Cảnh giới tâm hồn quyết định nhân cách, phẩm chất, vận mệnh của một đời người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tâm hồn là gì?

Tâm hồn là thế giới nội tâm của con người, bao gồm suy nghĩ, cảm xúc, giá trị và niềm tin.

Cảnh giới tâm hồn cao hay thấp thể hiện qua cách con người nhìn nhận thế giới, ứng xử với người khác và đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

Nhân cách là gì?

Nhân cách là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện qua cách con người ứng xử với xã hội, với tập thể và với cá nhân.

Phẩm chất là gì?

Phẩm chất là những đặc điểm tốt đẹp của con người, thể hiện qua những hành động và lời nói.

Vận mệnh là gì?

Vận mệnh là những gì sẽ xảy ra trong cuộc đời con người, bao gồm cả những điều may mắn và những điều xui xẻo.

Người ta thường lấy chức tước và tài năng để đánh giá phẩm chất của đàn ông, còn dung mạo và khí chất để đánh giá phẩm chất của phụ nữ, nhưng ít người nghĩ đến cảnh giới của tâm hồn.

Tâm hồn có cảnh giới, và cảnh giới của tâm quyết định thành công hay thất bại của một đời người.

1. Cảnh giới cao nhất của tâm hồn: Tâm kính sợ

Lòng kính sợ là sự tôn trọng sâu sắc đối với những điều cao quý, thiêng liêng, và những quy luật tự nhiên của cuộc sống.

Ảnh Pixabay

Thương gia đề cao chữ tín, bạn bè đề cao sự chân thành, người yêu đề cao sự chung thủy.

Nếu mỗi người đều có bản năng kính sợ đối với quy tắc, luật lệ, đạo đức thì trong kinh doanh sẽ giữ chữ tín, trong công việc sẽ công bằng, trong giao tiếp sẽ ứng xử hợp lý, trong tình cảm sẽ chung thủy, thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Nếu một người đàn ông có tấm lòng kính sợ, thì sẽ là người đàn ông tuyệt vời, sự nghiệp thành công, tình yêu hạnh phúc, vợ hiền con thảo, bạn bè nhiều.

Nếu một người phụ nữ có tấm lòng kính sợ, cô ấy sẽ là người phụ nữ tuyệt vời, tài sắc vẹn toàn, khí chất phi thường, nhân ái và là người hiếm có trên đời.

2. Cảnh giới thứ hai của tâm hồn: Tâm từ bi

Có người nói, sự tiến bộ của xã hội là sự tiến bộ của lòng từ bi, điều này rất có lý.

Sức mạnh thực sự là sức mạnh của tâm hồn, là lòng độ lượng bao dung, là khí phách cao vời vợi.

Từ khi sinh ra, mỗi người đã được định sẵn sẽ đi trên con đường của riêng mình, có người dài, có người ngắn, có người thành công, có người thất bại, có người thành công vang dội, có người thất bại thảm hại.

Dù là con đường nào, cuối cùng cũng đều trở về với hư vô.

Ảnh Pixabay

Giá trị của cuộc sống nằm ở việc người khác cần đến nó, giống như giá trị của đồng tiền nằm ở việc sử dụng nó.

Con người cần có tấm lòng nhân ái, giúp đỡ người khác nhiều nhất có thể trong khả năng của mình, ngay cả những việc nhỏ nhặt cũng là biểu hiện giá trị cuộc sống.

Phẩm chất hàng đầu của người đàn ông là tâm từ bi, nhất định là người tốt bụng, khiêm tốn và lịch thiệp. Người phụ nữ có lòng từ bi cũng là thượng phẩm, nhất định có tri thức hiểu lễ nghĩa, thông tuệ hiền thục, có phong phạm thục nữ.

3. Cảnh giới thứ ba của tâm hồn: Lòng biết ơn

Cách đây một thời gian, tôi đọc được một tin tức về một người đàn ông già kiện bảy người con vì không chu cấp cho cha già. Đọc xong mà lòng tôi đau nhói, và những chuyện đau lòng như vậy không phải là hiếm gặp trong xã hội ngày nay.

Một người ngay cả với cha mẹ ruột của mình mà không biết ơn, thì họ còn có thể làm gì cho xã hội?

Ảnh Pixabay

Cha mẹ đã cho chúng ta cuộc sống, dành cho chúng ta tất cả tình yêu thương, cho chúng ta cả thế giới này, sao có thể nỡ để trái tim già yếu của họ tuôn trào nước mắt?

Người không yêu người khác thì trái với đạo, người không kính người khác thì trái với lễ, lòng biết ơn bắt nguồn từ hiếu thảo.

Người đàn ông biết ơn là người hoàn thiện, là người bạn đời có trách nhiệm và đáng tin cậy, người đàn ông đáng để nương tựa.

Người phụ nữ biết ơn cũng là người tốt, nhất định là người phụ nữ cần cù, chịu khó, yêu thương gia đình và chăm sóc con cái.

4. Cảnh giới thứ tư của tâm hồn: Lòng khoan dung

Đối nhân xử thế cần có lòng vị tha, đối với bản thân cũng cần có lòng vị tha. Nước tuy không sâu nhưng có thể chứa được vạn vật, bởi vì nó có lòng vị tha.

Không phải ai cũng có thể sống một cuộc đời suôn sẻ, sẽ gặp phải thăng trầm, những con người và sự kiện trong quá khứ sẽ khiến chúng ta cảm thấy cay đắng. Nhưng khoan dung với người khác là đối xử tốt với chính mình, bởi vì giữ mối hận thù chỉ có thể làm tổn hại sâu sắc cho chính mình. Hãy vị tha với người khác, bởi vì vị tha với người khác chính là yêu thương bản thân.

Ảnh Pixabay

Khi lớn lên, chúng ta mắc nhiều lỗi lầm do thiếu kinh nghiệm, có lỗi có thể cứu vãn được, có lỗi không thể sửa chữa được. Hãy tha thứ cho quá khứ của bạn. Bởi vì, bao dung quá khứ của mình có nghĩa là tử tế với tương lai của mình. Hãy coi những trải nghiệm trong quá khứ như món quà của cuộc sống, thì tương lai mới có thể trở nên tốt đẹp hơn.

Chẳng phải vậy sao, vì sao phải đến ngày cuối cùng của sinh mệnh mới biết được sinh mệnh đáng quý? Có thể sống thật tốt thì nên thỏa mãn!

Tâm hồn có các cảnh giới, cảnh giới của tâm hồn nhân cách, phẩm chất, vận mệnh của một đời người

Theo Vương Hoà - Aboluowang - Nguồn: Tianjie Xiaoyu 998
Nguyên Anh biên dịch

 



BÀI CHỌN LỌC

Cảnh giới tâm hồn quyết định nhân cách, phẩm chất, vận mệnh của một đời người