Điều gì ẩn sau các dị tượng trước cái chết của Giang Trạch Dân và Lý Khắc Cường?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong Chu Dịch nói rằng: “Trời xuất hiện các hiện tượng có báo trước điềm lành dữ, chỉ có bậc Thánh mới có thể đoán được việc này”.

Trong văn hóa 5 nghìn năm của Trung Quốc cũng có thuyết pháp rằng: "Thiên nhân cảm ứng", tức là thiên tượng và những biến hoá nơi con người là trực tiếp đối ứng với nhau. Trời và người là có sự tương thông. Trời có thể ảnh hưởng đến sự việc nơi nhân gian, báo trước tai tường, ngược lại, hành vi của con người cũng có thể cảm ứng thiên thượng. Thực tế đã chứng minh rằng, trước khi tai họa xảy đến thì nhất định sẽ có dấu hiệu báo trước.

Trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), việc có từ hai quan chức cấp cao trở lên qua đời trong vòng một năm xưa nay hiếm thấy. Nhưng vào ngày 30 tháng 11 năm 2022 cựu tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân tử vong trong đại dịch; chưa đầy 1 năm sau, vào ngày 27 tháng 10 năm 2023, cựu thủ tướng Lý Khắc Cường cũng qua đời bí ẩn tại Thượng Hải. Trước đó, 3 quan chức cấp ca của Trung Quốc là Chu Ân Lai, Chu Đức và Mao Trạch Đông đã lần lượt qua đời trong năm 1976.

Ngày 8 tháng 3 năm 1976, tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc xuất hiện hiện tượng mưa thiên thạch với quy mô chưa từng có, theo đó một thiên thạch nặng khoảng 4 tấn lao thẳng về phía trái đất, phát nổ ở độ cao 19 km, phân thành vô số mảnh thiên thạch và nhiều quả cầu lửa.

Theo miêu tả của Quách Kim Vinh trong cuốn "Đi tới những năm tháng cuối cùng của Mao Trạch Đông", vào ngày 22 tháng 4 năm 1976 sau khi Mao Trạch Đông nghe được thông tin mưa thiên thạch rơi đã vô cùng lo lắng, tự biết đại nạn sẽ đến. Mao bày tỏ sự muộn phiền của mình với Mạnh Cẩm Vân, một người phục vụ thiết cận, khi nói rằng “nhiều nhân vật lớn trong lịch sử trước khi qua đời đều có điềm báo trước là thiên thạch rơi”.

Mao Trạch Đông tiếp tục nói với vẻ xúc động hiếm có: “Trời rung đất chuyển, đá lớn từ trên trời rơi xuống ắt sẽ có người chết. Khi Gia Cát Lượng và Triệu Vân trong Tam Quốc chết đều có thiên thạch rơi làm gãy cột cờ. Những nhân vật lớn, những người nổi tiếng, họ thực sự khác biệt với quần chúng, họ đều chết một cách "có thanh có sắc", không giống với bình thường".

Quả nhiên vào năm đó tại Đường Sơn của tỉnh Hà Bắc đã xảy ra động đất mạnh 7,8 độ Richter, tương đương với 400 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Hiroshima. Đường Sơn, một thành phố khoảng 1 triệu dân, phút chốc bị san bằng với hàng trăm nghìn người chết. Cùng năm đó, ba người đứng đầu ĐCSTQ là Chu n Lai, Chu Đức và Mao Trạch Đông lần lượt qua đời; sau đó, thảm họa Cách mạng Văn hóa cũng chấm dứt.

Ngày 11 tháng 10 năm 2019, cũng tại tỉnh Cát Lâm, một thiên thạch đã rơi xuống Tùng Nguyên, một khối cầu lửa khổng lồ nhuộm đỏ khắp ba tỉnh miền Đông Bắc Trung Quốc.

Chỉ sau một tháng ngắn ngủi, virus viêm phổi Vũ Hán (hay còn gọi là Covid-19) đã lần đầu tiên xuất hiện ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Nhưng do sự che giấu của Bắc Kinh, dịch bệnh sau đó đã lây lan nhanh chóng vì khiến cho hàng trăm triệu người mắc bệnh, hàng triệu ca tử vong và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của nhiều quốc gia khác nhau.

Phân tích thống kê dữ liệu lớn về dịch bệnh toàn cầu năm 2020 cho thấy dịch bệnh dường như có mắt và đường lây lan trên toàn thế giới của nó có thể theo dõi được – luôn lây lan dọc theo các quốc gia, thành phố, tổ chức và cá nhân có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ. Những quốc gia càng thân thiết với ĐCSTQ thì dịch bệnh sẽ càng lây lan nghiêm trọng. Italy, Iran, Tây Ban Nha… “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh gần như đã trở thành “con đường dịch bệnh". Rõ ràng có thể thấy "bệnh dịch có mắt", đây là lời cảnh tỉnh từ bi đến từ thiên thượng.

Vào tối ngày 15 tháng 12 năm 2022, một "ngôi sao băng" khổng lồ rơi xuống ở Chiết Giang, nơi Tập Cận Bình từng cai trị. Đoạn video do máy ghi âm lái xe của người dân Chiết Giang ghi lại cho thấy "ngôi sao băng" phát sáng trước khi rơi xuống bầu trời đêm và hai vụ nổ xảy ra. Sau đó, một số công dân Chiết Giang đã nhặt được các mảnh thiên thạch từ "ngôi sao bằng". Vậy hiện tượng thiên thể kỳ lạ này báo hiệu điều gì?

Cuối năm đó, Trung Quốc buộc phải từ bỏ chính sách “Zero Covid” cực đoan, kết quả virus bùng phát giống như sóng thần, thi thể nằm ngổn ngang trong các bệnh viện, nhà hỏa táng và nhà tang lễ phải hoạt động hết công suất.

Thế giới bên ngoài Trung Quốc có thể cảm nhận được cường độ của dịch bệnh và số người chết khổng lồ từ nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, do nỗ lực che đậy của Bắc Kinh, khó có thể suy đoán về số người chết thực sự vì dịch bệnh.

Mưa sao băng năm 2023, Lý Khắc Cường tử vong, nhiều thiên tai lần lượt xảy ra

2023 là năm xuất hiện nhiều dị tượng ở Trung Quốc. Tối 23 tháng 4, nhiều địa phương của nước này xuất hiện hiện tượng “Kim tinh hợp nguyệt", hay còn gọi là mưa sao băng. Trong lịch sử Trung Quốc, khi nhắc tới hiện tượng thiên nhiên này mọi người sẽ sợ hãi tới biến sắc bởi đó là dấu hiệu không may mắn, bị coi là điềm báo "đại hung đại sát".

Thật trùng hợp, vào khoảng 1h30 sáng ngày 13/6, nhiều sao băng rơi xuống bầu trời đêm ở Bắc Kinh. Hai hoặc ba trong số chúng sáng hơn và phát nổ liên tục trong suốt quá trình rơi xuống, kéo theo những đuôi lửa dài và thắp sáng bầu trời đêm.

Vậy, điều gì đã xảy ra ở Trung Quốc trong năm 2023, tính đến cuối tháng 10? Trước hết, điều ngạc nhiên và bất ngờ nhất là cái chết bất ngờ của cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Cái chết của ông đã làm dấy lên sự bất bình của công chúng, nhiều người mượn cớ tưởng niệm thương tiếc ông Lý Khắc Cường để bày tỏ sự kháng nghị với Bắc Kinh.

Ngoài cái chết của Lý Khắc Cường, năm nay Trung Quốc còn có nhiều thảm họa bất ngờ và hiếm gặp đã xảy ra.

Cuối tháng 7, bão “Doksuri" rẽ vuông góc trên biển, vòng qua Đài Loan, từ Phúc Kiến đổ bộ thẳng vào Trung Quốc đại lục, mang theo gió mạnh và mưa lớn khắp phía Bắc, thẳng tới Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc và xâm chiếm vùng Đông Bắc.

Cuối tháng 7, lũ lụt ở Bắc Kinh đã ngập vào Tử Cấm Thành, nơi kể từ khi được xây dựng đến nay hơn 600 năm chưa bao giờ bị ngập nước, khiến “Tử Cấm Thành bị ngập”, cho thấy Bắc Kinh vận số đã tận.

Để bảo vệ Bắc Kinh và "Kế hoạch thiên niên kỷ" Hùng An, chính quyền Trung Quốc đã "không tiếc bất cứ giá nào" để "xả lũ" tới Môn Đầu Câu ở phía Tây Bắc Kinh và những nơi khác ở phía Bắc Hùng An như Trác Châu... gây ra lũ lụt quy mô lớn, dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và tài sản cho rất nhiều người.

Điều mà bản thân Bắc Kinh không ngờ tới là việc “xả lũ” cũng gây tổn thất nặng nề cho quân đội ở đồn trú Bảo Định và Trác Châu, xe tăng và máy bay bị hư hại, thậm chí nhiều binh sĩ thiệt mạng.

Cái chết của Giang Trạch Dân và Lý Khắc Cường phản ánh tín hiệu gì?

Một số khán giả có thể nói, Giang Trạch Dân và Lý Khắc Cường không phải là cùng một loại người, Lý Khắc Cường ít nhất cũng "thanh liêm" hơn Giang Trạch Dân.

Trên thực tế, về bản chất họ đều là những người đứng đầu bảo vệ ĐCSTQ, đều có đủ "kiên định" và đảng tính. Đối với bách tính, họ đều là những "lưỡi hái", chỉ là độ mạnh yếu khi "cắt rau hẹ"' là khác nhau. Nói cách khác, sự khác biệt của họ là nhân tính họ còn cứ thể giữ lại được ở mức độ bao nhiêu.

Mọi người đều không thể phủ nhận mức độ độc ác cùng cực của Giang Trạch Dân, ông ta cùng với ĐCSTQ đạt tới mức cả hai cùng có thể lợi dụng lẫn nhau để đạt được thứ mình cần không những tham ô, dâm loạn, giẫm lên máu trong sự kiện lục tứ để lên nắm quyền. Bán hơn một triệu km vuông đất cho Nga, phát động cuộc bức hại tàn khốc hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công thiện lương, thậm chí còn ra lệnh thu hoạch nội tạng quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công trên khắp đất nước. Có thể nói Giang Trạch Dân là một người tội lỗi chồng chất, hoàn toàn không có nhân tính.

Ngược lại, Lý Khắc Cường vẫn còn tồn tại chút nhân tính, trong cơn bực bội đè nén vì bị dồn ép, ông đã nói ra sự thật “600 triệu người có thu nhập mỗi tháng là một nghìn nhân dân tệ”. Và trong sự bất lực khi từ chức, ông đã đưa ra những lời đầy bi thương trước khi từ chức "người đang làm, trời đang nhìn".

Mặc dù vậy về vấn đề thị phi, đúng sai thiện ác ông ta vẫn nhất trí với quan điểm của ĐCSTQ, thể hiện qua hàng loạt tội ác phản nhân tính như: vụ thảm sát sinh viên trong sự kiện "lục tứ", bức hại hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp, hay vụ chà đạp "Một quốc gia hai chế độ", tàn sát người dân Hồng Kông... Lý Khắc Cường đều kiên quyết ủng hộ các quyết định của ban chấp hành trung ương đảng.

Có thể nói Lý Khắc Cường là người mang tính điển hình nhất, ông ta đại diện cho số lượng lớn những người theo Trung Nam Hải trong thể chế, tất nhiên bao gồm cả tầng lớp “tinh hoa” xã hội nói chung, trong lòng hiểu rõ chính sách tàn bạo độc ác của Bắc Kinh. Tuy nhiên vì quyền lực địa vị của bản thân cùng hội cùng thuyền với ĐCSTQ, gắng sức phục vụ cho họ, đối với người dân bình thường chỉ là "rau hẹ" ông ta đã là "lưỡi hái", nhưng đối với những "lưỡi hái" lớn trong ĐCSTQ ông ta chỉ là "rau hẹ" mà thôi.

Nhân tính của họ vẫn còn tồn tại, thậm chí nhiều người trong cuộc sống còn là những người rất tốt. Họ biết chính sách của Bắc Kinh là tàn bạo, nhưng họ vẫn đóng vai trò là "bánh răng" trong cỗ máy chuyên quyền, tức là những "đinh ốc không bao giờ rỉ sét" mà ĐCSTQ cần. Nhiều người trong số họ tận đáy lòng không muốn đi làm việc ác, nhưng khi ĐCSTQ làm điều ác họ lại nhắm mắt hùa theo hoặc im lặng trước cái ác, có những tội ác "bình thường", họ lại làm "chất bôi trơn" trong cối xay thịt đó, khi mất đi giá trị lợi dụng, sẽ bị cỗ máy xay thịt kia nghiền nát một cách tàn nhẫn, vô tình...

Nếu nói cái chết của Giang Trạch Dân là trời đang trừng trị kẻ ác, trừng phạt người đứng đầu hại nước hại dân; thì cái chết của Lý Khắc Cường rất có thể là thiên thượng đang từ bi cảnh tỉnh thế nhân - những người đi theo Bắc Kinh không muốn tỉnh ngộ cuối cùng sẽ bị chôn vùi theo nó, không chết yên lành.

Theo thống kê của Epoch Times, từ tháng 7 đến tháng 8 năm nay, đã có nhiều các quan chức tư pháp đại lục và nhiều sĩ quan cảnh sát trẻ và trung niên đã chết vì bệnh tật, họ đều là đảng viên ĐCSTQ, chẳng hạn như Vương Thụy Thông, cảnh sát một đồn công an của huyện Đông An, thành phố Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam tử vong khi mới 23 tuổi; Trần Dũng Quân, sĩ quan cảnh sát Đội điều tra hình sự, Cục Công an thành phố Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông, qua đời ngày 5/8, khi chỉ mới 36 tuổi; Hay Lý Kiện Lam, chỉ huy đội cảnh sát giao thông huyện Túc Thiên, tỉnh Giang Tô, qua đời ngày 7/8, khu vừa tròn 34 tuổi...

Nếu con người thế gian vẫn chưa hiểu rõ, vậy cái chết đột ngột của Lý Khắc Cường hay thông tin tử vong của một quan chức trẻ tuổi hơn là Ngô Tôn Hựu là một lời cảnh tỉnh khác nữa. Là một nhà dịch tễ học trưởng tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, ông được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế mà người bình thường không thể được hưởng, tuy nhiên dù việc điều trị y tế có tốt đến đâu, ông ta cũng không thể tự cứu được mình. Người thường xuyên đứng lên ủng hộ ĐCSTQ, đã vĩnh viễn qua đời sau khi bị căn bệnh ung thư tuyến tụy hành hạ.

Ngoài ra, một số chuyên gia nghiên cứu vắc xin hoặc vi rút COVID-19 ủng hộ Bắc Kinh đã lần lượt chết trong trận dịch vừa qua, trong đó có Tào Hiểu Bân, giám đốc cấp cao của Trung tâm Quan hệ Chính phủ của Công ty Sản phẩm Sinh học Sinovac Bắc Kinh. Ngô Kiến Quốc, một nhà virus học và cựu giám đốc Phòng thí nghiệm virus học trọng điểm của nhà nước. Và Bạch Hiểu Hủy, chuyên gia nghiên cứu xét nghiệm axit nucleic của Bắc Kinh... Trong số những người giàu có hoặc có chức quyền tử vong trong đợt dịch ở Trung Quốc vừa qua, người trẻ nhất chỉ 42 tuổi và người lớn tuổi nhất là 66 tuổi.

Trong vài năm qua, dù là những lời cảnh báo từ thiên thượng hay sự lây lan của virus, tất cả đều đang triển hiện cho thế nhân thấy thiên ý, đó là "Trời diệt ĐCSTQ", thiên ý này này không phụ thuộc vào theo ý chí của bất kỳ ai và đang triển hiện rõ nét từng chút từng chút một.

Thời gian thực sự rất cấp bách, vậy chúng ta phải làm gì để tránh tai họa và chuyển nguy thành an? Nếu có thể, các bạn hãy tránh xa những gì có liên quan đến ĐCSTQ. Trong cuộc sống hãy giữ cho mình một trái tim thiện lương, chân thành, luôn đứng về chính nghĩa và quan trọng hơn là luôn giữ chữ được Nhẫn trong tâm bởi nó chính là chìa khoá để giúp chúng ta hoá giải mọi nghịch cảnh trong cuộc đời.

Theo Epochtimes
Viên Minh biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Điều gì ẩn sau các dị tượng trước cái chết của Giang Trạch Dân và Lý Khắc Cường?