'Tiểu phấn hồng' Trung Quốc đụng độ nghệ sĩ piano Anh Quốc và logic ngược đời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong khoảng một tuần nay, có một video đang lan truyền rất nhanh và nhận được rất nhiều bình luận của mọi người. Chuyện là một nghệ sĩ piano khi đang biểu diễn ở nơi công cộng tại London thì bị một nhóm ‘tiểu phấn hồng’ Trung Quốc bất ngờ vây quanh. Nhóm tiểu phấn hồng yêu cầu nghệ sĩ piano không được quay phim họ.

Trên thực tế nhóm tiểu phấn hồng đứng rất xa, và họ đưa ra những yêu cầu vô lý như là ‘ở Trung Quốc không được làm như thế (quay phim nơi công cộng)’. Nhưng vấn đề ở đây là nghệ sĩ piano này đang biểu diễn ở Anh, các tiểu phấn hồng vô tình vào khung hình chứ người nghệ sĩ không cố ý quay họ. Vậy thì lý luận của nhóm tiểu phấn hồng này có vấn đề chỗ nào?

Trong chương trình Chính luận thiên hạ đăng ngày 23/1, nhà bình luận thời sự là Giáo sư Chương Thiên Lượng đã chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề này như sau.

Bối cảnh câu chuyện

Ông Brendan Kavanagh là nghệ sĩ piano người Anh gốc Ireland, ông có một kênh youtube với 2,35 triệu người đăng ký. Bởi vì có bằng tiến sĩ, cho nên ông được người hâm mộ gọi là Tiến sĩ K (Dr K). Ông thường phát sóng trực tiếp khi chơi piano ở nơi công cộng và rất hay giao lưu với khán giả.

Ngày 19/1, khi ông đang phát sóng trực tiếp tại một ga tàu điện ở London thì một nhóm tiểu phấn hồng đi bộ đến chỗ ông. Họ yêu cầu ông ấy đừng quay phim. Sau đó hai bên xảy ra một cuộc tranh chấp.

Ông Kavanagh hỏi: ‘Tại sao không cho quay phim?’. Những người đó trả lời: ‘Luật pháp Trung Quốc không cho phép’. Ông Kavanagh cảm thấy rất kỳ lạ, hỏi rằng: ‘Ở đây là nước Anh, tại sao luật pháp Trung Quốc không cho phép?’. Sau đó, ông Kavanagh thẳng thắn nói: ‘Đây không phải là Trung Quốc cộng sản, nước Anh là một quốc gia tự do, cho phép mọi người quay video và chụp ảnh ở nơi công cộng’.

Ông Kavanagh nói thêm: ‘Những gì họ nên tuân theo là luật pháp của Anh thay vì luật pháp Trung Quốc’. Những tiểu phấn hồng thì nói rằng, họ có bản quyền hình ảnh.

Trên thực tế, vấn đề về bản quyền hình ảnh chân dung được định nghĩa như thế này: Dưới bất kỳ tình huống nào, bạn không được phép chụp ảnh một cách tùy tiện. Còn chụp ảnh nơi công cộng, đặc biệt là khi chụp từ xa không gây ra vấn đề vi phạm bản quyền hình ảnh. Cho nên trong trường hợp này thì không cấu thành hành vi xâm phạm quyền ảnh chân dung.

Khi các tiểu phấn hồng yêu cầu ông Kavanagh không được quay phim, ông Kavanagh có chỉ vào cờ đỏ năm sao vàng của họ thì một thanh niên hét lên ầm ĩ: ‘Don’t touch her’ (Đừng chạm vào cô ấy). Điều này làm cho người ta có cảm giác ông Kavanagh chạm vào người cô gái. Nhưng trên thực tế, ông Kavanagh chỉ là chỉ tay vào lá cờ đỏ cô gái cầm.

Sau đó, nhóm tiểu phấn hồng lớn tiếng tố cáo ông Kavanagh là người phân biệt chủng tộc, họ nói ông ấy 'phân biệt đối xử với người Trung Quốc'...

Cuộc tranh cãi đã thu hút cảnh sát. Sau khi cảnh sát đang lắng nghe ông Kavanagh và toàn bộ câu chuyện, họ đã xác nhận những điều ông Kavanagh làm không có gì sai. Cảnh sát tách nhóm người Trung Quốc sang một bên rồi nói chuyện. Sau đó, ông Kavanagh tiếp tục chơi piano, đồng thời máy quay được được đưa đến một khoảng cách xa. Đây là quá trình cơ bản của câu chuyện.

3 lý luận của tiểu phấn hồng

Nhân câu chuyện này, Giáo sư Chương muốn chia sẻ những lý luận mà các tiểu phấn hồng hay dùng.

Đầu tiên, những tiểu phấn hồng xuất hiện và yêu cầu Kavanagh ‘không được phép quay phim’, ‘phải tuân thủ luật pháp Trung Quốc’... tức là các tiểu phấn hồng yêu cầu người Anh phải tuân thủ quy tắc của Trung Quốc.

Vậy thì nếu mọi người hỏi lại tiểu phấn hồng rằng ‘ai chế định quy tắc’, ‘tính hợp pháp của quy tắc là gì’, ‘vì sao không nằm trong địa phận Trung Quốc mà phải tuân thủ quy tắc Trung Quốc’... thì các tiểu phấn hồng không thể đưa ra bất kỳ lời giải thích nào.

Cho nên khi ông Kavanagh liên tục hỏi ‘Tôi đã vi phạm điều gì? Quy tắc của bạn là gì?’ thì các tiểu phấn hồng cố ý lảng tránh. Họ họ chỉ nói: ‘Đây là luật pháp Trung Quốc, bạn phải tuân thủ điều đó’.

Giáo sư Chương nhìn nhận, điều này giống như việc ông Tập Cận Bình muốn thiết lập cái gọi là ‘Cộng đồng chung vì vận mệnh nhân loại’, thiết lập lại các quy tắc cho nhân loại, và yêu cầu mọi người tuân thủ vô điều kiện.

Giống như Luật An ninh Quốc gia Hong Kong do Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban hành, bộ luật này không có chút đạo lý, nhưng ép người ta phải tuân thủ vô điều kiện. Thậm chí những người ủng hộ cuộc đấu tranh của người dân Hong Kong, ủng hộ giá trị nhân quyền phổ quát, quyền tự do ngôn luận, tự do biểu tình, v.v. thì trong mắt ĐCSTQ, họ cũng vi phạm Luật An ninh Quốc gia của Hong Kong. ĐCSTQ cho rằng, mình có quyền phán quyết những người đó. Nếu người ủng hộ Hong Kong mà sử dụng chuyến bay của Hong Kong, ngay cả khi họ không mang quốc tịch Hong Kong thì ĐCSTQ có thể bắt người ấy ngay lập tức. Luật An ninh Quốc gia Hong Kong thật sự là 'ác pháp' mà ĐCSTQ áp đặt lên Hong Kong.

Lần này ở cửa hàng bách hóa tại London, các tiểu phấn hồng cũng nói: ‘Các bạn phải tuân thủ những quy tắc của tôi’, nhưng họ lại không nói cho bạn vì sao nguyên tắc được chế định như vậy, họ cũng không nói cho bạn sau khi bạn vi phạm nguyên tắc sẽ có hậu quả gì. Tóm lại, bạn phải nghe lời họ vô điều kiện. Đây là điểm thứ nhất.

Thứ hai, khi ông Kavanagh nói: ‘Các bạn không có quyền yêu cầu tôi phải tuân thủ quy tắc của Trung Quốc’ thì các tiểu phấn hồng bắt đầu chỉ trích rằng: ‘Ông đã xâm phạm quyền lợi cá nhân của tôi, như là quyền sở hữu hình ảnh...'.

Như đã trình bày ở trên, ở khu vực công cộng thì ít nhất mỗi người đều có quyền chụp ảnh. Thông thường phản ứng của người bình thường là: Nếu ai đó chụp ảnh mà mình không muốn vào ảnh thì chỉ cần tránh camera là được.

Trên thực tế, nếu bạn chụp ảnh nơi công cộng, ở một số nơi còn có người muốn vào khung ảnh của bạn, họ còn chào ‘hello’ rất thân thiện. Còn nếu bạn là một người của công chúng, bạn không muốn bị người khác chụp ảnh thì bạn có thể thương lượng với họ thế này thế kia, chứ bạn không có quyền nói với người khác rằng ‘đừng chụp ảnh nơi công cộng’. Đây là việc hết sức đơn giản.

Ban đầu những tiểu phấn hồng không ở trong ống kính (hoặc là tình cờ trong ống kính) thì việc nghệ sĩ piano - Kavanagh phát sóng trực tiếp ở nơi công cộng không liên quan đến vấn đề bản quyền hình ảnh.

Các tiểu phấn hồng đuối lý, cho nên họ đã chuyển sang bước thứ hai, đó là giả trang thành người bị hại, người bị xâm phạm quyền lợi.

Khi ông Kavanagh nói không vi phạm bản bản quyền ảnh thì các tiểu phấn hồng chuyển sang bước thứ ba, đó là chỉ trích đối phương.

Giống như khi nghệ sĩ piano chỉ vào cờ Trung Quốc và nói ‘đây chẳng phải là cờ của ĐCSTQ sao’ thì họ bắt đầu mắng mỏ ông Kavanagh 'kỳ thị và phân biệt chủng tộc'. Tiểu phấn hồng đã đóng giả hình tượng là kẻ yếu bị hại. Một thanh niên trong đó còn hét to 'Don't touch her' 7-8 lần liên tục.

Việc chạm là chỉ về việc tiếp xúc cơ thể, nhưng ở đây nghệ sĩ piano không tiếp xúc cơ thể với cô gái, mà ông chỉ dùng tay chỉ vào quốc kỳ. Sau khi thanh niên hét to thì nghệ sĩ piano lập tức lùi lại.

Ở đây thấy ba logic hành động của các tiểu phấn hồng bao gồm:

  • Thứ nhất, yêu cầu người khác phải tuân thủ quy tắc của họ.
  • Thứ hai, đóng vai là người bị hại. Điều thứ hai này giống như những người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc, họ thường hay nói ‘hết thảy hậu quả là do Mỹ chịu trách nhiệm’...
  • Thứ ba, khi giả trang không thành thì bắt đầu chỉ trích người khác.

Ba bước này này là lối suy nghĩ của các tiểu phấn hồng. Nếu chúng ta xem biểu diễn của các chiến lang ở hải ngoại thì chúng ta cũng sẽ phát hiện một bộ như thế.

Trên thực tế, những người này không chỉ là tiểu phấn hồng, mà họ thực sự là cái loa tuyên truyền của ĐCSTQ ở nước ngoài.

Trong nhóm này có một người mang quốc tịch Anh Quốc tên là Trương Ninh (tên tiếng Anh Adeline). Cô này từng dẫn chương trình trung thu và quốc khánh cho ĐCSTQ.

Giáo sư Chương cho rằng, lý do họ tới bảo nghệ sĩ piano không được quay họ là vì: Có thể khi đó, họ đang làm chương trình Tết cho ĐCSTQ. Mà đây là một việc chẳng vẻ vang gì, cho nên họ mới bảo nghệ sĩ piano đừng quay mặt họ.

Sự cố ngoại giao Trung Quốc ở Manchester năm 2022

Trước đây ở Anh cũng xảy ra sự việc liên quan đến phong cách ngoại giao của ĐCSTQ. Đây là sự cố ‘ngoại giao chiến lang’ rất nổi tiếng vào ngày 16/10/2022 (gần với ngày khai mạc Đại hội 20).

Khi ấy, có một nhóm người ủng hộ Hong Kong biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Manchester, Vương quốc Anh. Sau đó, một số nhân viên ngoại giao ĐCSTQ kéo người biểu tình vào lãnh sự quán rồi đánh đập họ. Sau đó, một sô cảnh sát địa phương xông vào kéo người đàn ông này ra khỏi Đại sứ quán Trung Quốc.

Trên thực tế, cảnh sát Anh không có quyền vào đại sứ quán để kéo người đó ra, bởi vì phạm vi đại sự quán thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng vấn đề ở đây là: Những nhân viên đại sứ quán Trung Quốc đã vi phạm nhân quyền trước, họ kéo người biểu tình ủng Hong Kong từ lãnh thổ Anh vào lãnh thổ Trung Quốc. Điều này chẳng khác nào là hành vi bắt cóc, cho nên cảnh sát Anh mới can thiệp.

Đây là sự cố ngoại giao rất tồi tệ, tương đương với việc tước đoạt quyền của người Anh trên lãnh thổ nước Anh. Điều này hoàn toàn vi phạm các điều ước ngoại giao.

Sau đó, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Manchester tên là Trịnh Hy Nguyên thừa nhận đã tham gia vụ tấn công. Ông nói ‘it's my duty’ (đó là trách nhiệm của tôi). Sau đó ông ấy chỉ trích người biểu tình vì đã xúc phạm các nhà lãnh đạo của Trung Quốc.

Điều này gây ra phản ứng dữ dội từ chính phủ Anh và các đảng đối lập. Sau đó, nhiều nghị sĩ yêu cầu liệt ông Trịnh Hy Nguyên là nhân vật không được chào đón ở Anh Quốc.

Sau đó, phía Trung Quốc để ông Trịnh Hy Nguyên làm hết nhiệm kỳ rồi đưa về nước. Phía Trung Quốc nói đây là luân chuyển nhân viên bình thường.

Nhân câu chuyện ở London, Giáo sư Chương đề cập thêm câu chuyện ở Manchester. Cả hai câu chuyện có một điểm chung, đó là những người sống dưới chế độ ĐCSTQ đã làm những điều kỳ quái nhưng họ lại cho đó là yêu nước.

Ý của các tiểu phấn hồng và quan chức Trung Quốc là: Chỉ cần tôi yêu nước là tôi có quyền đúng, toàn thế giới phải nhường đường cho tình yêu nước của chúng tôi. Dù ở London hay Manchester thì họ yêu cầu người nơi khác phải chiểu theo quy tắc của Trung Quốc mà hành sự. Nếu không tuân theo quy tắc thì họ sẽ phản đối và gầm lên, sau đó đổ trách nhiệm cho Mỹ hoặc các quốc gia khác. Đây chính là logic hành sự của các tiểu phần hồng.

Thuần Phong biên dịch

Chú thích:
Tiểu phấn hồng (小粉紅): Fan nhỏ của chế độ đỏ.

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

'Tiểu phấn hồng' Trung Quốc đụng độ nghệ sĩ piano Anh Quốc và logic ngược đời