'Tuyết rơi sấm dậy' và cảnh báo tai ách tái diễn ở Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một mùa đông thê lương khắc nghiệt

Tuyết vẫn rơi…

Trên khắp đất nước Trung Quốc, tuyết vẫn đang rơi.

Ở tỉnh Sơn Đông, tuyết rơi dày đặc. Dưới cái lạnh âm mấy chục độ ở Tân Cương, nhiều người đã không thể di chuyển bằng xe hơi mà phải chuyển sang dùng ngựa, nhưng ngay cả những đàn ngựa cũng kẹt trong tuyết, chịu đói khát suốt cả tuần.

Ở Thượng Hải lạnh đến mức đường xá đóng băng. Khắp các tỉnh miền bắc Trung Quốc, nhiệt độ thấp hơn cùng kỳ trong lịch sử ít nhất 5 độ C. Ở Hắc Long Giang, nhiệt độ xuống tới âm 41,4 độ C và thậm chí còn có thể xuống thấp tới âm 48 độ C, phá kỷ lục trước đó.

Ngay cả các tỉnh miền nam như Trùng Khánh, Quý Châu, miền nam Hồ Nam, Giang Tây, miền trung và miền nam Chiết Giang, Thượng Hải, miền bắc Quảng Đông, miền trung và miền bắc Quảng Tây… cũng chìm trong giá rét.

Trên bầu trời Bắc Kinh, tuyết đổ trùng trùng, nơi quảng trường Cố Cung tuyết rơi mù mịt thảm đạm…

Toàn cõi Trung thổ dường như đang nằm dưới một lớp vải liệm mênh mang trắng toát.

Có người bảo ở vĩ độ cao, mùa đông thì tuyết rơi, có gì là lạ. Cái lạ ở đây là băng tuyết nhiều bất thường trên diện rộng với nhiệt độ lạnh bất thường. Còn bất thường hơn nữa, là ở khắp các tỉnh miền Bắc Trung Quốc, giữa lúc tuyết rơi dày đặc thì sấm sét nổ vang trời. Chúng ta phải lý giải hiện tượng đặc biệt này ra sao?

Trung Quốc phong tỏa 4 triệu cư dân thành phố Cát Lâm
Vào ngày 15/3/2022, cư dân của một khu chung cư ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, xếp hàng để lấy mẫu xét nghiệm PCR trong một ngày tuyết rơi. (STR / AFP via Getty Images)

‘Tuyết rơi sấm dậy, mồ mả chất đầy’

Trong bài thơ cổ "Thượng Da" (nghĩa là “Ông Trời ơi”) có câu “Đông lôi chấn chấn, hạ vũ tuyết”, tạm hiểu là “mùa đông sấm dậy, mùa hè tuyết rơi” được người con gái lấy làm lời thề chung thủy. Trừ khi xảy ra những việc hầu như không thể này, thì người con gái mới từ bỏ tình yêu son sắt của mình. Như thế thì tuyết rơi mùa hè, sấm nổ mùa đông là việc muôn năm mới có một. Ấy vậy mà nó đã xảy ra.

Người Trung Quốc có câu ngạn ngữ “Tuyết rơi sấm dậy, mồ mả chất đầy”. Lại cũng có những câu như là “Tháng Giêng sấm dậy xương cốt chất đầy”, và “Tháng Giêng sấm dậy, mồ mả phơi đầy”. Người xưa nói: “Kinh trập thủy lôi”, nghĩa là đến tiết Kinh trập (khoảng mùng 5, 6 tháng 3 dương lịch, tức đầu tháng 2 âm lịch) thì mới bắt đầu có sấm. Đấy là đặc điểm ở vùng Trung Nguyên.

Sách “Giải nghĩa 72 tiết khí hậu các tháng” có viết: “Tiết tháng 2 (âm lịch), vạn vật bắt đầu bởi Chấn, mà Chấn tức là sấm, do đó gọi là Kinh trập (tức là kinh động loài ngủ đông thức dậy)”.

Do vậy, tiếng sấm đầu tiên khai xuân phải bắt đầu sau tiết Kinh trập, nó biểu thị sinh cơ (cơ chế sinh trưởng) đã trở lại với trái đất, vạn vật bắt đầu hồi sinh, dương khí nổi lên mặt đất. Dương khí là biểu hiện của sinh cơ, nếu thân thể con người không giữ được dương khí, mùa đông không dưỡng dương tốt, thì năm sau thân thể sẽ yếu nhược nhiều bệnh, thậm chí bệnh lớn.

Tương tự, nếu trời đất không giữ được dương khí mà sớm phát lộ và tiêu tán, thì sau năm mới, mặt đất sẽ không đủ sinh cơ để nuôi dưỡng vạn vật. Năm đó sẽ xuất hiện nhiều tai ương, khiến nhiều sinh mệnh tử vong. Đó là luận giải theo Chu Dịch.

Sấm nổ trước thời điểm tiết Kinh trập do vậy là hiện tượng bất thường, âm dương đảo lộn. Thế nên mới nói “Tháng Giêng sấm dậy, mồ mả phơi đầy”, “Tháng Giêng sấm dậy xương cốt chất đầy”. Sấm sét nổ vào tháng Giêng, trước tiết Kinh trập thì nhiều người sẽ chết. Mà nay mới đầu đông, chưa đến tháng Chạp của năm cũ, sấm sét đã nổ giữa trời tuyết rơi. Đó là một điềm đại hung, mà thảm họa Trịnh Châu năm 2021 là câu chuyện minh họa vẫn còn nóng hổi.

Tuyết rơi sấm dậy, và thảm họa Trịnh Châu năm 2021

Ngày 24 tháng 2 năm 2021, tức ngày 13 tháng Giêng âm lịch, là trước tiết Kinh trập 9 ngày, ở thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam đột nhiên có thiên tượng “sấm nổi tuyết rơi”. Trong tiếng sấm sét ầm ầm, những bông tuyết lớn bằng chiếc lông ngỗng rơi xuống. Những người già đều nói, họ chưa từng thấy thiên tượng quái dị như vậy. Khá nhiều cư dân mạng đã chụp và quay clip được cảnh sấm sét trên bầu trời tuyết rơi ở Trịnh Châu.

Trên bản đồ quan trắc sấm sét của Đài khí tượng Trung ương Trung Quốc cho thấy, nhiều nơi ở Hà Nam đã xuất hiện sấm sét dày đặc vào ngày 24 tháng 2. Đài khí tượng thành phố Tân Hương tỉnh Hà Nam cũng phát ra cảnh báo vàng về sấm sét. Đó chính là hiện tượng “tuyết rơi sấm dậy” trước tiết Kinh trập ở Trịnh Châu vào năm 2021, báo hiệu đại họa sắp đến.

Y như rằng, sau đó 5 tháng, vào ngày 20 tháng 7 năm 2021, Trịnh Châu xảy ra lũ lụt. Do chính quyền Trung Quốc dốc sức che giấu sự thực nên hậu quả nhân mạng khó thống kê nổi. Nhưng chỉ riêng đường hầm đường Kinh Quảng đã có ít nhất hơn 6.000 thi thể được kéo ra, theo tiết lộ của một tài xế lái xe nhặt xác. Lúc đó, chính quyền nói chỉ có 4 người chết.

Thực sự có bao nhiêu người đã chết? Chính quyền ĐCSTQ tuyên bố chỉ có 14 người chết trong lũ lụt ở tuyến tàu điện ngầm số 5, nhưng hình ảnh video được đưa lên mạng trước khi tuyến tàu điện số 5 bị ngập, cho thấy ở trong đó là một biển người, rất đông đúc chật chội. Và với quy mô cúng tế người chết ở các cổng vào ga tàu điện ngầm, cùng với tình hình ĐCSTQ dốc hết sức phong tỏa hiện trường cúng tế, có thể thấy số người chết ở tuyến tàu điện ngầm này vượt rất xa con số thông báo, số lượng thực sự có thể khiến người ta kinh sợ.

Trận lũ lụt lớn này không phải vì thiên tai, mà hoàn toàn là nhân họa, đều do một tay chính quyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tạo ra, qua việc chủ động xả lũ hồ chứa Bản Kiều.

Ô tô ngụp lặn trong nước lũ sau khi mưa lớn đổ xuống thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc vào ngày 21/7/2021. (STR / AFP qua Getty Images)

Tuyết rơi giữa mùa hè từ năm 2020 và hàng triệu người chết vì COVID ở Trung Quốc

Trung Quốc những năm gần đây không chỉ có sấm đánh mùa đông, mà còn có tuyết rơi mùa hè, theo văn hóa truyền thống, đó đều là những điềm báo đại hung.

Vào tháng 6/2020, tuyết rơi dày đặc nhiều nơi ở Tân Cương. Đến tháng 7/2021, hiện tượng này tái diễn. Và không chỉ ở Tân Cương, tháng 8/2020 ở Cam Túc, tháng 10/2020 ở Hắc Long Giang, ngày 14/2/2020 ở Bắc Kinh... tuyết cũng rơi trái mùa. Thậm chí ở Bắc Kinh sét đánh sáng choang chói lòa cả mắt giữa lúc tuyết đang rơi.

Người xưa cho rằng: tuyết rơi trái mùa là có người bị oan khuất. Đó là sự cảnh cáo của Thượng Thiên tới những người làm việc ác, nhất là chính quyền. Xưa vào thời Nguyên, nàng Đậu Nga bị xử oan mà tuyết rơi dày đặc giữa tháng 6, sau đó những kẻ hành ác đều phải đền tội.

Còn ngày nay tuyết rơi mùa hè báo hiệu điều gì? Chúng ta hãy nhớ lại những tổn thất kinh hoàng mà đại dịch COVID - 19 đã gây ra cho nhân loại từ đầu năm 2020 đến đầu năm 2023.

Tiết lộ của một thợ trang điểm tử thi Trung Quốc: “Tôi nghĩ số người chết vì dịch bệnh trong nước trong mấy năm qua sẽ không dưới 300 triệu”.

Con số tử vong ở Trung Quốc đã là khoảng 400 triệu người, theo tiết lộ của Đại sư Lý Hồng Chí. Nhưng ĐCSTQ đã cố gắng hết sức để che đậy số người chết vì dịch bệnh, giống như họ đã che đậy cái chết của 200 triệu người Trung Quốc bị bệnh SARS năm 2003.

Hiện tượng tuyết rơi nghịch mùa, nhiệt độ giảm mạnh cũng báo hiệu một sự thay đổi lớn như đã từng xảy ra trong lịch sử.

Thời kỳ tiểu băng hà và sự sụp đổ của các chính quyền ở Trung Hoa trong lịch sử

Theo nghiên cứu của các trường đại học ở Anh và Nga, đỉnh cao của "thời kỳ tiểu băng hà" sẽ rơi vào năm 2030. Các nhà khoa học đã sử dụng mô hình toán học của Mặt Trời để đưa ra dự đoán này. Họ tin rằng các sóng từ đến từ mặt trời sẽ bắt đầu giảm vào năm 2021 và kéo dài 33 năm. Về mặt lịch sử, hoạt động từ tính thấp từ mặt trời đã trùng với thời kỳ lạnh giá trên trái đất. Nữ giáo sư toán tại Đại học Northumbria - Anh Quốc là Valentina Zharkova đã đưa ra dự đoán này dựa trên những công việc trước đây được thực hiện tại Moscow.

Theo những nghiên cứu học thuật khác, đã có bốn thời kỳ tiểu băng hà trong suốt lịch sử Trung Quốc, đó là những thời kỳ mà nhiệt độ giảm mạnh, nó đánh dấu thời kỳ thay đổi triều đại hoặc trạng thái xã hội. Thời kỳ tiểu băng hà đầu tiên kéo dài từ cuối thời nhà Thương đến đầu thời Tây Chu, nó chấm dứt khi nhà Chu đánh đổ nhà Thương. Thời kỳ tiểu băng hà thứ hai là vào thời Tam Quốc, tính từ Cuộc nổi loạn Khăn Vàng cho tới sự thống nhất của nhà Tây Tấn, đây cũng là một thời kỳ chiến tranh rất hỗn loạn. Thời kỳ tiểu băng hà thứ ba xuất hiện vào cuối đời nhà Đường và diễn ra suốt thời Ngũ Đại Thập Quốc, cũng là một thời kỳ rất hỗn loạn và chỉ kết thúc đến khi triều Bắc Tống thành lập và thiên hạ thái bình. Thời kỳ tiểu băng hà thứ tư là vào cuối đời nhà Minh, vào khoảng năm 1644, và kết thúc khi Thanh triều thay thế Đại Minh.

Mỗi khi tiểu băng hà xảy ra, nhiệt độ lại giảm mạnh, dẫn đến sản xuất nông nghiệp bị thất thu: người dân không có lương thực để ăn, và do đó vùng Trung Nguyên sẽ bị chiến tranh tàn phá.

Thời kỳ tiểu băng hà thứ 5 này, theo dự đoán của các nhà khoa học, sẽ mang tới điều gì đây?

Điềm gở trong lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh năm 2022

Khi đài CCTV phát sóng lễ khai mạc Olympic mùa đông năm 2022 tại Bắc Kinh, người MC chương trình lại dẫn bài thơ “Bắc phong hành” của nhà thơ Lý Bạch, trong đó có những câu như là:

Yên Sơn tuyết hoa đại như tịch,
Phiến phiến xuy lạc Hiên Viên đài (*).

Tạm dịch rằng:

Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu
Từng mảng thổi bay Hiên Viên đài

Tờ 'Nhân dân nhật báo' sau đó cũng đăng bài viết với tiêu đề: "Quá đẹp! 'Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu' rơi xuống sân vận động Tổ chim". Không phải là CCTV hay tờ 'Nhân dân nhật báo' đọc lầm, bởi vì vào ngày 5/2, Tân Hoa Xã đã đăng một cuộc phỏng vấn độc quyền với Trương Nghệ Mưu, đạo diễn này cho biết: Lễ khai mạc đã kể câu chuyện về những bông tuyết từ đầu đến cuối, bao gồm các bông tuyết có hình dạng khác nhau ninh kết thành cảnh tượng 'Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu' (Yên Sơn tuyết hoa đại như tịch).

Là một học giả am hiểu sâu sắc về lịch sử & văn hoá, Giáo sư Chương Thiên Lượng trong chương trình “Chính luận thiên hạ” đăng ngày 7/2/2022 đã giải thích rằng: Bài thơ này có nội dung rất thê lương, nó nói về người vợ hoài niệm chồng tử trận với tâm trạng đau đớn. Bởi vì người chồng chết ở biên ải, nơi hoang sơn dã lĩnh, xương cốt trắng lộ ra mà không có ai chôn cất, do vậy, người vợ 'hy vọng' rằng hoa tuyết ở núi Yên Sơn có thể làm… chiếu đắp cho thi thể người chồng quá cố. Có thể thấy ý nghĩa và bối cảnh của bài thơ vô cùng buồn thảm. (**)

Đoạn thơ ấy được dịch như sau:

Núi Yên tuyết phủ lưng đèo.
Từng tảng đưa vèo xô sập Hiên Viên.
U Châu thiếu phụ ưu phiền.
Tháng mười hai vọng trước thềm người đi.
Trường Thành giá lạnh sầu bi.
Thương chàng chinh chiến cứu nguy biên thùy
Túi tên để lại một khi.
Cùng đôi tên buộc đuôi thì bạch lông.
Bụi thời gian bám giăng mùng.
Cặp tên chẳng thấy gài cùng túi tên.
Chinh phu tử trận ngoài biên.
Ra đi mãi mãi mà không trở về…

(Đào Nghi dịch)

Đó tuyệt nhiên là những vần thơ ly biệt.

Trong ngày khai mạc một sự kiện tranh tài thể thao lớn như vậy, lẽ ra phải nói điều gì vui tươi khí thế, nhưng ekip chương trình lại nói những điều đau thương buồn thảm. Có thể thấy điềm gở chẳng phải chỉ từ những dấu hiệu của thiên nhiên, mà cũng từ động thái của con người, trong những thời điểm tinh thần họ giống như bị ma xui quỷ khiến.

Hãy xem, từ sau Olympic mùa đông ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã trải qua những điều gì? Điều gì cũng có, chỉ điều tốt là không.

Và nay, vào cuối đông 2023, tuyết rơi sấm dậy, đất trời hôn ám, tương lai nào có thể nhìn thấy sau màn tuyết rơi mù mịt?

Vài điều suy ngẫm

Những ngày tuyết đổ, có những du khách Trung Quốc và ngoại quốc vẫn háo hức với cảnh tuyết rơi, vẫn đến Tử Cấm Thành để chụp ảnh tuyết lãng mạn và “sống ảo”.

Phải chăng là khi đã chung sống quá lâu với những việc bất thường, thì người ta không còn nhạy cảm với chúng nữa, chúng đã trở thành “bình thường mới”? Mấy ai có thể nhận ra rằng, đây là thời điểm vô cùng đặc biệt, khi ông Trời đã nhiều lần liên tiếp gửi đến thế nhân những cảnh báo có ý nghĩa như là: “hãy dừng làm việc ác, hãy dừng lại việc bức hại chính tín, hãy tách mình ra khỏi ĐCSTQ - trung tâm của tà ác, để không bị đào thải cùng với chúng…”

Trung Quốc ngày nay là tấm gương xấu để nhân loại đối chiếu, tự soi mình và sửa mình.

Nếu chúng ta tĩnh tâm, sẽ nhớ lại rằng trong những năm gần đây, đã không ít lần thiên thượng cho con người cơ hội thức tỉnh, và cũng không ít lần cơ hội bị bỏ qua, hay xem nhẹ. Nhưng cơ hội nào cũng không phải là vĩnh viễn.

Dịch đang bùng phát trở lại ở Trung Quốc, ai dám chắc rồi lịch sử không lặp lại: đó là sinh tử ly biệt, rồi chích vaccines, test virus, quét mã QR, cách ly xã hội và “bình thường mới”?

Và tuyết vẫn đang rơi…

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân tác giả, không nhất thiết là quan điểm của trang mạng NTDVN)

Nguyên Vũ

(*) Hiên Viên đài là tên gò đất, tương truyền là nơi sinh của Hiên Viên Hoàng Đế - ông tổ của người Trung Hoa.

(**): tham khảo bài dịch “ĐCSTQ dẫn thơ 'ly biệt, lưu vong' để khai mạc Olympic mùa đông” của dịch giả Mạn Vũ.



BÀI CHỌN LỌC

'Tuyết rơi sấm dậy' và cảnh báo tai ách tái diễn ở Trung Quốc