Run sợ trước ông Trump, ông Tập sẽ phải mềm mỏng với Tổng thống Biden?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 vẫn còn một năm nữa mới diễn ra, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể buộc phải đưa ra lựa chọn ngay bây giờ: nên mềm lòng với Joe Biden sớm hay nên đợi một Donald Trump mạnh mẽ? Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ tác động thế nào đến ông Tập nói riêng và quá trình tồn vong của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nói chung? Liệu Nhà Trắng có yêu cầu Bắc Kinh cam kết từ bỏ việc sử dụng vũ lực để chiếm Đài Loan và giữ nguyên hiện trạng?

Hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức tại San Francisco từ ngày 15 đến 17/11 sẽ là cơ hội cuối cùng để ông Biden và ông Tập Cận Bình gặp nhau trong năm 2023, đồng thời cũng có thể là cơ hội cuối cùng để hai người gặp nhau.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20 và Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2022, đồng thời gặp tổng thống Biden trong Hội nghị thượng đỉnh G20. Năm nay Tập Cận Bình lại từ bỏ hội nghị thượng đỉnh G20, nếu lại từ bỏ hội nghị thượng đỉnh APEC, có lẽ sẽ không có cuộc gặp với ông Tập trong năm 2023.

Hội nghị thượng đỉnh APEC 2024 sẽ được tổ chức ở Peru, lịch trình vẫn chưa được xác định và ông Biden có thể sẽ không tới. Năm 2024, nếu ông Tập tiếp tục vắng mặt tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, có thể phải chờ Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil ngày 18 đến 19/11 mới gặp được ông Biden.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 dự kiến ​​sẽ được tổ chức vào ngày 5 tháng 11, kết quả có thể sẽ được biết trước hội nghị thượng đỉnh G20. Nếu ông Biden tái đắc cử, ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục mối quan hệ với Biden. Nhưng nếu ông Trump thắng, ông Biden chỉ còn hơn hai tháng trong nhiệm kỳ, vì thế cuộc gặp với ông Tập có lẽ sẽ vô nghĩa, bởi ông Tập có lẽ không có hứng thú gặp lại Biden.

Tất nhiên, nếu chế độ ĐCSTQ sụp đổ vào năm 2024, mọi thứ sẽ bắt đầu lại từ đầu và sẽ không liên quan gì đến các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Ông Tập, đều đã từng giao tiếp với cả tổng thống Biden và ông Trump, hẳn sẽ có xu hướng đặt cược vào việc ông Biden tái đắc cử. Mặc dù ông Biden tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, nhưng ông vẫn không từ bỏ liên lạc với Trung Quốc và thậm chí còn thúc đẩy liên lạc bình thường.

Trước mặt một Donald Trump đầy quyền lực, ông Tập có lẽ cảm thấy rụt rè. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, vào mọi thời điểm quan trọng, ông Tập đều đích thân yêu cầu ông Trump trì hoãn ngày áp dụng thuế quan bổ sung và hứa sẽ thúc đẩy đàm phán.

Năm 2020, thời điểm bùng phát Covid-19, ông Trump đã cắt đứt liên lạc với ông Tập do Trung Quốc chậm trễ trong việc công bố dịch bệnh. Dương Khiết Trì, khi đó là chủ nhiệm văn phòng đối ngoại Trung Quốc, đã thỉnh cầu xin được gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Mike Pompeo và ông Pompeo miễn cưỡng chấp nhận. Sau cuộc gặp ông Pompeo cho biết, ông không quan tâm Trung Quốc nói như thế nào, mà muốn xem họ làm như thế nào. Năm 2020, lãnh sự quán của Trung Quốc tại Houston được lệnh đóng cửa và đại sứ Mỹ tại Trung Quốc sau đó đã rời khỏi Bắc Kinh.

So sánh một chút có thể thấy, chính quyền Bắc Kinh nên hy vọng ông Biden sẽ tái đắc cử, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ít nhất có thể giữ được chút thể diện, còn có thể lợi dụng các cuộc trao đổi cấp cao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để thực hiện tuyên truyền giả dối trong đối nội.

Tập Cận Bình có muốn cộng điểm cho Biden hay không?

Ông Trump đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện tụng pháp lý. Ngày 2/10, vụ kiện của Donald Trump được xét xử tại tòa án New York, cựu tổng thống Mỹ không cần phải tham dự nhưng ông bất ngờ đích thân đến nói chuyện với giới truyền thông bên ngoài tòa, cố gắng biến vụ kiện tiêu cực thành sự kiện PR tranh cử có lợi với mình.

Đảng Cộng hòa phê phán tổng thống Biden yếu đuối trước Trung Quốc khi các chiến lược đối với chính quyền Bắc Kinh chưa thực sự hiệu quả và mối đe dọa đối với Hoa Kỳ vẫn còn đó. Ông Biden vì thế cũng đang chịu áp lực. Nếu Trung Quốc muốn đặt cược vào việc tổng thống Biden tái đắc cử, họ không thể chỉ đơn thuần chờ xem, việc cộng điểm cho Biden về mặt ngoại giao vào thời điểm này có thể coi như là một loại lựa chọn bất đắc dĩ.

Cán cân cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ rõ ràng đang bị nghiêng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực ra biết mình đang thua nhưng vẫn không chịu thừa nhận thất bại. Về đối ngoại, họ đã quay sang tìm kiếm cầu hòa với Mỹ. Về đối nội, họ buộc phải đề xuất cái gọi là “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” “tự lực tự cường” và “tuần hoàn bên trong".

ĐCSTQ muốn lộ ra tín hiệu muốn cầu hòa với Nhà Trắng, nhưng không quá rõ ràng, nếu không sẽ không thể công khai trong nội bộ, đồng thời, Bắc Kinh cũng cố tình tạo ra xung đột, bao gồm cả hoạt động quân sự đối với Đài Loan, cố gắng chứng tỏ mình còn chút tiền. Ông Tập và ông Putin sắp gặp lại nhau, và họ cũng đang cố gắng tạo ra một con bài thương lượng khác để chống lại Mỹ.

Ngày 6/10, Bộ Thương mại Mỹ đưa 42 công ty Trung Quốc vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, những công ty này bị lên án cung cấp cho Nga các mạch tích hợp có nguồn gốc từ Mỹ để sử dụng trong sản xuất tên lửa và hệ thống dẫn đường chính xác cho máy bay không người lái. Đây có lẽ là lời cảnh báo được Nhà Trắng đưa ra trước cuộc gặp của Tập - Putin.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không tình nguyện đầu hàng Nhà Trắng, nhưng lúc này Tập Cận Bình phải cân nhắc xem có nên trao cho Biden một chiến thắng ngoại giao không lớn không nhỏ và giúp Biden ngụy trang ở lại Nhà Trắng hay không. Cuộc họp tháng 11 sẽ là một cơ hội hiếm có.

Trung Quốc có thể đợi đến năm 2024 để quan sát tình hình và xem liệu Trump có thể chống chọi được nhiều vụ kiện và thực sự giành được đề cử cuối cùng của Đảng Cộng hòa hay không; điều đó cũng phụ thuộc vào việc Biden có thể duy trì được đà tái tranh cử hay không.

Tuy nhiên, nếu Trung Quốc làm như vậy thì nguy hiểm không nhỏ, việc sắp xếp một cuộc gặp Tập - Biden vào thời điểm đó có thể không dễ dàng. Điều khủng khiếp nhất là dưới áp lực của các cuộc thăm dò, tổng thống Biden có thể có hành động nặng nề chống lại Trung Quốc bất cứ lúc nào, buộc Trung Quốc phải thừa nhận thất bại để chứng tỏ thành tích ngoại giao của mình.

Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ có thể nhận thức rõ tình hình không?

Không khó để đánh giá mối quan hệ Trung-Mỹ hiện tại, việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận thất bại chỉ là vấn đề thời gian. Sau khi ông Biden nhậm chức, các nhà lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng đã đánh giá sai tình hình và tin rằng họ có thể ép buộc Biden phải nhượng bộ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bị cuộc chiến thương mại của ông Trump ép tới mấy năm không ngóc đầu lên được, và có lẽ họ cảm thấy rằng cuối cùng họ cũng có thể đứng lên. Vì vậy, Trung Quốc đã cố tình có thái độ cứng rắn gây áp lực lên tổng thống Biden, buộc Nhà Trắng phải liên tục phản công.

Sau khi Trung Quốc bị đánh đau đớn, nhất thời không phục, về đối nội các nhà lãnh đạo cũng không chịu thừa nhận sai lầm. Đến khi Hoa Kỳ và các đồng minh hình thành tình thế bao vây bốn phía, Trung Quốc nhận ra việc lớn không ổn, nhưng vẫn không muốn thừa nhận thất bại. Bước sang năm 2023, sự phục hồi kinh tế mà Trung Quốc mong đợi vẫn chưa xảy ra, tình hình bên ngoài ngày càng xấu đi và nội bộ ĐCSTQ cũng xuất hiện những vấn đề lớn.

Vào ngày 7 tháng 10, Tân Hoa Xã đã đăng một bài báo: “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ sẽ chỉ tạo ra sự bất ổn trong khu vực”. Đối đầu Mỹ - Trung dường như không có dấu hiệu dịu đi.

Cùng ngày, Lãnh đạo đa số Thượng viện Hoa Kỳ Chuck Schumer dẫn đầu phái đoàn đến Thượng Hải và gặp Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Cát Ninh. Ông Schumer hy vọng rằng các công ty Mỹ có thể có được một sân chơi bình đẳng ở Trung Quốc. Đây nên được coi là điều kiện do Hoa Kỳ đưa ra, nếu ĐCSTQ sẵn sàng nhượng bộ và thừa nhận thất bại thì phải có những hành động thực chất, ông Schumer cũng nêu ra vấn đề về fentanyl. Trần Cát Ninh đương nhiên không dám đáp lại, điều này phải Tập Cận Bình mới có thể quyết định.

Nhà Trắng cũng có thể yêu cầu ĐCSTQ cam kết từ bỏ việc sử dụng vũ lực để chiếm Đài Loan và giữ nguyên hiện trạng. Ông Tập nên đối đãi với cuộc gặp giữa ông và Biden như thế nào, ứng xử thế nào với các điều kiện mà Hoa Kỳ đưa ra, liệu ông có đánh giá sai lần nữa không?

Tình hình hiện nay là quan hệ Trung - Mỹ khó cải thiện, quan hệ Trung - u xấu đi, bố cục mới ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang hình thành, nếu chiến tranh Nga-Ukraine kết thúc vào năm 2024, Trung Quốc sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo, chính quyền Bắc Kinh thực sự cảm thấy rằng còn có thể đối phó được không?

Nếu Bắc Kinh vẫn không chịu nhượng bộ, Hoa Kỳ sẽ hợp lực với các đồng minh và đối tác để từng bước bao vây siết chặt ĐCSTQ. Nhật Bản tuyên bố sẽ mua trước tên lửa hành trình Tomahawk để hình thành khả năng phản công càng sớm càng tốt. Các dự án tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, Anh và Australia cũng đạt được tiến bộ đáng kể. Giới chức Hàn Quốc công khai tuyên bố các hoạt động kỷ niệm cuộc đổ bộ vào sân bay Incheon là nhằm vào Trung Quốc và Triều Tiên. Philippines tiếp tục đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông và chưa sẵn sàng bỏ cuộc.

Chuyến thăm Mỹ của ông Tập vào tháng 11 có thể là cơ hội để ông trực tiếp mềm mỏng hơn với Biden, nếu giả vờ mềm mỏng hoặc mập mờ sẽ không làm nên chuyện gì, sau này có thể khó có được cơ hội.

Nếu ông Trump trở lại, cuộc “cạnh tranh” giữa Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ không chỉ là một “cuộc cạnh tranh khốc liệt”. Cựu tổng thống Mỹ có thể xây dựng chiến lược giành chiến thắng trước Trung Quốc và không để lại cơ hội cho ĐCSTQ. Tập Cận Bình chỉ có thể mềm mỏng với Joe Biden và hy vọng tổng thống Mỹ sẽ tái đắc cử.

Nếu Tập Cận Bình thể hiện rõ lập trường mềm mỏng, thì có thể tiếp tục tuyên truyền sai sự thật trong dân nhưng sẽ khó che đậy trong nội bộ đảng. Sự việc của Tần Cương và Lý Thượng Phúc vẫn chưa kết thúc, mặc dù hiện tại trong đảng không có ai có thể khiêu chiến được Tập Cận Bình, nhưng uy tín của ông ta đã giảm đi rất nhiều.

Nếu lúc này họ mềm mỏng với Mỹ, thì lãnh đạo Trung Quốc nên giải thích thế nào với đảng, làm thế nào để biện minh cho hàng loạt phán đoán sai lầm trong quá khứ, không thể nghi ngờ gì đây là một vấn đề lớn, không làm được có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng khác.

Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ hiện nay như cưỡi hổ khó xuống, còn có thể vì vấn đề nội bộ đấu đá sứt đầu mẻ trán, không có thời gian rảnh rỗi chú ý tới quan hệ đối ngoại.

Có thông tin cho rằng, bên cạnh ông Tập có cao nhân chỉ điểm, dạy ông ta làm thế nào giữ được sự khiêm tốn trước khi lên nắm quyền, sau khi nhận chức làm sao để giữ được long mạch, sau khi tái đắc cử làm sao để phá giải dự ngôn về ám sát và đảo chính trong "Thôi Bối Đồ". Vậy người ở cạnh ông ta sẽ định hướng cho ông ta nên làm sao trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, với Châu Âu và các nước láng giềng?

Liệu có ai trong số họ dám vạch trần sai lầm và nói rằng đây là sự kết cục của ĐCSTQ, đây là sự sắp đặt của lịch sử và không ai có thể thay đổi được?

Theo Epochtimes
Viên Minh (biên dịch)

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Run sợ trước ông Trump, ông Tập sẽ phải mềm mỏng với Tổng thống Biden?