Bình luận: Vì sao Việt Nam không muốn 'cộng đồng chung vận mệnh' của Bắc Kinh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm thứ Năm (14/12), Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh đến “cộng đồng chia sẻ tương lai” và không đề cập đến “cộng đồng chung vận mệnh” của Bắc Kinh. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc và Việt Nam có những quan điểm khác nhau, bộc lộ sự khác biệt sâu sắc giữa hai bên. Việt Nam theo đuổi mối quan hệ cân bằng giữa các cường quốc, mục đích và cốt lõi của nước này là giữ khoảng cách với Trung Quốc và hội nhập với phương Tây về nhiều mặt.

Việt Nam tái nhấn mạnh ‘cộng đồng chia sẻ tương lai’

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng tại cuộc họp báo hôm thứ Năm (14/12), đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, điều Trung Quốc gọi "Cộng đồng chung vận mệnh Trung - Việt" thành "Cộng đồng chia sẻ tương lai", bà Hằng cũng cho biết, những hàm ý liên quan đã được đề cập trong Tuyên bố chung "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt - Trung".

Bà Hằng trả lời phóng viên truyền thông nước ngoài rằng hai bên đã nhất trí trong tuyên bố chung xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt - Trung".

Trước đó, vào ngày 12/12, chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam đã được Tân Hoa Xã của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin nổi bật, đồng thời cho biết, cùng ngày ông Tập Cận Bình đã hội đàm với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên tuyên bố xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc - Việt Nam” có ý nghĩa chiến lược.

Tuy nhiên, theo Thông tấn Xã Việt Nam đưa tin, mỗi khi phía Trung Quốc nhắc tới 5 từ tiếng Trung ‘命運共同體’ (cộng đồng chung vận mệnh), bên phía Việt Nam sẽ nhắc cụm từ tiếng Việt là ‘cộng đồng chia sẻ tương lai’ (未來共享共同體), và tiếng Anh là ‘Vietnam-China Community with a Shared Future’ có nghĩa là ‘cộng đồng chia sẻ tương lai Việt - Trung’ chứ không phải là ‘cộng đồng chung vận mệnh’ như phía Trung Quốc nhắc đến.

Một học giả Việt Nam quen thuộc với quá trình đàm phán, trước đây đã nói với CNA của Đài Loan rằng Bắc Kinh đã cố gắng thuyết phục Việt Nam chấp nhận một “cộng đồng chung vận mệnh” trong nhiều năm, nhưng Việt Nam nhất quyết sử dụng từ tiếng Anh ‘chia sẻ tương lai’ thay vì ‘chung vận mệnh’. Cuối cùng, Việt Nam và Trung Quốc mỗi bên đều nhượng bộ, giữa Trung Quốc và Việt Nam có sự khác biệt trong cách dịch và mỗi bên đều nói lời riêng của mình.

Về cái gọi là “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt - Trung”, ông Lý Hằng Thanh, một nhà kinh tế sống ở Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times vào ngày 14/12 rằng, ĐCSTQ muốn Việt Nam trở thành một cộng đồng có vận mệnh chung với Bắc Kinh, giống như Campuchia, Lào, đạt được nhiều mối quan hệ hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự. Sau đó kết hợp chặt chẽ vận mệnh với nhau. Nhưng thực tế Việt Nam không hề diễn giải như vậy.

Ông Vương cho rằng “cộng đồng chia sẻ tương lai” này không khác gì “quan hệ đối tác chiến lược” ban đầu. Hơn nữa, đàm phán giữa hai bên về tranh chấp Biển Đông vẫn chưa có tiến triển, Việt Nam thực hiện ngoại giao tre (cứng ở dưới, mềm ở trên), và giành được lợi ích ‘đi dây’ trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Việt Nam không muốn ‘cộng đồng chung vận mệnh’?

Ông Vương Hách, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, cũng đã phân tích trên tờ The Epoch Times ngày 14/12 rằng, sau khi Liên Xô tan rã, Việt Nam đã nhanh chóng điều chỉnh lập trường: "So với Trung Quốc, Việt Nam linh hoạt hơn, thực dụng hơn, chủ động hơn. Vị thế quốc tế của nước này hiện đang ở thời kỳ tốt nhất". Việt Nam làm sao có thể xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh” với ĐCSTQ?

“Tôi với bạn có chung vận mệnh sao? ĐCSTQ của bạn hiện đang ở trong tình thế vô cùng xấu, bị kẻ thù tứ phía bao vây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, phải không?”.

Mười lăm năm trước, vào năm 2008, Trung Quốc và Việt Nam đã thiết lập ‘quan hệ đối tác chiến lược toàn diện’. Nhưng hiện nay Việt Nam đang thúc đẩy ‘nguyên tắc cân bằng quan hệ giữa các nước lớn’. Tháng 12/2022 Việt Nam trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hàn Quốc, tháng 9 năm nay trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ. Nhật Bản cũng gia nhập quan hệ đối tác này với Việt Nam vào tháng 11 năm nay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định thực hiện “chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa”, “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, toàn diện và sâu rộng”, “sẵn sàng trở thành người bạn tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Ông Vương Hách cho rằng "ĐCSTQ muốn chứng tỏ rằng quan hệ Trung Quốc - Việt Nam tiến xa hơn mối quan hệ giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam, nói rằng rằng chắc chắn sẽ đưa Việt Nam vào một cộng đồng có chung vận mệnh". Sáng kiến ​​‘cộng đồng chung vận mệnh nhân loại’ là một khái niệm được lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất vào năm 2013.

“ĐCSTQ đã gây áp lực này với Việt Nam từ lâu và các nước láng giềng như Campuchia đã đạt được thỏa thuận này với Trung Quốc, cái gọi là ‘cộng đồng chung vận mệnh’, nhưng Việt Nam kiên quyết phản đối”.

“Vì vậy, lần này nể mặt ông Tập, nên nói là cùng chia sẻ tương lai chứ không phải một cộng đồng có chung vận mệnh. Tất cả chúng ta đều biết cả hai nước đang chơi chữ, có nghĩa là Việt Nam và Trung Quốc thực sự đang đi theo hai con đường khác nhau”.

Vì sao ông Tập Cận Bình khẩn trương sang thăm Việt Nam?

Theo các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ, Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương tại Bắc Kinh từ ngày 11-12/12. Vào ngày thứ hai của cuộc họp, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã dẫn đầu một nhóm quan chức kinh tế khẩn cấp bay sang Hà Nội để dự cuộc họp vào ngày 12/12.

Vì sao Bắc Kinh đột nhiên lấy lòng Việt Nam? Ông Vương Hách phân tích: "Có hai mục đích chính. Thứ nhất, hiện tại tình hình ở Biển Đông rất căng thẳng, Trung Quốc và Philippines quan hệ rơi vào bế tắc. Philippines và Việt Nam ở Biển Đông thì một nước trấn giữ phía nam, một nước trấn giữ phía bắc. Nếu hai quốc gia này liên kết với nhau thì ĐCSTQ sẽ bị gây khó dễ”. "Tại Biển Đông sẽ diễn ra những ngày hết sức khó khăn, tình thế cũng sẽ rất ác liệt”.

"Thứ hai, Việt Nam có vị trí chiến lược vô cùng trọng yếu ở Bán đảo Đông Dương, đặc biệt trong tình hình Mỹ - Trung đối đầu hiện tại, Việt Nam đang vừa có xu hướng ngả về Trung Quốc, vừa có xu hướng ngả về Hoa Kỳ, đây là chuyện không hề bình thường”.

Hoa Kỳ và Nhật Bản gần đây đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện cấp cao nhất của Việt Nam. Ông nói: “Mỹ và Nhật Bản đang hợp lực để kiềm chế Việt Nam, ít nhất là không phụ thuộc vào ĐCSTQ. Bằng cách này, ĐCSTQ sẽ bị kiềm chế rất nhiều ở Đông Nam Á và ASEAN”.

ĐCSTQ thách thức trật tự quốc tế và Việt Nam đang hội nhập với phương Tây

Ông Vương Hách cho rằng ĐCSTQ đang nỗ lực lôi kéo Việt Nam. Nhưng Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn khác nhau về nhiều mặt. ĐCSTQ tiến hành cải cách và mở cửa vào năm 1978, trong khi Việt Nam tiến hành cải cách vào năm 1986. Kể từ đó, tốc độ cải cách của Việt Nam đã vượt xa Trung Quốc.

Về cải cách chính trị, năm 2007 Việt Nam đã bầu cử trực tiếp đại biểu quốc hội và công dân có quyền bãi nhiệm các nhà lãnh đạo. Việt Nam cũng đã mở cửa lệnh cấm báo chí và internet, cơ bản đạt được tính độc lập tư pháp, bãi bỏ hệ thống đăng ký hộ khẩu và yêu cầu quan chức phải công khai tài sản cá nhân.

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm ngoái đạt 8,02%, đứng đầu thế giới và lập kỷ lục trong 25 năm.

Ông Vương Hách cho rằng sự hội nhập của Việt Nam với phương Tây và thông lệ quốc tế vượt xa sự hội nhập của Trung Quốc. Địa vị quốc tế, tầm ảnh hưởng và mọi mặt của Việt Nam hiện tại đều ở trạng thái tương đối tốt. ĐCSTQ hiện đang đối đầu với Hoa Kỳ và thách thức trật tự quốc tế, trên thực tế, Trung Quốc đang ở phía đối lập với trật tự quốc tế.

“Nếu Việt Nam chuyển đổi dân chủ thành công, sẽ là đòn giáng cực mạnh vào Trung Quốc. Phe chống Tập sẽ nắm lấy cải cách của Việt Nam để nói rằng ông Tập đang thoái trào, phản bội cải cách của Đặng Tiểu Bình. Đó sẽ là áp lực khổng lồ”, ông Vương nói.

Trung Quốc và Việt Nam đã ký thỏa thuận kinh tế, nhưng khác biệt rất lớn

Trong chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo ĐCSTQ, Trung Quốc và Việt Nam đã ký 36 hiệp định hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, ông Vương Hách phân tích rằng nếu không có sự tin cậy chiến lược cơ bản lẫn nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam thì sẽ khó phát huy được những điều này. Mặc dù đã có 36 hiệp định được ký kết và hai bên ra tuyên bố chung nhưng không thể che giấu những khác biệt rất lớn giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Ông Vương cho rằng, thứ nhất, hai bên chưa giải quyết được vấn đề Biển Đông và tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam cũng không chấp nhận lập trường cứng rắn của ĐCSTQ trong vấn đề này nên về cơ bản là bế tắc.

Thứ hai, ĐCSTQ muốn thiết lập quyền bá chủ toàn cầu và sáng kiến ​​“Một vành đai, một con đường” là lộ trình cho tham vọng đó. Việt Nam mong muốn hội nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu của Châu Âu và Hoa Kỳ và hội nhập theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, Việt Nam rất phản đối ĐCSTQ về toàn bộ định hướng chính sách kinh tế quốc tế của nước này.

Ông Vương Hách cho rằng Việt Nam đã chứng kiến ​​sự suy tàn của chính ĐCSTQ và nền kinh tế Trung Quốc đang rất tồi tệ. Trong trường hợp này, vì lợi ích thực tế của Việt Nam, các hiệp định này về cơ bản mang tính chất hình thức hơn là thực tế.

Ông Vương đưa ra ví dụ, đất hiếm là một trong những chỉ số quan trọng nhất. Trung Quốc hiện là quốc gia có đất hiếm lớn nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 2. ĐCSTQ muốn chung tay với Việt Nam để kiểm soát tài nguyên đất hiếm nhưng lần này hai bên không đạt được thỏa thuận nào về đất hiếm. Nhưng vào tháng 9 năm nay, Tổng thống Biden đến thăm Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận hợp tác.

“Việt Nam chưa tham gia 'Sáng kiến Vành đai và Con đường' của ĐCSTQ và hết sức cảnh giác với ĐCSTQ”. Ông Vương nói, “Hãy nhìn xem, hơn 100 quốc gia, đã ký tham gia ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’ với ĐCSTQ, Việt Nam ở bên cạnh Trung Quốc, nhưng không ký, Ấn Độ cũng phản đối, tất cả đều muốn duy trì nền độc lập kinh tế của mình”.

Ông Vương Hách nói: “Trong khi Việt Nam đang hội nhập vào trật tự kinh tế quốc tế toàn cầu, Việt Nam đang thoát khỏi sự kiểm soát kinh tế của ĐCSTQ và không bị nền kinh tế của ĐCSTQ hấp thụ”.

Việt Nam theo đuổi mối quan hệ cân bằng giữa các cường quốc và giữ khoảng cách với Trung Quốc

Ông Vương Hách tin rằng mối quan hệ hiện tại giữa Trung Quốc và Việt Nam “về cơ bản là một màn diễn”, “mục đích và cốt lõi của mối quan hệ cân bằng đối với các cường quốc của Việt Nam là duy trì một khoảng cách nhất định với Trung Quốc”.

“Nếu ĐCSTQ không thể mang lại lợi ích và lợi ích kinh tế tương ứng cho Việt Nam, Việt Nam sẽ nghiêng về Mỹ và Nhật Bản hơn”.

Ông cho rằng, Việt Nam hiện đang tận dụng môi trường quốc tế tương đối thuận lợi để tạo vị thế cân bằng ở giữa Mỹ và Trung Quốc, và phải tận dụng tối đa lợi thế này. “Mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc khó có thể trở nên quá nóng. Hai bên sẽ giằng co trong thời gian dài. Trung Quốc và Việt Nam sẽ có một số động thái thể hiện rất tích cực, nhưng xét về lợi ích cụ thể trong các vấn đề cụ thể, cả hai bên đều toan tính lợi ích riêng của mình”.

Ông nói: “Một khi ĐCSTQ áp dụng chính sách ngoại giao ‘chiến lang’, Việt Nam chắc chắn sẽ phản công mạnh mẽ”.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Bình luận: Vì sao Việt Nam không muốn 'cộng đồng chung vận mệnh' của Bắc Kinh?