ hậu ngưu tiền” là để chỉ năm Tý, năm 1972, Tưởng Kinh Quốc chính thức lên nắm quyền và trở thành Thủ tướng của Trung Hoa Dân Quốc.

“Thiền Sư thi” dùng từ “diệu đức nghi” để miêu tả những thành tựu chính trị của Tưởng Kinh Quốc, có thể nói là một lời khen ngợi rất lớn đối với ông. Sự thực cũng đúng như vậy, Tưởng Kinh Quốc sau đó đã đầu tư hơn 200 tỷ Đài tệ để triển khai “mười công trình xây dựng cơ sở hạ tầng lớn”, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của Đài Loan và thúc đẩy quá trình nâng cấp công nghiệp và cất cánh kinh tế của Đài Loan. Sau đó, Tưởng Kinh Quốc còn làm một sự việc phi thường, đó là bãi bỏ hoàn toàn sự kiểm soát quân sự và chính trị trong quá trình động viên chống nổi loạn, bãi bỏ lệnh cấm đảng phái và cấm báo chí, cho phép Trung Hoa Dân Quốc chấm dứt việc huy động và chuẩn bị chiến tranh và quay trở lại chủ nghĩa hợp hiến dân chủ.

Câu thứ ba “Kế thống thiên an tam thập lục” có nghĩa là 36 năm yên phận ở Đài Loan của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vốn kế thừa tính chính thống của Trung Quốc, đã kết thúc. Liệu có đúng như vậy không? Chúng ta thử làm một phép tính, từ khi Tưởng Giới Thạch đến Đài Loan năm 1949 cho đến khi Tưởng Kinh Quốc qua đời năm 1988, là 39 năm. Sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời, từ năm 1975 đến năm 1978, Nghiêm Gia Kiềm, phó tổng thống của Tưởng Giới Thạch, đảm nhiệm chức tổng thống nước Cộng hòa Trung Hoa, Tưởng Kinh Quốc chỉ lên nắm quyền tổng thống vào năm 1978, quả đúng là 36 năm.

Câu cuối cùng có lẽ không khó hiểu đối với những người quen thuộc với lịch sử cận đại của Trung Quốc. Cùng lúc với việc Trung Hoa Dân Quốc đang phát triển chủ nghĩa hợp hiến dân chủ ở Đài Loan thì bên ngoài Đài Loan đã xảy ra trận gió tanh mưa máu: chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, còn có tam phản, ngũ phản, trấn phản tàn khốc, nạn đói lớn khiến hàng chục triệu người chết ở Trung Quốc đại lục, cũng như Cách mạng Văn hóa đã phá hủy văn hóa truyền thống và làm băng hoại bản chất con người. Quả thực là không quá lời khi miêu tả đó là trận “gió tanh mưa máu”.

Cùng lúc với việc Trung Hoa Dân Quốc đang phát triển chủ nghĩa hợp hiến dân chủ ở Đài Loan thì bên ngoài Đài Loan đã xảy ra trận gió tanh mưa máu (Ảnh chụp màn hình)
Cùng lúc với việc Trung Hoa Dân Quốc đang phát triển chủ nghĩa hợp hiến dân chủ ở Đài Loan thì bên ngoài Đài Loan đã xảy ra trận gió tanh mưa máu (Ảnh chụp màn hình)

Đến lúc này, trong “Thiền sư thi” chỉ còn lại hai bài thơ cuối cùng, ngoại giới thường lý giải chúng là tiên tri về những thay đổi lớn sẽ xảy ra ở Trung Quốc trong vài năm tới.

Sự sụp đổ của triều đại Đỏ sắp xảy ra?

Bài thơ thứ 13 được viết như sau:

“Xích thử thời đồng vận bất đồng
Trung nguyên hảo cảnh bất vi công
Tây phương tái kiến nam quân chí
Cương đáo kim xà vận dĩ chung”

Tạm dịch:

Chuột đỏ giống thời không giống vận
Cảnh đẹp Trung Nguyên chẳng phải công
Phương tây lại thấy quân nam đến
Vừa đến rắn vàng vận đã hết

Các chuyên gia giải thích lời tiên tri cho rằng hai câu đầu của bài thơ này nói về sự suy tàn của chế độ đỏ của ĐCSTQ, trong khi hai câu cuối nêu ra thời điểm và dấu hiệu sụp đổ của chế độ này.

Câu đầu “Xích thử thì đồng vận bất đồng” chỉ ra một thời điểm là “Năm Tý”, chữ “xích” ở đây vẫn nên hiểu theo ý nghĩa tượng trưng, để nói về chế độ đỏ của ĐCSTQ. “Thời đồng vận bất đồng” có nghĩa là số phận của ĐCSTQ sẽ gắn liền với hai năm con Tý, một là thời điểm nó phát triển, và một là thời điểm nó bắt đầu suy tàn. Vậy hai năm Tý này là những năm nào?

Mùa thu năm Mậu Tý 1948, Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản nội chiến, hai bên có những trận quyết định ở Đông Bắc, Hoa Đông và Bắc Trung Quốc, đó là các chiến dịch Liêu Thẩm, chiến dịch Hoài Hải và chiến dịch Bình Tân, ba trận đánh then chốt này đều kết thúc với thắng lợi vang dội cho ĐCSTQ. Năm này, có thể nói vận thế của ĐCSTQ đang bùng nổ, và nó đã chiếm đóng hoàn toàn Trung Quốc đại lục vào năm 1949.

Năm Tý báo trước sự suy giảm vận mệnh của ĐCSTQ chính là năm Canh Tý 2020 vừa qua. Hiện tại là năm 2023. Nếu nhìn lại một chút, chúng ta sẽ thấy rằng kể từ khi virus Vũ Hán bùng phát vào cuối năm 2019 và phát triển thành đại dịch toàn cầu vào năm 2020, hình thế của ĐCSTQ đã rất tồi tệ.

Ở nước ngoài, dù ở Châu Âu, Châu Mỹ hay Châu Á - Thái Bình Dương, nhiều quốc gia đã thức tỉnh trước những lừa dối của ĐCSTQ. Mối quan hệ chiến lược kinh tế và quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã trải qua một bước ngoặt lớn, nhiều cường quốc quốc tế đã thực hiện các hành động phòng thủ chung hoặc tẩy chay để đối đầu với ĐCSTQ. Chính sách một vành đai, một con đường của ĐCSTQ cũng đã bị loại bỏ. Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto nói rằng, chính phủ Ý trước đây đã đưa ra một quyết định cực kỳ sai lầm khi tham gia dự án “một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ.

Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto nói rằng, chính phủ Ý trước đây đã đưa ra một quyết định cực kỳ sai lầm khi tham gia dự án “một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ (Ảnh chụp màn hình)
Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto nói rằng, chính phủ Ý trước đây đã đưa ra một quyết định cực kỳ sai lầm khi tham gia dự án “một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ (Ảnh chụp màn hình)

Trong nước, chính sách phong tỏa cực đoan gây tổn hại cho nền kinh tế và sinh kế của người dân đã dẫn đến suy thoái kinh tế Trung Quốc, các vụ sụp đổ công ty bất động sản và ngân hàng xảy ra thường xuyên, các công ty phá sản, thất nghiệp tràn lan khắp cả nước, thiên tai nhân hoạ liên tiếp, nhân dân Trung Quốc khổ không kể xiết.

Nhìn từ góc độ này, năm 2020 thực sự là một năm bước ngoặt đối với ĐCSTQ. Đôi khi người ta thấy rằng những lời tiên tri thực sự rất kỳ diệu, và chưa đến lúc sự việc xảy ra thì thật khó để giải thích chính xác chúng. Nếu chúng ta đọc lời tiên tri này trước năm 2019, ai có thể nghĩ rằng một sự thay đổi mạnh mẽ sẽ xảy ra trong năm tới?

Trên cơ sở đó, chúng ta xét câu thứ hai “Trung Nguyên hảo cảnh bất vi công”, ý nghĩa sẽ rõ ràng hơn. Hóa ra sự thịnh vượng của cái gọi là “giấc mộng Trung Hoa" chỉ là ảo ảnh, nó hoàn toàn không phải là công lao của ĐCSTQ mà đến từ nhiều yếu tố bên ngoài: vốn và công nghệ được cấp bằng sáng chế từ xã hội phương Tây, kinh nghiệm kinh doanh và công nghệ từ các công ty Đài Loan, nhân công giá rẻ bị vắt kiệt sức lao động Trung Quốc, cũng như các thủ đoạn gián điệp và trộm cắp của ĐCSTQ. Một khi những yếu tố bên ngoài này rút đi và sự thật được phơi bày, người dân Trung Quốc sẽ dần tỉnh khỏi giấc mộng trở thành một cường quốc.

Tới câu thơ thứ ba, “Tây phương tái kiến nam quân chí”, dường như có hơi hướng chiến tranh mạnh mẽ, lẽ nào sẽ có một cuộc chiến nữa? Kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, ĐCSTQ dường như đã sẵn sàng hành động, có vẻ như họ muốn bắt chước Nga và muốn ra tay với Đài Loan mà họ vốn đã thèm muốn từ lâu và chiếm Đài Loan, dùng vũ lực chiếm lĩnh Đài Loan.

Tuy nhiên, kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiết lộ ý tưởng chiếm Đài Loan, Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với Đài Loan, Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã thông qua dự luật yêu cầu Hoa Kỳ và Đài Loan tăng cường huấn luyện quân sự chung và mời Đài Loan tham gia cuộc tập trận quân sự đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2024.

ạ viện Hoa Kỳ cũng đã thông qua dự luật yêu cầu Hoa Kỳ và Đài Loan tăng cường huấn luyện quân sự chung và mời Đài Loan tham gia cuộc tập trận quân sự đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2024 (Ảnh chụp màn hình)
Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã thông qua dự luật yêu cầu Hoa Kỳ và Đài Loan tăng cường huấn luyện quân sự chung và mời Đài Loan tham gia cuộc tập trận quân sự đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2024 (Ảnh chụp màn hình)

Một khi ĐCSTQ thực sự gửi quân đến, rất có thể liên quân đa quốc gia do Mỹ và Nhật Bản dẫn đầu sẽ chia lực lượng thành nhiều kênh và trực tiếp tham chiến. Vì vậy, chữ “kiến” trong “Tây phương tái kiến” ở câu thứ ba có thể hiểu là “sự xuất hiện”, các cường quốc phương Tây một lần nữa sẽ xuất hiện trên chiến trường Trung Quốc. “Nam quân chí” có thể hiểu là quân đội đến từ phía nam, hoặc có thể là các quốc gia như Malaysia và Việt Nam, đang tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, cũng gửi quân đến hỗ trợ. Thậm chí, có người còn cho rằng Ấn Độ, quốc gia không có nhiều giao dịch với Trung Quốc trong những năm gần đây, có thể nhân cơ hội này để gây chiến.

Mặc dù không thể đưa ra lời giải thích rõ ràng nhưng đây chính là điều tuyệt vời của tiên tri, trước khi sự việc xảy ra thì mọi chuyện đều có thể. Sau khi sự việc xảy ra, mọi người mới chợt nhận ra—hoá ra là như vậy.

Vậy ở đây giả sử cuộc chiến tương ứng với câu thứ 3 là chiến tranh eo biển Đài Loan, thì thời gian hai bên sẽ đụng độ nhau là vào lúc nào?

Điều này cần phải được kết hợp với một cuốn sách tiên tri nổi tiếng khác của Trung Quốc là “Thôi Bối Đồ”.

Tượng thứ 43 trong Thôi Bối Đồ được giải nghĩa là để chỉ mối quan hệ hai bên eo biển, trong đó câu tụng viết như sau:

“Hắc thố tẩu nhập thanh long huyệt, dục tận bất tận bất khả thuyết
Duy hữu ngoại biên căn thụ thượng, tam thập niên trung tử tôn kết”

Tạm dịch:

Thỏ đen chạy vào hang rồng xanh, muốn xong không xong không thể nói
Chỉ có cây gốc ở bên ngoài, trong ba mươi năm đầy con cháu

Nếu dùng những màu sắc và cung hoàng đạo tương ứng với ngũ hành thiên can và địa chi thì có thể hiểu như sau: hắc thố là Quý Mão, tức là năm 2023; thanh long là Giáp Thân, tức là năm 2024.

Tất nhiên, chu kỳ hắc thố và thanh long là sáu mươi năm một lần, nên chúng không nhất thiết ám chỉ năm 2023 và 2024 mà cũng có thể là năm 2083 và 2084 trong tương lai. Tuy nhiên, kết hợp với bối cảnh lịch sử và hình thế hiện tại, nhiều người vẫn thiên về giải thích chúng là năm 2023 và 2024.

Tiếp theo chúng ta hãy xem câu cuối cùng trong bài thơ thứ 13 của “Thiền Sư thi”: “Cương đáo kim xà vận dĩ chung”. Theo nghĩa đen thì nó tương đối dễ hiểu, dường như có nghĩa là vào năm Tỵ, ĐCSTQ sẽ đi đến hồi kết. Vậy đó sẽ là năm Tỵ nào? Nếu tính theo thiên can, địa chi thì “kim xà” dùng để chỉ năm Tân Tỵ. Năm Tân Tỵ gần nhất vơi thời điểm hiện tại là năm 2061.

Cũng có người phát hiện ra rằng kể từ thời Trung Hoa Dân Quốc, màu sắc và cung hoàng đạo của các niên đại trong “Thiền sư thi” thường có ý nghĩa khác, vì vậy “Kim xà” này có thể không thực sự để chỉ năm Tân Tỵ. Và nếu câu thứ ba của bài thơ này đề cập đến năm 2023 đến năm 2024, và câu cuối cùng đề cập đến năm 2061, thì khoảng cách quá lớn.

Vậy khoảng cách từ hiện tại đến năm 2061, còn những năm Tỵ nào nữa? Một là năm Ất Tỵ 2025, và hai là năm Đinh Tỵ 2037. Liệu “kim xà” có phải là một trong số đó?

nếu chiến tranh eo biển Đài Loan nổ ra vào năm 2023 hoặc 2024, ĐCSTQ có thể sẽ phải trả giá (Ảnh chụp màn hình)
Nếu chiến tranh eo biển Đài Loan nổ ra vào năm 2023 hoặc 2024, ĐCSTQ có thể sẽ phải trả giá? (Ảnh chụp màn hình)

Hiện nay, cách giải thích được đồng tình nhất là năm 2025. Bởi vì nếu chiến tranh eo biển Đài Loan nổ ra vào năm 2023 hoặc 2024, ĐCSTQ có thể sẽ phải trả giá. Tại sao? Về sức mạnh thực lực, ĐCSTQ vốn chưa có kinh nghiệm thực tế về chiến tranh trên biển, nếu phải đối mặt với các lực lượng liên minh đa quốc gia như Mỹ và Nhật Bản với năng lực tác chiến trên biển và trên không mạnh mẽ thì khả năng chiến thắng ước tính là rất nhỏ. Có lẽ ĐCSTQ cũng biết điều này nên đang nỗ lực chế tạo tàu sân bay, nhưng chất lượng của tàu sân bay thực sự đáng lo ngại. Lý do quan trọng nhất là nó không được lòng dân. Một khi ĐCSTQ phát động chiến tranh, nội chiến có thể bùng phát trong nước, trước đây một số cư dân mạng đã nói rằng nếu được trao súng trong chiến tranh, họ nhất định sẽ tìm ra kẻ thù thực sự để giải quyết món nợ. Có thể mọi người đều đoán được ai là kẻ thù thực sự?

Ngoài ra, trong những năm gần đây, các loại thiên tai nhân họa và các dị tượng thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc đại lục, rất giống với cảnh tượng thời mạt của các triều đại khác nhau được ghi chép trong lịch sử, thật dễ khơi dậy trí tưởng tượng của mọi người.

Trên thực tế, một số người tin rằng “kim xà” trong lời tiên tri chỉ năm 2037.

Câu tụng trong tượng 43 của Thôi Bối Đồ viết: “Dục tận bất tận bất khả thuyết”. Điều này dường như có nghĩa là ĐCSTQ không diệt vong ngay lập tức, giống như “rắn chết trăm năm vẫn còn độc”. “Duy hữu ngoại biên căn thụ thượng, tam thập niên trung tử tôn kết”, dường như ý muốn nói rằng Trung Quốc chính thống vẫn còn ở bên ngoài, chứ không phải ở Trung Quốc đại lục, nó sẽ ra hoa kết trái trong “30 năm”, có lẽ là vào thời điểm thành lập một quốc gia độc lập, hoặc trong cuộc phản công thành công đại lục. Một số người giải thích “giữa của 30 năm” là 15 năm. Như vậy thời gian mà “Thôi Bối Đồ” dự đoán có lẽ là từ 2023+15 đến 2024+15, tương đối gần với năm 2037, năm Bính Tỵ.

Vậy rốt cuộc là năm Tỵ nào? Có lẽ chúng ta không cần nóng vội, có thể một, hai năm nữa sẽ có câu trả lời.

Vậy bài thơ cuối cùng của “Thiền Sư thi” nói điều gì?

“Nhật nguyệt thôi thiên tự chuyển luân
Ta dư xuất thế cánh vô nhân
Lão tăng tòng thử hưu nhiêu thiệt
Hậu sự hoàn tu vấn hậu nhân”

Tạm dịch:

Nhật nguyệt xoay vần tựa bánh xe
Than ta xuất thế chẳng lý do
Lão tăng từ đây không nói nữa
Việc sau cần hỏi người đời sau

Bài thơ này có ý nghĩa giống như lời tụng của tượng cuối cùng trong “Thôi Bối Đồ”:

“Mang mang thiên số thử trung cầu
Thế đạo hưng suy bất tự do
Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận
Bất như thôi bối khứ quy hưu”

Tạm dịch:

Số Trời mênh mông kiếm ở đây
Thế đạo hưng suy chẳng tự nhiên
Muôn vạn lời lẽ không nói hết
Chi bằng đẩy lưng về nghỉ thôi

Có lẽ như nhiều lời tiên tri từ xưa đến nay, xã hội nhân loại có tính chu kỳ, ngày tháng là vô tận, và chân lý của vũ trụ không phải dễ để con người biết được. Thế giới sẽ trải qua sự đổi mới lớn và những lời tiên tri sẽ chỉ đi xa đến thế. Trong những thay đổi to lớn, con người sẽ đưa ra sự lựa chọn cuối cùng giữa thiện và ác, điều này cũng sẽ quyết định vận mệnh tương lai của nhân loại, tức là “hậu sự hoàn nhu vấn hậu nhân” (sự việc sau này cần phải hỏi người đời sau).

Theo Phù Dao

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

"Hoàng Bách thiền sư thi" tiên tri chính xác quốc vận Trung Quốc (2)