Chuyên gia: Bắc Kinh bắt tay với tội phạm mạng khuấy đảo thế giới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ủng hộ các nhóm tội phạm lộng hành ở nước ngoài chính là một cách để Bắc Kinh đạt được mục tiêu khuấy đảo thế giới. Bắc Kinh vốn có lịch sử ủng hộ các băng nhóm tội phạm, và chính chính quyền này cũng là một băng nhóm thổ phỉ.

Những nhà quan sát Trung Quốc cho biết, một trò lừa đảo trên Internet có tên là “Vỗ béo lợn để giết thịt” do các tập đoàn tội phạm Trung Quốc điều hành ở Đông Nam Á có thể có mối quan hệ với chính quyền Trung Quốc. Điều này đặc biệt đúng khi xét về quá khứ của chế độ này.

Các tập đoàn tội phạm - hoạt động ở các quốc gia giáp biên giới phía nam Trung Quốc, bao gồm Campuchia, Lào và Myanmar - sử dụng “những nô lệ mạng” bị buôn bán để lừa đảo người dùng Internet.

Chuyên gia: Bắc Kinh bắt tay với tội phạm mạng để khuấy đảo thế giới
Bản đồ Khu nghỉ dưỡng và Sòng bạc Victory Paradise ở Campuchia nơi giam giữ ông Tan Ban Kheng, một nạn nhân của vụ lừa đảo qua mạng. (Ảnh: Tan Ban Kheng)

Một báo cáo có tựa đề “Sự lây lan của bệnh ung thư hình sự ở Đông Nam Á”, do Viện Hòa bình Mỹ (USIP), một cơ quan cố vấn do Quốc hội Mỹ tài trợ, công bố vào ngày 26/06 đã nêu chi tiết về việc "vỗ béo lợn để giết thịt" (Sha Zhu Pan), thứ bắt nguồn từ cờ bạc trực tuyến bất hợp pháp ở Trung Quốc vào năm 2018.

“Vỗ béo lợn để giết thịt” ám chỉ quy trình lừa đảo “vỗ béo [ing] mục tiêu trước khi giết thịt”. Một khi kẻ lừa đảo xác định rằng nạn nhân đã đầu tư tất cả nguồn lực tài chính của họ, thì “con lợn sẽ bị giết thịt” và kẻ lừa đảo sẽ biến mất cùng với số tiền của nạn nhân.

Báo cáo chỉ ra rằng, sau khi bị đánh đuổi khỏi Trung Quốc, các trùm tội phạm Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát Shwe Kokko, một thị trấn mới ở Bang Karen giáp Thái Lan, liên minh với Lực lượng Bảo vệ Biên giới Myanmar thuộc quân đội Miến Điện. Bây giờ Shwe Kokko đã trở thành “khu vực an toàn cho tội phạm” và “trung tâm buôn bán ma túy và tình dục nhằm tài trợ cho chế độ quân sự bằng tiền bẩn”.

Khuấy đảo thế giới

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times vào ngày 30/06, ông Ye Zhiqiu, một nhân viên truyền thông sống ở New Zealand, cho biết các tổ chức tội phạm Trung Quốc này có khả năng được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hậu thuẫn do khả năng bất thường của chúng trong việc hợp tác với giới quân sự địa phương ở Myanmar.

Ông Ye cho biết, các tập đoàn tội phạm Trung Quốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc và có cơ sở trong xã hội do ĐCSTQ cai trị.

“Ở Trung Quốc, các tổ chức tội phạm không thể phát triển nếu không có sự bảo vệ chính thức". Theo ông Ye, đằng sau ĐCSTQ là sự cấu kết giữa cảnh sát, quan chức và tội phạm.

Ông nói: “Xương sống [tội phạm] thường là các quan chức ĐCSTQ và các cơ quan chính phủ".

Nhưng ĐCSTQ có thể phải cân nhắc trục xuất những tên tội phạm này ra khỏi Trung Quốc vì lợi ích của chính nó, ông Ye nói, chỉ ra rằng Bắc Kinh lo ngại tội phạm sẽ tác động tiêu cực đến các quan chức về lâu dài và tham nhũng và tội phạm sẽ gây tổn hại cho chế độ.

Hơn nữa, để các nhóm tội phạm lộng hành ở nước ngoài là “một cách [để ĐCSTQ] đạt được mục tiêu khuấy đảo thế giới”, ông Ye nói.

Lợi dụng tội phạm mạng

Nhà quan sát Trung Quốc Shi Shan nói với The Epoch Times vào ngày 30/06 rằng, ĐCSTQ đã cố gắng trấn áp hành vi lừa đảo qua mạng trong nước trong những năm qua nhưng không thành công.

Ông nói: “Tôi nghĩ bây giờ [ĐCSTQ] có thể tham gia lợi dụng họ [tội phạm lừa đảo trên mạng], tức là kết hợp họ vào tổ chức [ĐCSTQ] của nó”.

ĐCSTQ đã xâm nhập và mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài thông qua các nền tảng xã hội công nghệ cao như TikTok, cùng với hành vi trộm cắp dữ liệu và tấn công mạng. Theo ông Shi, giờ đây lừa đảo trên mạng cũng có thể là một công cụ hiệu quả của ĐCSTQ.

Ông Jason Tower, đồng tác giả của báo cáo và giám đốc nghiên cứu về Miến Điện của USIP, nói với VOA vào ngày 28/06 rằng, những vụ lừa đảo trên mạng này ban đầu nhắm vào công dân Trung Quốc và hiện tại đang nhắm tới công dân Mỹ và người dân từ châu Âu, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới .

Kể từ đầu năm 2022, tội phạm lừa đảo trên mạng được coi là “mối đe dọa an ninh toàn cầu”, với nạn nhân là công dân của hơn 46 quốc gia, báo cáo của USIP cho biết.

Hợp tác với Hội Tam Hoàng

Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia với nhiều thành viên gốc Hoa thường được gắn với “Hội Tam Hoàng”.

ĐCSTQ có một lịch sử lâu dài về việc sử dụng các lực lượng tội phạm. Một báo cáo của Diễn đàn Quốc phòng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào ngày 04/02/2022 chỉ ra rằng, Bắc Kinh có mối liên hệ sâu sắc với tội phạm có tổ chức và Hội Tam Hoàng, phá hoại các nền dân chủ và đe dọa sự ổn định của khu vực.

Tại Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan, các quan chức ĐCSTQ đã thể hiện sự sẵn sàng làm việc trực tiếp với các nhóm tội phạm có tổ chức của Trung Quốc có ý hỗ trợ các mục tiêu của Bắc Kinh.

Vào tháng 10/1984, nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Đặng Tiểu Bình tuyên bố rằng, ĐCSTQ sẵn sàng làm việc với giới tội phạm có tổ chức nếu họ ủng hộ chế độ. Ông lưu ý rằng “Các băng nhóm Tam Hoàng Trung Quốc có các thành viên yêu nước” và “nhiều người tốt” và nó bảo vệ các quan chức cấp cao của Trung Quốc ở nước ngoài.

Ông Tao Siju, cựu Bộ trưởng Bộ Công an, nói với giới truyền thông: “Có một tổ chức như là Hội Tam hoàng, và họ đã cử 800 người để bảo vệ các nhà lãnh đạo quốc gia của chúng tôi”. Ông Tao đang chỉ ra rằng, các băng nhóm Tam Hoàng của Mỹ đã bảo vệ cho ông Đặng và nhóm của ông được an toàn trong chuyến thăm của ông Đặng tới Mỹ từ ngày 28/01 đến ngày 05/02/1979, chuyến thăm đầu tiên sau 30 năm kể từ khi Trung Quốc - Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao, theo một bài báo trên tờ Ming Pao của Hong Kong, vào ngày 24/04/2016.

Chuyên gia: Bắc Kinh bắt tay với tội phạm mạng để khuấy đảo thế giới
Lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter vào ngày 31/01/1979, tại Tòa Bạch Ốc ở Washington, Mỹ, trong chuyến thăm Mỹ của ông Đặng. (Ảnh: Ảnh tổng hợp/AFP qua Getty Images)

Ông Tao cũng nói rằng “trong các băng nhóm Tam Hoàng cũng có những người yêu nước” khi ông phụ trách an ninh cho việc bàn giao chủ quyền ở Hong Kong vào năm 1997. Những lời nói của ông được coi là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thống nhất và chiêu mộ các băng nhóm Tam Hoàng Hong Kong để đảm bảo việc bàn giao diễn ra suôn sẻ.

ĐCSTQ cũng giống như thổ phỉ

ĐCSTQ đã bị coi là “thổ phỉ” kể từ khi thành lập và ngay cả các quan chức của nó cũng tự thừa nhận điều này.

Phiên bản tiếng Trung của The Epoch Times đưa tin vào ngày 13/06/2018 về một video được đăng trên tài khoản Weibo chính thức của một tờ báo, được đứng sau bởi Ủy ban tỉnh Thiểm Tây. Trong đó, một bí thư cộng đồng ở quận Chấn An, thành phố Thương Lạc của tỉnh, la mắng người dân địa phương rằng: “ĐCSTQ là băng nhóm Tam Hoàng lớn nhất; bạn phải tuân theo và làm những gì nó ra lệnh cho bạn làm".

Một bài bình luận của The Epoch Times đã chỉ ra, ĐCSTQ là một băng nhóm Tam Hoàng kết hợp tất cả các phương thức phạm tội từ cổ chí kim.

“Ở Trung Quốc ngày nay, đạo đức và luân lý đã xuống cấp đến mức không thể nhận ra. Sản phẩm kém chất lượng, mại dâm, ma túy, âm mưu thông đồng giữa quan chức và băng đảng, tổ chức tội phạm có tổ chức, cờ bạc và hối lộ - tham nhũng tràn lan. ĐCSTQ đã phớt lờ sự suy đồi đạo đức như vậy, trong khi nhiều quan chức cấp cao là những ông chủ bí mật moi tiền phí bảo kê từ những người sợ hãi”, bài bình luận viết.

Bài bình luận trích lời Cai Shaoqing, một chuyên gia nghiên cứu về các tổ chức mafia và tội phạm tại Đại học Nam Kinh, nói rằng “số lượng thành viên tội phạm có tổ chức ở Trung Quốc lên tới ít nhất một triệu người". Không những thế, mỗi nhân vật trong tổ chức bị bắt luôn phơi bày một số đảng viên ĐCSTQ tham nhũng là quan chức chính phủ, thẩm phán hoặc cảnh sát hoạt động ngoài tầm nhìn của công chúng”.

Không chỉ ở Trung Quốc, “Họ [ĐCSTQ] sẽ sử dụng các băng nhóm Tam Hoàng để xâm nhập thế giới”, ông Shi nói, “và trong tương lai, thứ này có thể tàn phá thế giới nhiều hơn băng đảng Nga".

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Bắc Kinh bắt tay với tội phạm mạng khuấy đảo thế giới