Thợ trang điểm tử thi Trung Quốc kể lại thời dịch bệnh đỉnh điểm trong nhà tang lễ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Rốt cuộc có bao nhiêu người đã tử vong trong đại dịch ở Trung Quốc? “Tôi nghĩ sẽ không ít hơn 300 triệu người” - cô Lý Dung (Li Rong), thợ trang điểm tử thi ở một huyện thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc nói với The Epoch Times.

Để bảo vệ an toàn cá nhân, cô Lý Dung không muốn tiết lộ tên thật, cô là người An Huy và từng làm nghề về thẩm mỹ. Bản thân cô chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ làm việc trong ngành tang lễ và trở thành người mặc quần áo, trang điểm cho người chết.

Cô Lý Dung bước vào công việc này vì không còn lựa chọn nào khác. Là một bà mẹ đơn thân, cô sống trong một căn nhà thuê cùng cậu con trai 7 tuổi. Cách đây 2 năm, cô tình cờ tiếp xúc với một cao thủ trong ngành này nên đã bái sư vào nghề.

“Ngành nghề nào bây giờ cũng không dễ dàng, kiếm tiền rất khó, nên tôi đã chọn ngành này”, cô nói.

Vào ngày 20/9, phóng viên The Epoch Times đã phỏng vấn cô qua điện thoại. Mong muốn hiện tại của cô là có thể tự mở một cửa hàng dịch vụ tang lễ và nuôi dạy con cái nên người.

“Trước khi bắt đầu công việc này, tôi cũng gan dạ hơn người bình thường một chút, nhưng một khi bước vào ngành này, ít nhiều cũng có phần sợ hãi”. Cô cho biết, ban đầu cô không dám chạm vào thi thể và đứng cách đó 2-3 mét nhìn từ xa, chính người thầy dạy đã bắt cô chạm vào mặt thi thể.

"Khi một người rời đi, làn da mất đi độ đàn hồi, trở nên lạnh lẽo và nước da trở nên khó coi. Ai nhìn thấy cũng sẽ sợ hãi”. Cô nói, tuy nhiên, tiếp xúc nhiều rồi sẽ quen dần và không còn sợ hãi nữa.

Tiết lộ về số người chết do dịch bệnh

Trong trận dịch kéo dài ba năm, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện chính sách ngăn chặn và kiểm soát “Zero COVID” khốc liệt. Nhưng nó không những không ngăn chặn được virus lây lan trên diện rộng mà còn gây ra những thảm họa thứ cấp nghiêm trọng. Trong thời kỳ dịch bệnh, những nơi bận rộn nhất ở Trung Quốc là bệnh viện, nhà tang lễ và nhà hỏa táng.

Cô Lý Dung mô tả cảnh tượng ở nhà tang lễ như sau, "thi thể nằm xếp hàng tới tận ngoài đường".

Chính quyền Trung Quốc luôn che giấu sự thật về việc có bao nhiêu người Trung Quốc đã chết vì dịch bệnh. Sau khi gỡ bỏ hoàn toàn mọi phong tỏa vào cuối năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức công bố số người chết liên quan đến dịch bệnh, nhưng thế giới bên ngoài nhìn chung đều cho rằng con số này đã bị thu nhỏ đi rất nhiều.

Vào ngày 14/1 năm nay, Cơ chế phòng chống và kiểm soát chung của Quốc vụ viện Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp báo. Ông Tiêu Nhã Huy (Jiao Yahui), Vụ trưởng Vụ Quản lý Y tế thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trả lời câu hỏi của phóng viên cho hay, từ ngày 8/12/2022 đến ngày 12/1/2023, các cơ quan y tế Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 59.938 ca tử vong do nhiễm virus COVID-19. Trong đó có 5.503 ca ​​tử vong do nhiễm virus dẫn tới suy hô hấp và 54.435 trường hợp tử vong do mắc COVID có bệnh nền.

Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng chính quyền Trung Quốc công bố số ca tử vong liên quan đến COVID-19. Trước đó, số người chết mỗi ngày được chính quyền này thông báo thường chỉ ở mức một con số.

Nói về số người chết, cô Lý Dung cho biết: "Số liệu thực tế còn kinh hoàng hơn bạn nghĩ nhiều. Năm ngoái có quá nhiều người chết. Hiện tại lò hỏa táng của huyện chúng tôi thiêu khoảng 20 thi thể mỗi ngày, nhưng trong trận dịch năm ngoái mỗi ngày thiêu từ 200 đến 300 thi thể".

Cô nói: “Vào thời điểm cao nhất, lò hỏa táng ở huyện của tôi cũng đốt khoảng 500 thi thể, khi đó nó là điều bình thường”.

Ở Trung Quốc, mỗi một huyện thành chỉ có một lò hỏa táng và nằm dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. Cô Lý Dung nói răng, vào thời điểm dịch bệnh lên cao, các lò hỏa táng ở các thành phố lớn đã đốt khoảng 500 thi thể mỗi ngày.

Cô cũng nói với phóng viên rằng, khi đó, nhà tang lễ làm việc 24/24 giờ, mọi người bận rộn đến mức không có thời gian trang điểm cho người đã khuất, nhiều thi thể đã được đưa thẳng đi hỏa táng.

"Một ngày có hàng trăm người! Lúc cao điểm, một thợ trang điểm tử thi phải mặc quần áo cho gần 30 xác chết (cùng một lúc). Sao mà làm xuể được?". Cô cho biết khi đó chỉ đủ thời gian mặc quần áo cho tử thi, căn bản không còn thời gian trang điểm.

Đây đều là những dịch vụ trọn gói và có rất nhiều công ty cung cấp những dịch vụ như vậy trên toàn huyện.

Ở nông thôn, nhiều gia đình có đất nên họ chỉ chôn xác mà không hỏa táng. Cô Lý Dung nói rằng đôi khi cô sẽ mặc quần áo cho người chết để họ được chôn cất.

“Tôi nghĩ số người chết vì dịch bệnh trong nước trong mấy năm qua sẽ không dưới 300 triệu. Thống kê nội bộ các nhà tang lễ trên cả nước là hơn 200 triệu nhưng không chính xác”. Cô cho biết: "Ở nông thôn, vẫn còn rất nhiều người không lựa chọn hỏa táng mà trực tiếp chôn xuống đất. Con số thực sự chắc chắn đáng sợ hơn những gì bạn tưởng tượng".

Liệu con số hàng trăm triệu người tử vong có thực tế?

Theo thống kê năm 2021 của Bộ Nội vụ Trung Quốc, tính đến cuối năm 2021, Trung Quốc có 7.043 lò hỏa táng. Khi dịch bệnh lên tới đỉnh điểm vào đầu tháng 12 năm ngoái, có thông tin nói rằng các lò hỏa táng đã hoạt động 24/24 giờ, vậy nếu cứ nửa giờ lại đốt một thi thể thì tổng số thi thể bị thiêu ở Trung Quốc vào thời điểm đó là 338.000. Như vậy tính từ đầu tháng 12 năm ngoái đến hết tháng 1 năm nay, tổng số xác chết bị thiêu trong hai tháng là hơn 20 triệu, nó chênh lệch rất nhiều so với con số gần 60.000 người chết vì dịch bệnh mà chính quyền công bố.

Ngoài ra, trong ba năm kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nếu mỗi lò đốt trung bình 50 thi thể mỗi ngày thì 7.043 lò trên cả nước sẽ đốt 352.150 thi thể mỗi ngày, tức là 128,5 triệu thi thể trong một năm và 385,6 triệu thi thể trong ba năm, mà số thi thể này chưa bao gồm những thi thể được thổ táng ở nông thôn.

Trước đó vào tháng 3 năm nay, căn cứ theo dữ liệu về lượt người đi lại trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023 do Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc công bố, nhà phân tích tài chính Tưởng Thiên Minh (Jiang Tianming) của Hong Kong nhận thấy rằng số lượt người Trung Quốc di chuyển trong Tết năm nay đã giảm 924 triệu so với cùng kỳ năm 2019. Dữ liệu này cho thấy trong 4 năm qua, tổng dân số của Trung Quốc có thể đã giảm tới 385 triệu người.

Ngoài ra, người Nhật từng sử dụng doanh số bán muối hàng năm của Trung Quốc để ước tính dân số thực tế của Trung Quốc. Phương pháp này có cơ sở khoa học nhất định, giống như sử dụng lượng điện tiêu thụ công nghiệp, lưu lượng giao thông và dữ liệu tài chính để ước tính tình hình kinh tế vĩ mô. Nó cũng có giá trị tham chiếu nhất định. Từ góc độ sức khỏe và độ ngon của đồ ăn, muối là một loại gia vị thiết yếu trong thực phẩm của con người và nhìn chung, mức tiêu thụ hàng ngày của mỗi người là tương đối ổn định.

Khi năng lực sản xuất và nguồn cung muối ăn đầy đủ, nếu lượng tiêu thụ muối ăn ở một vùng, tỉnh, thành phố giảm mạnh thì chỉ có hai nguyên nhân, một là khẩu vị của người dân đã thay đổi rất rõ rệt, tức là ăn nhạt đi; hai là dân số đã giảm mạnh.

Trong một bài phân tích đăng trên The Epoch Times ngày 18/4/2023, nhà bình luận Cổ Khiếu (Gu Xiao) đã dẫn chứng các dữ liệu tiêu thụ muối công khai ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc trong những năm gần đây và nhận thấy rằng, một là khẩu vị của người Trung Quốc ngày càng nặng hơn, chỉ có ăn mặn lên chứ không nhạt đi; hai là tổng dân số Trung Quốc có xu hướng giảm đáng kể. Theo ông, qua một số thống kê chưa đầy đủ về lượng tiêu thụ muối, có thể thấy rằng hàng trăm triệu người thiệt mạng vì dịch bệnh trong 3 năm qua hoàn toàn không phải là con số ảo.

Theo The Epoch Times tiếng Trung

Minh Lý biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Thợ trang điểm tử thi Trung Quốc kể lại thời dịch bệnh đỉnh điểm trong nhà tang lễ