Trung Quốc sử dụng 15 triệu 'đặc vụ thông tin', có thể tự cứu mình hay không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ở bài viết trước, chúng tôi đã đề cập về vụ bê bối của tổ chức hacker của Trung Quốc - Công ty An Tuân (Anxun Infomation).

Cũng liên quan đến sự giám sát của chính quyền Bắc Kinh, ngày 6/2, trên tờ Foreign Affairs, Giáo sư Chương Bùi Mẫn Hân đã đăng bài viết với tiêu đề: 'Vì sao Trung Quốc không thể xuất khẩu mô hình giám sát của mình'.

Trong đó Giáo sư Bùi Mẫn Hân đưa ra một cách nhìn rất thú vị, đó là mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giám sát xã hội dựa vào sản phẩm công nghệ cao, nhưng trên thực tế Bắc Kinh lại dựa vào nhân lực để thu thập thông tin.

Số liệu cho thấy có 15 triệu người ở Đại lục đang thu thập thông tin cho chính quyền Bắc Kinh. 15 triệu người là khoảng 1% dân số Trung Quốc.

Tỷ lệ này giống với tỷ lệ tổ chức cảnh sát mật của Đông Đức là Stasi trong kết cấu dân số của Đông Đức khi đó. Tổ chức Stasi cũng giống như KGB (Cơ quan Mật vụ của Liên Xô).

Thời đó, Đông Đức có 18 triệu người, mà có tới 4,5 triệu người bị đưa vào hồ sơ mật. Nói cách khác, có 1/4 số người bị coi là 'phản tặc'. Đông Đức dựa vào 1% số người để giám sát 25% dân số, nhưng kết quả vẫn không giám sát được. Cuối cùng Đông Đức giải thể.

Trong chương trình 'Chính luận thiên hạ' đăng ngày 26/2, nhà bình luận các vấn đề thời sự - Giáo sư Chương Thiên Lượng đã nhìn nhận vấn đề này như sau.

Foreign Affairs là tạp chí ngoại giao, những bài viết trên tạp chí này đều những bài viết dành cho giới tinh anh đọc, như là quan chức ra quyết sách cho chính phủ hay là quản lý cấp cao.

Trong bài viết của mình, Giáo sư Bùi Mẫn Hân nói rằng, trong 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã xây dựng hệ thống giám sát công nghệ cao vô cùng phức tạp như là camera nhận dạng khuôn mặt ở khắp nơi, hệ thống thu thập dữ liệu lớn... Điều này làm người ta có cảm giác Bắc Kinh đang xây dựng một đế quốc giám sát người dân giống như trong tiểu thuyết '1984' của George Orwell.

Nhưng trên thực tế, Giáo sư Bùi Mẫn Hân nói rằng, Trung Quốc chủ yếu vẫn dựa vào tổ chức sử dụng nhiều lao động. Vào những năm 80, Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới rộng lớn các tổ chức gián điệp và những người cung cấp thông tin. Những người cung cấp thông tin này thông thường làm việc miễn phí (cho chính quyền).

Ví dụ như có một người muốn được thăng chức trong đơn vị công tác, họ phải làm sao? Họ phải đi tố giác người khác.

Có người đang học đại học, này muốn gia nhập đảng, sau đó làm trợ giảng hoặc là muốn vào làm ở hệ thống hành chính của trường đại học, họ phải làm sao? Họ có thể làm người cung cấp thông tin. Ở trên lớp, nếu giảng viên nói về tự do dân chủ thì họ báo cáo sự việc của giảng viên lên cấp trên. Những sự việc này thường xảy ra ở trong nước Trung Quốc. Có giảng viên đang giảng bài thì bị học trò tố giác.

Người cung cấp thông tin có thể họ không lấy tiền, nhưng họ có thể được một số 'thuận lợi' trong sự nghiệp, được vào đảng, có một số quyền ưu tiên v.v.

Giáo sư Bùi Mẫn Hân nói rằng, những người cung cấp thông tin không phải là máy ảnh hay là trí tuệ nhân tạo, mà họ là người thật. Giáo sư Bùi nói thêm, nếu không có mạng lưới những người như vậy thì hệ thống giám sát của Trung Quốc không có cách nào vận hành.

Mặc dù Trung Quốc dốc toàn lực thúc đẩy hệ thống an ninh, nhưng hệ thống an ninh này không thể xuất khẩu mô hình này ra nước ngoài, bởi vì các quốc gia khác không có hệ thống người cung cấp thông tin. Nếu Trung Quốc chỉ cung cấp và lắp đặt các camera theo dõi thì cũng không có tác dụng, bởi vì vẫn phải cần lượng lớn người cung cấp thông tin giúp Bắc Kinh làm việc đó.

Đương nhiên, Giáo sư Bùi cũng chỉ ra rằng, hiện nay do Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn kinh tế trước nay chưa từng có, cho nên cơ cấu an ninh quốc gia cũng đang đối mặt với áp lực lớn. Đảng và nhà nước đã phát hiện điều này: Không chỉ cần duy trì kiểm soát kỹ thuật, mà còn phải dựa vào sự tham dự của những người cung cấp thông tin trong dân chúng (vốn là huyết mạch của hệ thống giám sát). Do đó, việc này sẽ càng khó hơn, bởi vì Trung Quốc không còn quá nhiều tài nguyên trong tay để đưa cho những người cung cấp thông tin, cũng không có còn quá nhiều tiền để bảo trì hệ thống giám sát.

Trong bài viết, Giáo sư Chương Bùi Mẫn Hân đưa ra một số liệu, đó là vào năm 2022, chi tiêu cho an ninh quốc gia của Trung Quốc là 1,44 nghìn tỷ NDT.

Giáo sư Chương thấy trên mạng có người nói rằng: 'Các bạn xem, Trung Quốc dùng ít tiền như vậy cho y tế, giáo dục, dưỡng lão, Trung Quốc không đặt người dân trong tim'. Có một người đáp lại vui rằng: 'Làm sao không đặt người dân trong tim? Chi phí dùng cho duy trì ổn định của Trung Quốc chẳng phải là chuẩn bị cho người dân sao?'.

Trong năm 2022, chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc là 1,45 nghìn tỷ NDT.

Chúng ta biết rằng, bắt đầu từ những năm 2010 2011, chi phí duy trì ổn định của Trung Quốc đã vượt quá chi phí quân sự, cho nên điều này làm cho người ta có cảm giác: Giữa chi phí duy trì ổn định và chi phí quân sự trong năm 2022 là không khác nhau nhiều.

Nhưng trên thực tế, rất nhiều chi phí căn bản không tính vào chi phí an ninh trong nước. Ví như chi phí của Bộ Quốc An (giống như Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA) cho công an phổ thông, Toà án Công an, Viện kiểm sát, nhà tù, cảnh sát vũ trang... căn bản không tính vào chi phí duy trì ổn định trong nước.

Vì để giám sát người dân, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống với chi phí 1,44 nghìn tỷ NDT.

Trong năm 2016 ra mắt hệ thống 'mắt sắt' (Sharp Eye), phần cứng và chi phí lắp đặt đã tốn 300 tỷ NDT. Cho nên khi chính phủ Trung Quốc không còn tiền thì những thiết bị duy trì ổn định khó mà được duy trì.

Quay lại câu chuyện người cung cấp thông tin, trong quốc gia theo chủ nghĩa cực quyền thì quốc gia có mật độ người cung cấp thông tin 'đông' nhất là Đông Đức.

Trước khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, khi ấy ở Đông Đức có một tổ chức cảnh sát mật là Stasi. Một đặc vụ của Stasi phải theo dõi 165 công dân Đông Đức (tỷ lệ 0,6 %).

Ngoài ra, Stasi còn có một hệ thống 189 nghìn người người cung cấp thông tin, chiếm 1,1 % dân số. Tình huống của Đông Đức khi đó là có một tổ chức cảnh sát mật to lớn cộng thêm gần 190 nghìn người cung cấp thông tin.

Căn cứ theo số liệu chưa đầy đủ được thu thập, Giáo sư Bùi Mẫn Hân ước tính có 15 triệu người cung cấp thông tin ở Trung Quốc, chiếm tỷ lệ 1 % dân số.

Giáo sư Bùi Mẫn Hân đã điều tra số liệu được tiết lộ của 30 chính phủ địa phương ở Trung Quốc, tỷ lệ người cung cấp thông tin nằm trong khoảng 0,73 % đến 1,1 %. Tỷ lệ này không sai khác nhiều với tỷ lệ cảnh sát mật của Đông Đức.

Năm 2006 có một bộ phim đoạt giải Oscar cho bộ phim nước ngoài hay nhất tên là 'Cuộc sống của người khác' (The lives of the others). Bộ phim kể về một nhà văn bất đồng chính kiến bị cảnh sát mật Stasi theo dõi. Trong quá trình giám sát, cảnh sát mật đã bị nhà văn làm cảm động. Sau này cảnh sát mật giúp đỡ nhà văn tránh khỏi cuộc bức hại. Trên thực tế đây là một bộ phim rất hay, Giáo sư Chương đã xem mấy lần và cảm thấy rất thích. Tỷ lệ của Stasi cộng với người cung cấp thông tin chiếm khoảng 1,7 % dân số.

Sau khi Đông Đức giải thể, Stasi không kịp tiêu huỷ hồ sơ, nghe nói có tới 16 nghìn bao tải tài liệu. Sau đó có người nói 'chúng ta hãy nhanh chóng lật lại hồ sơ, để xem ai đã theo dõi chúng ta'. Có người cật lực phản đối, nói rằng 'những người bị giám sát quá nhiều, nếu công bố thông tin như vậy chỉ có thể gây mất sự tin tưởng lẫn nhau trong công chúng, mọi người sẽ có thái độ thù địch, điều này không có lợi cho chúng ta'. Trên thực tế, bản thân người phản đối chính là người cung cấp thông tin ('đặc vụ thông tin').

Sau này những bộ hồ sơ đó vẫn chưa tiêu huỷ, vẫn mở ra để công chúng xem.

Nếu mọi người đã xem qua bộ phim 'Cuộc sống của người khác' năm 2006, trong đó có đoạn, nhà văn bất đồng chính kiến tìm hồ sơ của mình. Khi đó Đông Đức đã tạo 4,5 triệu hồ sơ, mà Đông Đức có tổng cộng 18 triệu người, cho nên có tới 25 % số người được xem là 'phản tặc' trong mắt chính phủ Đông Đức.

Nhà văn và nhiều người tìm hồ sơ của mình. Kết quả, sau khi nhiều người xem xong đã 'sụp đổ' về mặt tinh thần và tuyệt vọng về nhân tính con người. Bởi vì họ phát hiện trong hồ sơ ghi lại rất nhiều đoạn nói chuyện của họ. Vậy thì ai đã ghi? Chính là những người thân quen của họ như là thầy cô giáo, người nhà, bạn bè thân thiết nhất... họ chính là người đi tố giác.

Khi đó rất nhiều người dân Đông Đức sụp đổ, bởi vì rất nhiều người có diện mạo đàng hoàng như giáo sư đại học, người của công chúng, ngôi sao thể thao, ngôi sao trong giới nghệ thuật... họ đều có thể là người cung cấp thông tin cho Stasi. Sự việc này đã gây tác động rất lớn đến tâm lý của nhiều người Đông Đức khi đó.

Ở Trung Quốc hiện nay rất có thể cũng có những người cung cấp thông tin như thế.

Ngay cả 1% người cung cấp thông tin cũng không thể cứu được vận mệnh của Đông Đức thì Giáo sư Chương tin rằng, 15 triệu người cung cấp thông tin cũng không thể giữ nổi 'hồng sắc giang sơn' của Trung Quốc.

Thuần Phong biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc sử dụng 15 triệu 'đặc vụ thông tin', có thể tự cứu mình hay không?