Giải độc Protein gai: 6 loại thuốc chính và các Hợp chất từ tự nhiên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số bệnh nhân có tình trạng "Covid kéo dài", mệt mỏi, sương mù não và đau vùng tim... Tuy nhiên, có người đã tiêm vaccine ngừa COVID, chứ không bị nhiễm bệnh, cũng có các triệu chứng tương tự. Đó là do các protein gai vẫn còn trong cơ thể kể cả sau khi tiêm chủng hay nhiễm virus.

Protein gai là "chìa khóa" cho sự xâm nhập của virus vào tế bào, vì vậy chúng ta sẽ thảo luận về cách thức hoạt động của protein gai, thuốc giải độc protein gai và các chất dinh dưỡng ức chế tác dụng độc hại của chúng.

Protein gai là những cấu trúc giống như những cây nấm nhỏ trên bề mặt của virus SARS-CoV-2. Chúng giống như chiếc chìa khóa mở cửa cho virus xâm nhập, gây nhiễm tế bào.

Trước đây, các nhà khoa học đã tin rằng bản thân protein gai là vô hại đối với cơ thể con người.

Vaccine mRNA được thiết kế dựa trên mã trình tự mRNA của protein gai SARS-CoV-2. Mục đích ban đầu là đưa mRNA trong vaccine xâm nhập vào trong tế bào người, để tế bào tổng hợp ra một lượng lớn protein gai. Đến lượt mình, những protein gai này sẽ kích thích các tế bào miễn dịch, khiến chúng tạo ra kháng thể để vô hiệu hóa các hạt virus SARS-CoV-2 lưu thông trong máu.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều ca bệnh trên thực tế và các nghiên cứu cũng tiết lộ rằng việc protein gai kích thích tạo ra kháng thể cũng có thể gây ra các mức độ tổn hại khác nhau cho tế bào con người.

Vậy Protein gai làm hỏng tế bào của chúng ta như thế nào? Có hai cách chính.

Làm suy yếu ty thể và làm tổn thương nội tạng

Vào tháng 4 năm 2021, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation Research cho thấy các protein gai phá vỡ cấu trúc và chức năng của ty thể trong tế bào.

Ty thể là trung tâm năng lượng của tế bào. Một khi chức năng của ty thể bị suy giảm, các tế bào không thể hoạt động bình thường. Nếu một vùng lớn tế bào gan hoặc tế bào cơ tim không hoạt động bình thường, chức năng của các cơ quan này cũng bị suy giảm. Đây là một trong những lý do khiến protein gai gây ra các triệu chứng như sương mù não và suy tim.

Làm suy yếu cơ chế tự sửa chữa DNA

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Viruses, các phòng thí nghiệm từ hai trường đại học của Thụy Điển đã báo cáo rằng các protein gai ức chế khả năng sửa chữa các tổn thương DNA của những tế bào còn đang trong quá trình phát triển.

Các thí nghiệm trong nghiên cứu nhắm vào điều tra chức năng nối đầu tận cùng của 2 sợi DNA không tương đồng (NHEJ) và tái tổ hợp tương đồng (HR) của DNA trong tế bào thận của phôi. Đây là hai cách tự sửa chữa chính của DNA tế bào động vật có vú.

Người ta phát hiện rằng, so với nhóm đối chứng, các protein gai ở cả ba trạng thái khác nhau, đó là: 1/ toàn bộ protein gai có chiều dài đầy đủ, 2/ cấu trúc S1 và 3/ cấu trúc S2 của nó, đã gây ra tổn hại nghiêm trọng đến khả năng tự sửa chữa bẩm sinh của DNA động vật có vú. Trong đó, protein gai có chiều dài đầy đủ gây ra thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.

Nghiên cứu này liên quan đến khả năng tự sửa chữa của DNA người. Thực tế là cho đến nay chúng ta mới chỉ có kết quả sơ bộ từ mô hình tế bào thôi. Tuy nhiên, đây là một chủ đề rất quan trọng và đảm bảo rằng sẽ còn có nhiều nghiên cứu tiếp theo của cộng đồng y tế.

Vì một số lý do nào đó, chưa rõ ràng, bài viết của nghiên cứu này đã bị rút lại, nhưng chúng ta vẫn có thể truy cập trực tuyến toàn bộ bài báo cáo.

Như vậy, protein gai gây ra hai trong số những tổn hại quan trọng nhất của tế bào là tổn thương ty thể và tổn hại khả năng tự sửa chữa của DNA. Điều này, đến lượt nó sẽ làm hỏng chức năng cơ bản của các cơ quan chính của cơ thể, trong đó bao gồm cả hệ miễn dịch.

Các cơ quan có sự xâm nhập của Protein gai

Trước khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt một loại thuốc hoặc vaccine mới, một tài liệu quan trọng về sự phân phối sinh học của nó, được gọi là “hồ sơ dược động học” phải được đệ trình. Tài liệu này báo cáo quá trình các thuốc hoặc vaccine được giải phóng, hấp thụ, phân bố, chuyển hóa và đào thải ra khỏi cơ thể như thế nào.

FDA đã phê duyệt một nghiên cứu phân phối sinh học vaccine mRNA của Pfizer vào tháng 11 năm 2020, nghiên cứu này hiện có trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học (CBER) của FDA.

Nghiên cứu này liên quan đến việc sử dụng mRNA được đánh dấu đồng vị cho các thí nghiệm. Vì đồng vị phóng xạ có hại cho con người nên các thí nghiệm đã được tiến hành trên chuột.

Những con chuột được tiêm 50 microgram vaccine mRNA. Sau 15 phút, ngoài sự tập trung tương đối cao tại chỗ tiêm, vaccine bắt đầu phân tán đến các cơ quan khác nhau khắp cơ thể, trước tiên đến gan và lách.

Sau một giờ, nồng độ vaccine trong gan và lá lách tiếp tục tăng thêm. Đồng thời nó cũng đã đến được tuyến thượng thận và tủy xương.

Sau 24 giờ, các nhà nghiên cứu kiểm tra sự phân bố vaccine mRNA trong toàn bộ cơ thể chuột và phát hiện ra rằng, ngoài mức tập trung cao nhất tại vị trí tiêm, thì các cơ quan có độ tập trung cao là ở lá lách, gan, tuyến thượng thận, buồng trứng, tủy xương, bạch huyết. các hạch, thận, cơ và tim lần lượt theo thứ tự nồng độ giảm dần.

Lá lách và gan là hai cơ quan có ảnh hưởng chính đến khả năng miễn dịch.

Vậy tác dụng của vaccine đối với từng cơ quan là gì?

  • Hệ thống miễn dịch: Nó ảnh hưởng đến hệ bạch huyết và làm suy yếu chức năng của các tế bào miễn dịch ở lá lách, dẫn đến làm giảm chức năng hệ miễn dịch và còn có thể kích hoạt các virus tiềm ẩn, chẳng hạn như virus herpes.
  • Gan: Chất độc có tác dụng trực tiếp nhiều nhất lên gan, gây tổn thương gan tự miễn.
  • Tế bào cơ tim: Vaccine gây viêm tế bào tim, dẫn đến viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.
  • Hệ thần kinh: Nó gây ra sương mù não và mất trí nhớ.

Ngoài ra, protein gai còn gây viêm mãn tính ở nhiều cơ quan khác, dẫn đến các triệu chứng khác nhau như mệt mỏi và kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đều gặp phải những vấn đề như vậy sau khi tiêm chủng, vì bất kỳ một loại bệnh nào cũng chịu ảnh hưởng của các tác nhân từ bên trong lẫn bên ngoài. Lấy ví dụ các yếu tố nội tại có giới tính, tuổi tác, tình trạng viêm, mức độ căng thẳng của tế bào, tình trạng dinh dưỡng, biểu sinh, di truyền, v.v.

Do đó, nếu chúng ta thấy xuất hiện triệu chứng ở các cơ quan khác nhau sau khi tiêm chủng, thì điều quan trọng là không được bỏ qua , cần tìm cách loại bỏ những tổn thương có thể do protein gai của vaccine COVID gây ra.

Hướng dẫn giải độc Protein gai

Hội đồng Y tế Thế giới (WCH) đã công bố hướng dẫn giải độc protein gai. Kết hợp với hướng dẫn này, chúng tôi đã tổng hợp được hai chiến lược dựa trên các dữ liệu nghiên cứu sẵn có, góp phần giải quyết các tổn thương do protein gai của virus SARS-CoV-2 gây ra, sử dụng Thuốc Tây và Thảo dược Tự nhiên.

Điều thú vị cần lưu ý là hầu hết các loại thuốc Tây có đặc tính chống protein gai đều là các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên.

Ivermectin

Ivermectin là một hợp chất có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Satoshi Omura, một nhà vi sinh học và nhà hóa học hữu cơ người Nhật, lớn lên trong một gia đình nông dân, đã phát hiện từ các mẫu đất, hợp chất tiền thân của ivermectin, đó là Streptomyces Avermectin, và sau đó biến đổi nó thành ivermectin.

Ivermectin đã được sử dụng trong suốt hơn 50 năm qua. Đầu tiên, nó được sử dụng để điều trị các bệnh ký sinh trùng, chẳng hạn như bệnh giun chỉ, bệnh mù sông và bệnh chân voi.

Ngoài việc điều trị ký sinh trùng, các thí nghiệm in vitro trên tế bào đã tiết lộ rằng ivermectin có tác dụng kháng virus phổ rộng. Nó có thể được sử dụng để chống lại cả virus RNA (bao gồm HIV, virus sốt xuất huyết, virus cúm) lẫn virus DNA.

Ivermectin có nhiều cơ chế kháng virus khác nhau. Nó cũng có thể ức chế sự xâm nhập của virus vào tế bào và ức chế chức năng protease của virus, qua đó ngăn virus nhân lên.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí In Vivo cho thấy ivermectin có thể cản trở protein gai gắn lên màng tế bào người.

Trong một nghiên cứu khác, in vitro, về ivermectin được công bố trên tạp chí Antiviral Research, các nhà nghiên cứu đã thêm ivermectin vào các tế bào bị nhiễm virus SARS-CoV-2, sau đó thu hoạch phần dịch nổi phía trên và cặn tế bào (lắng đọng ở đáy ống nghiệm) để phân tích thêm. Người ta tiết lộ rằng trong vòng 48 giờ sau khi thêm 5 μM ivermectin, RNA của virus SARS-CoV-2 đã giảm 99,999%, chỉ còn lại 0,001%.

Một khảo cứu tiến cứu, quan sát (observation) chương trình phòng ngừa COVID-19 trên toàn thành phố bằng ivermectin đã được thực hiện từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020 tại Itajaí, Brazil.

Trong trường hợp không có chống chỉ định, ivermectin được cho sử dụng như một phương pháp điều trị tùy chọn, dùng trong hai ngày liên tiếp, mỗi đợt cách nhau 15 ngày với liều 0,2 mg/kg thể trọng/ngày.

Trong số 223.128 công dân Itajaí được xem xét cho nghiên cứu, tổng cộng 159.561 đối tượng được đưa vào phân tích: 113.845 (71,3%) người dùng ivermectin thường xuyên và 45.716 (23,3%) người không sử dụng. Những điểm chính được phát hiện là: Việc sử dụng thường xuyên ivermectin ở mức 0,2 mg/kg/ngày trong 2 ngày liền, mỗi đợt cách nhau 15 ngày, đã giúp giảm 68% tỷ lệ tử vong do COVID-19 (0,8% so với 2,6% ở những người không sử dụng ivermectin; p < 0,0001) . Tỷ lệ nhập viện giảm 56% (p < 0,0001).

Nếu ivermectin có tác dụng ngăn ngừa COVID-19, thì về mặt lý thuyết, nó sẽ có tác dụng làm giảm độc tính của protein gai. Vì không có dữ liệu thử nghiệm lâm sàng trực tiếp về tác dụng giải độc của ivermectin đối với các tổn thương do vaccine gây ra nên cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ cho từng trường hợp riêng lẻ.

Suramin

Suramin là một loại thuốc có từ hàng thế kỷ nay, đầu tiên, thuốc được sử dụng để điều trị bệnh giun ký sinh có tên là bệnh giun chỉ. Ngoài các bệnh ký sinh trùng, nó cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong ức chế sự nhân lên của nhiều loại virus, như enterovirus, virus Zika và virus Ebola.

Suramin cũng sở hữu nhiều cơ chế chống virus khác nhau, bao gồm ức chế virus gắn lên, xâm nhập và giải phóng ra khỏi tế bào. Một phần là thông qua tương tác với các protein của vỏ virus.

Vào ngày 5 tháng 3 năm 2021, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Trung Quốc và Đại học Thanh Hoa đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Sinh học Phân tử & Cấu trúc Tự nhiên, nêu rõ rằng, trong một thử nghiệm in vitro, suramin được phát hiện là một chất ức chế hiệu quả RNA polymerase của virus SARS-CoV-2 (RdRp) và ngăn chặn sự nhân lên của virus.

Hầu hết các dữ liệu về Suramin đều có nguồn gốc từ các nghiên cứu in vitro. Về lý thuyết, hoạt động của nó có tác dụng làm giảm độc tính của protein gai. Tuy nhiên, vì không có dữ kiện lâm sàng xác nhận tác dụng làm giảm độc tính đó của Suramin, nên cần phải có và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cả ivermectin và suramin đều ngăn cản protein gai gắn với thụ thể ACE do đó làm giảm thiểu tổn thương tế bào do protein gai gây ra.

NAC (N-acetyl-L-cysteine)

Thuốc này đã được công nhận là một thuốc long đờm tốt, làm giảm mức độ quánh, dính của đờm. Nó đồng thời cũng là một chất chống oxy hóa.

Mặc dù nó không thể can thiệp vào quá trình protein gai gắn với thụ thể ACE2, nhưng nó làm giảm sự oxy hóa protein gai sau khi chúng xâm nhập vào tế bào. Là một yếu tố trung hòa, nó có thể làm giảm tác dụng độc tố sau khi bị ngộ độc.

Một khảo cứu trên mô hình tế bào, công bố trên tạp chí Circulation Research cho thấy sự biểu hiện của một số protein bình thường, chẳng hạn như enzyme chuyển đổi phospho angiotensin (pACE2), ACE2 và enzyme protein kinase kích hoạt AMP (AMPK), đều giảm ở tế bào nội mô động mạch phổi bị nhiễm protein gai giả, trong khi biểu hiện của protein xấu MDM2 (thúc đẩy hình thành khối u) lại tăng lên.

Mặt khác, NAC có tác dụng phục hồi tế bào. Nó có thể khôi phục các tế bào bị tổn thương bởi protein gai về trạng thái gần như giống như các tế bào bình thường.

Vì không có dữ liệu thử nghiệm lâm sàng trực tiếp xác nhận tác dụng làm giảm độc tính của protein gai nên phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thực vật và thảo mộc

Từ thời cổ đại, thực vật và thảo mộc đã được người dân trên thế giới, theo truyền thống, sử dụng để chăm sóc sức khỏe.

Theo Báo cáo Phát triển Bền vững Toàn cầu của Liên Hợp Quốc năm 2015, gần 85% dân số thế giới tiếp tục dựa vào thực vật làm nguồn sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính.

Ít nhất 40% các hợp chất, hiện tại được phê duyệt sử dụng các cho thuốc tổng hợp trên thị trường dược phẩm, có nguồn gốc từ thực vật hoặc các sản phẩm tự nhiên từ vi sinh vật. Đóng góp của thiên nhiên cho loài người chúng ta là rất đáng kể.

Catechin và Cucurmin (nghệ)

Catechin, một chất chiết xuất từ trà, là một chất chống oxy hóa tự nhiên chiếm khoảng 75% đến 80% hàm lượng polyphenol trong trà và là một trong những thành phần gây ra vị đắng của trà.

Curcumin, có nguồn gốc từ nghệ, là thành phần quan trọng của cà ri. Curcumin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ.

Một bài báo đăng trên tạp chí Scientific Reports - Nature đã nghiên cứu hai thành phần này và phát hiện ra rằng chất curcumin gắn vào domain liên kết thụ thể của protein gai; và catechin lại gắn với các axit amin bên cạnh domain đó, do vậy mà ngăn chặn không cho protein gai gắn với thụ thể ACE2, ngăn chặn protein gai xâm nhập vào tế bào.

Hai thành phần này có thể ức chế sự xâm nhập của virus vào tế bào tại hàng rào miễn dịch tự nhiên đầu tiên của cơ thể, bảo vệ các cửa ngõ của tế bào và làm giảm sức mạnh của virus.

Thảo dược thợ mộc - Hạ khô thảo (Carpenter’’s Herb)

Thảo mộc thợ mộc hay Hạ hô thảo hay Prunella Vulgaris, từ lâu đã được coi là vị thuốc hữu hiệu cho gan.

Năm 2021, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Canada đã được công bố trên Public Library of Science: General (PLOS ONE). Người ta đã chứng minh rằng, chiết xuất NhPV hòa tan trong nước của Hạ khô thảo có thể ức chế SARS-CoV-2 và ngăn chặn nó lây nhiễm vào tế bào.

Một số loại thảo mộc khác như lá thông, emodin, neem và chiết xuất lá bồ công anh cũng được đề cập trong hướng dẫn của WCH vì có tác dụng tương tự trong việc làm giảm độc tính của protein gai.

Càng ngày, các nghiên cứu khoa học càng phát hiện ra có thêm nhiều thành phần thảo dược có tác dụng ức chế SARS-CoV-2 và có thể sửa chữa những tổn thương do tiêm chủng gây ra.

Ví dụ, các nhà khoa học đã chọn 25 hợp chất từ cây Cốt khí củ (Reynoutria sachalinensis) và gắn chúng vào vị trí liên kết của Mpro, enzyme protease chính của SARS-CoV-2. Họ phát hiện ra rằng 11 trong số các hợp chất đó có hiệu quả trong việc ức chế sự nhân lên và phiên mã của virus SARS-CoV-2.

Thuốc thảo dược Trung Quốc là một nguồn tài nguyên quan trọng có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe con người.

Chẳng phải một hiện tượng thú vị là trong tự nhiên, có rất nhiều hợp chất có thể giúp con người chống lại virus và các vấn đề sức khỏe liên quan đến virus sao?

Thiên nhiên đã tạo ra một môi trường trong đó có virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho cơ thể con người nhưng cũng chứa đựng những hợp chất tự nhiên có thể giúp con người chống lại sự xâm nhập, lây nhiễm của các vi sinh vật ngoại lai này.

Trong một môi trường luôn có sự tăng sinh và hạn chế song hành như vậy, chúng ta có thể học cách duy trì sức khỏe của mình và tránh xa virus và bệnh tật. Tuy nhiên, nếu không biết cách duy trì “dự trữ” sức khỏe và khiến cơ thể kiệt sức thì chúng ta sẽ mắc bệnh.

Theo The Epoch Times

Quân Dương biên dịch

Tác giả: Yuhong Dong

Tiến sĩ Yuhong Dong là người phụ trách chuyên mục y tế cấp cao của The Epoch Times. Bà là cựu chuyên gia khoa học y tế cấp cao và lãnh đạo trong lĩnh vực Cảnh giác dược tại trụ sở chính của Novartis ở Thụy Sĩ và là người bốn lần đoạt giải Novartis. Bà có kinh nghiệm nghiên cứu tiền lâm sàng về virus học, miễn dịch học, ung thư, thần kinh và nhãn khoa, đồng thời có kinh nghiệm lâm sàng về bệnh truyền nhiễm và nội khoa. Bà cũng có bằng bác sĩ y khoa và tiến sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.

Tham khảo:

https://www.ahajournals.org/doi/epub/10.1161/CIRCRESAHA.121.318902

https://www.mdpi.com/1999-4915/13/10/2056

https://phmpt.org/wp-content/uploads/2022/03/125742_S1_M4_4223_185350.pdf

https://iv.iiarjournals.org/content/34/5/3023.long

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7129059/

https://www.cureus.com/articles/82162-ivermectin-prophylaxis-used-for-covid-19-a-citywide-prospective-observational-study-of-223128-subjects-using-propensity-score-matching

https://www.nature.com/articles/s41594-021-00570-0

https://www.ahajournals.org/doi/epub/10.1161/CIRCRESAHA.121.318902

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24142193/

https://www.nature.com/articles/s41598-021-81462-7

https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0251649

https://www.mdpi.com/1424-8247/14/8/742



BÀI CHỌN LỌC

Giải độc Protein gai: 6 loại thuốc chính và các Hợp chất từ tự nhiên