Protein gai có đang làm thay đổi biểu hiện gen của chúng ta? 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng protein gai có thể làm hỏng ty thể trong tế bào, ức chế hệ miễn dịch của con người, hình thành các protein dạng amyloid và gây ra các cục máu đông bất thường.

Trong nội dung Tuyên bố của Nhà Trắng về Dự án Bản đồ Bộ gen Người, tháng 6 năm 2000, có nêu: “Hôm nay, chúng ta đang học ngôn ngữ mà Chúa đã dùng để tạo ra sự sống”. Ngôn ngữ mà Đấng Tạo Hóa dành cho cuộc sống nhân loại là gì? Tại sao nó lại quan trọng? Protein gai có cơ hội nào để tác động đến ngôn ngữ này không? Và nếu có, chúng ta có thể bảo vệ được nó không?

Căn bệnh do virus Corona, xảy ra năm 2019 (COVID-19), có khả năng lây truyền cao, đã gây ra đại dịch toàn cầu. Nó chính là Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng do Virus Corona 2 (SARS-CoV-2). Loại virus này, giống như tất cả các loại virus Corona khác, có điểm đặc trưng là trên bề mặt có những chiếc gai hình que nhô ra.

Spike (S) glycoprotein (“protein gai”) là loại protein lớn nhất trong bốn cấu trúc protein chính của SARS-CoV-2. Và nó là protein duy nhất của loại virus có vỏ bọc (enveloped virus) đảm nhiệm chức năng làm trung gian cho virus xâm nhập vào tế bào vật chủ. Điều này là thiết yếu để virus có thể nhân lên trong cơ thể người sau đó.

Trong bài viết này, chúng tôi muốn thảo luận về tác động của protein gai đối với sức khỏe con người từ một góc độ khác. Điều này, gần đây, đã được một số nhà nghiên cứu báo cáo.

Trước tiên chúng ta hãy xem xét một vài phát hiện quan trọng của một số nghiên cứu tập trung vào COVID-19.

Phát hiện số 1: COVID-19 khiến não già đi thêm 2 thập kỷ

Một nghiên cứu của Anh, gần đây đã phát hiện ra rằng chủng tổ tiên của virus SARS-CoV-2 (tức là chủng nguyên thủy), được phân lập và giải trình tự từ Vũ Hán, Trung Quốc, có thể làm suy giảm khả năng nhận thức của bệnh nhân tương đương với việc não bị già đi tới 20 năm.

Trong nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia từ Đại học Cambridge và Trường Y khoa Imperial College London này, đã nghiên cứu 46 người là bệnh nhân Covid-19, bao gồm cả 16 người phải thở máy. Họ được chăm sóc tích cực, vì đã nhiễm COVID-19, tại một bệnh viện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2020. Tất cả được theo dõi chi tiết, lập hồ sơ, lấy đó làm cơ sở để đánh giá tác động của nhiễm COVID-19 đến nhận thức của con người.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra có sự suy giảm đáng kể về khả năng chú ý, kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp và trí nhớ của bệnh nhân. Cùng với đó là suy giảm độ chính xác. Thời gian phản ứng với các kích thích cũng bị kéo dài. Những khiếm khuyết về nhận thức này tương tự như sự suy giảm mà một con người sẽ trải qua trong thời gian từ lúc 50 tuổi cho đến khi 70 tuổi. Tương đương với việc đã già đi hai thập kỷ và/hoặc mất đi 10 điểm IQ.

Phát hiện số 2: COVID-19 sửa đổi biểu hiện gen của con người

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 trên Journal of Leukocyte Biology, các nhà nghiên cứu đã phân tích hiện tượng methyl hóa DNA của toàn bộ bộ gen từ máu ngoại vi của 9 bệnh nhân mắc COVID-19 giai đoạn cuối.

Họ đã phát hiện ra một dấu hiệu DNAm (DNA methyl hóa) riêng biệt của bệnh COVID-19 nặng, cho thấy sự thay đổi đáng kể về thành phần các loại tế bào, gia tăng methyl hóa các gen liên quan đến IFN (interferon), và giảm methyl hóa các gen gây viêm.

Kết quả của nghiên cứu gợi ý rằng virus SARS-CoV-2 có thể định hình lại một cách đáng kể tình trạng tế bào miễn dịch của máu ngoại vi và mô phổi, đồng thời có thể thay đổi trạng thái methyl hóa DNA (DNAm) của tế bào. Đồng thời, SARS-CoV-2 còn có thể làm thay đổi các cơ chế biểu sinh (ngoài gen) khác, ví dụ như sửa đổi histone và RNA không mã hóa (ARN vận chuyển, ARN ribosome…).

DNA của chúng ta là một chuỗi có trình tự của nhiều gen. Các nhóm methyl (các yếu tố biểu sinh) là các cụm hydrocarbon, gắn vào các chuỗi DNA nhờ một quá trình sinh học gọi là methyl hóa DNA (DNAm). Các nhóm methyl này đóng vai trò như là các tín hiệu nằm dọc theo chiều dài của DNA, chúng bật và tắt các hoạt động di truyền, điều chỉnh sự biểu hiện của gen. Qua đó, DNAm có thể làm thay đổi mức độ biểu hiện của một đoạn DNA mà không cần làm thay đổi trình tự của nó.

Interferon (IFN), được gọi như vậy bởi vì chúng “can thiệp” ngăn virus nhân lên. Interferon là những protein, có chức năng thông báo cho hệ miễn dịch rằng đang có vi khuẩn hoặc các tế bào bất thường (ví dụ tế bào ung thư) hiện diện trong cơ thể, và kích hoạt các tế bào miễn dịch đến tiêu diệt chúng.

Blanco-Melo và cộng sự đã kiểm tra đáp ứng phiên mã của các tế bào trong ống nghiệm (in vitro) và chồn hương bị nhiễm bệnh đối với SARS-CoV-2. Đáp ứng của mẫu phổi tử thi, chết do COVID-19, cũng được kiểm tra. Tất cả đều cho ra báo cáo rằng phản ứng của IFN-I và IFN-III bị suy giảm.

Ngoài mức độ biểu hiện thì thời điểm xảy ra đáp ứng của IFN-I cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả của nhiễm trùng. Một đáp ứng IFN sớm và mạnh mẽ của tế bào có ý nghĩa sống còn để chống lại virus. Còn nếu như phản ứng IFN-I bị trì hoãn sẽ góp phần làm tăng tình trạng viêm bệnh lý và hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn.

Theo đó, việc các gen liên quan đến IFN được “bật” sớm và kịp thời là yếu tố quan trọng để cơ thể con người vượt qua sự xâm nhập của virus và giảm thiểu hậu quả nặng nề của bệnh.

Phát hiện số 3: Protein gai xâm nhập vào nhân tế bào và làm suy yếu khả năng tự sửa chữa của DNA

Một báo cáo nghiên cứu công bố vào tháng 10 năm 2021 trên tạp chí Viruses cho biết protein gai của virus SARS-CoV-2 có thể làm suy yếu cơ chế sửa chữa các thương tổn DNA của cơ thể. Các nhà nghiên cứu cũng rất ngạc nhiên khi tìm thấy có rất nhiều protein gai trong nhân tế bào.

Người ta vẫn biết rõ rằng, chỉ một số loại protein nhất định mới có thể được vận chuyển vào nhân tế bào người, chẳng hạn như histone, DNA, RNA polymerase, và các protein điều hòa gen. Lớp màng nhân (có cấu tạo kép, 2 lớp) bao bọc DNA. Trên màng nhân có những cơ chế canh gác phức tạp để ngăn chặn sự xâm nhập của các chất không mong muốn vào trong nhân tế bào, nơi xảy ra hầu hết quá trình sửa chữa DNA.

Khi DNA tự sao chép, nhân đôi, các lỗi tiềm ẩn có thể xảy ra. Nhưng, may mắn thay, chúng ta có các cơ chế bẩm sinh tự sửa chữa DN. Chúng hoạt động như “người bảo vệ gen của chúng ta” hay Gene Guardians.

Một lần nữa, các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng protein gai đã ức chế đáng kể các cơ chế tự sửa chữa DNA, bao gồm cả tái tổ hợp tương đồng (HR) và tái tổ hợp không tương đồng (NHEJ).

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các protein gai vẫn lưu tồn trong nhân tế bào và ức chế việc sửa chữa tổn thương DNA một cách đáng kể, bằng cách cản trở các protein sửa chữa DNA quan trọng tập hợp tại vị trí bị tổn thương và bằng cách can thiệp vào quá trình sửa chữa các đứt gãy của chuỗi xoắn kép DNA (viết tắt là DSB, một tổn thương gây độc tế bào cơ bản).

Những phát hiện từ các nghiên cứu nói trên chỉ ra rằng protein gai là một loại protein bất thường có thể tác động đến chức năng di truyền biểu sinh của tế bào người.

Biểu sinh là gì và tại sao nó lại quan trọng?

Gen, đơn vị cơ bản của vật chất di truyền, là một đoạn vật liệu mã hóa. Nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp γένος (génos), có nghĩa là “thế hệ-generation”. Từ “biểu sinh học” bao gồm tiền tố “epi”, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ἐπι (eti), có nghĩa là “trên” hoặc “xung quanh;” và hậu tố “di truyền học”.

Theo đó, biểu sinh học là ngành học nghiên cứu về những thay đổi trong hoạt động hoặc chức năng của gen có thể được di truyền mà không có liên quan gì đến những thay đổi trong trình tự của DNA. Tương tự như mã gen, biểu sinh là một loại ngôn ngữ khác được Tạo hóa sử dụng để giao tiếp với con người.

Mặc dù hầu như tất cả các tế bào trong một cơ thể đều chứa cùng một mã di truyền (trình tự DNA), nhưng chúng không đồng thời biểu hiện tất cả các gen hoặc biểu hiện các gen theo cùng một cách, vì vậy chúng có các chức năng hoàn toàn khác biệt. Nghĩa là, cùng một DNA tạo ra các loại tế bào khác nhau như tế bào gan, tế bào thận và tế bào thần kinh, thông qua sự chỉ đạo của các yếu tố biểu sinh.

Các yếu tố biểu sinh (các nhóm methyl) gắn với DNA có thể trực tiếp “bật” hoặc “tắt” các gen. Khi các gen được “bật”, cơ thể có thể biểu hiện và đọc chúng. Ngược lại, chúng sẽ bị “tắt” và cơ thể không thể đọc được.

Nói một cách ẩn dụ, các nhóm methyl gắn vào DNA giống như “những tờ giấy ghi chú”. DNA có thể được coi như một văn bản, có thể được sửa đổi bằng cách dán (hoặc gỡ bỏ) một số ghi chú trên đó.

Ví dụ, mặc dù tất cả ong mật đều có chung DNA, nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 550 gen có mang những methyl hóa khác biệt đáng kể giữa ong chúa và ong thợ. Ngoài ra, các cặp song sinh giống hệt nhau có cùng bộ gen nhưng chúng thường không có cùng tính cách, đặc điểm hoặc thậm chí là bệnh tật. Những khác biệt này có thể được giải thích bằng biểu sinh.

Do đó, DNAm rất quan trọng đối với một số quá trình của tế bào của cơ thể con người, bao gồm sự phát triển của phôi, sự bất hoạt nhiễm sắc thể X, in dấu gen và sự ổn định của nhiễm sắc thể. Methyl hóa DNA bất thường có thể dẫn đến một số kết quả bất lợi, bao gồm khối u ác tính, các bệnh về thần kinh và miễn dịch, xơ vữa động mạch và loãng xương.

Cuối cùng, chính những thay đổi trong các yếu tố biểu sinh, có thể quyết định liệu một người có mắc một bệnh cụ thể hay không. Vậy tại sao, nhiễm Covid-19 lại gây ra tình trạng lão hóa bất thường trong nghiên cứu được đề cập ở phần đầu bài báo này? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải khám phá những tác động khác nhau của protein gai, bất kể là từ loại virus hay vaccine nào, có thể gây ra đối với sức khỏe con người.

Protein gai có thể can thiệp vào cơ chế bảo vệ gen trong nhiều tình huống khác nhau

  • Lão hóa

Quá trình lão hóa được điều tiết bởi các yếu tố biểu sinh. Nhờ những tiến bộ khoa học, dấu ấn sinh học lão hóa dựa trên dữ liệu methyl hóa DNA có thể được sử dụng để ước tính chính xác tuổi của các mô.

Một nghiên cứu methyl hóa DNA trên toàn bộ bộ gen được công bố vào tháng 4 năm 2022 trên tạp chí Nature Communications đã thu thập mẫu máu toàn phần của 232 người khỏe mạnh, 194 bệnh nhân COVID-19 không nặng lắm và 213 bệnh nhân COVID-19 nặng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tuổi biểu sinh của các bệnh nhân COVID-19 đã bị tăng tốc đáng kể. Kết quả này có thể làm sáng tỏ thêm thực tế rằng nhiễm COVID-19 có thể khiến não của chúng ta già đi 20 tuổi.

  • Tình trạng thoái hóa thần kinh

Ngoài ra, các sửa đổi biểu sinh đã được phát hiện là có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của bệnh Alzheimer (AD), loại bệnh sa sút trí tuệ phổ biến nhất. Nghiên cứu sâu rộng đã cho thấy methyl hóa DNA đóng một vai trò quan trọng trong hành trình và sự phát triển của AD.

Vì nhiễm COVID-19 có thể để lại di chứng về thần kinh và tâm thần cho bệnh nhân trong một thời gian sau khi hồi phục, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Oxford và Đại học Cambridge đã thực hiện một nghiên cứu dạng Phân tích Tổ hợp Hồi cứu kéo dài 2 năm. Trong đó, hồ sơ y tế của 89 triệu bệnh nhân được kiểm tra, bao gồm cả bệnh nhân COVID-19 và bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp khác với tỷ lệ 1:1.

Nghiên cứu đã tiến hành so sánh các yếu tố: nhân khẩu học, yếu tố rủi ro đối với COVID-19, mức độ nghiêm trọng của bệnh do COVID-19 và tình trạng tiêm chủng. Các phân tích được phân nhóm theo tuổi và ngày chẩn đoán. Điều đáng tiếc là dữ liệu tiêm chủng chi tiết của đối tượng tham gia không được tiết lộ đầy đủ. Do đó, có lẽ, tỷ lệ tiêm chủng của cả hai nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu này đều thấp là do đã không được báo cáo đầy đủ.

Tuy nhiên, người ta phát hiện ra rằng trong suốt thời gian 2 năm theo dõi, bệnh nhân Covid thường xuyên có nguy cơ cao bị mắc chứng rối loạn tâm thần, suy giảm nhận thức, mất trí nhớ và động kinh hoặc co giật.

Kỹ thuật Giải trình tự gen chuyên sâu các khối u tạo máu ác tính gần đây đã xác định được vai trò trung tâm của điều hòa biểu sinh bất thường đối với cơ chế bệnh sinh của các khối u ác tính này.

Nhà nghiên cứu bệnh học người Mỹ, Tiến sĩ Ryan Cole, người sáng lập Cole Diagnostics, đã phát hiện ra sự gia tăng bất thường một số trường hợp ung thư sau khi vaccine ngừa Covid-19 được đưa vào sử dụng, bao gồm các bệnh ở trẻ em lại xuất hiện trên người lớn và các bệnh ung thư hiếm gặp. Đồng thời, ông cũng ghi nhận tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở những người được tiêm chủng gia tăng so với những người không được tiêm chủng.

Trong một tình huống tương tự, sau khi việc tiêm chủng ngừa COVID-19 bắt đầu được triển khai ở Trung Quốc đại lục, tính đến đầu tháng 6 năm 2022, có ít nhất 845 người, độ tuổi từ 1 đến 80, đã được báo cáo mắc các khối u ác tính về huyết học.

Hơn nữa, tình trạng đồng hành giữa nhiễm trùng COVID-19 với các rối loạn về huyết học cũng đã được chỉ ra trong một số báo cáo. Các tác giả của một nghiên cứu công bố trên tạp chí Archives of Academic Emergency Medicine đã vô cùng lo ngại về mối liên hệ có thể có giữa nhiễm trùng COVID-19 (hoặc giữa các loại thuốc dùng trong quá trình điều trị) với nguy cơ bị bệnh bạch cầu cấp tính.

  • Chấn thương cơ tim

Theo hàng loạt nghiên cứu, sự kết hợp giữa RNA chuỗi dài không mã hóa và microRNA với sự phát triển của các bệnh tim mạch đã được xác nhận RNA (axit ribonucleic) đóng vai trò trung tâm trong quá trình tổng hợp protein từ thông tin di truyền trong cơ thể.

Theo một nghiên cứu của Anh, với những người tham gia nghiên cứu có độ tuổi trên 13, nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim sau khi nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn sau khi tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, nguy cơ viêm cơ tim sau khi tiêm chủng ở nam giới trẻ tuổi lại cao hơn. Một số loại vaccine được sử dụng ở Anh là dựa trên nền tảng mRNA, bao gồm vaccine của Pfizer và Moderna.

  • Tình trạng tự miễn dịch

Mối liên hệ giữa biểu sinh và khả năng tự miễn dịch đã được ghi chép rõ ràng trong các tài liệu khoa học. Những thay đổi biểu sinh, chẳng hạn như quá trình methyl hóa DNA và RNA không mã hóa, đã được phát hiện là có vai trò trong sinh bệnh học của các bệnh tự miễn, chủ yếu bằng cách điều chỉnh biểu hiện gen.

Trong số những loại bệnh khác nhau, cộng đồng y tế đang ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về sự liên quan giữa các bệnh tự miễn do vaccine gây ra với gan, tim, hệ thần kinh.

Trong một trường hợp được công bố vào tháng 4 năm 2022 trên Tạp chí Journal of Hepatology, một người đàn ông Đức 52 tuổi đã bị viêm gan cấp tính hai lần sau khi tiêm hai liều vaccine mRNA của Pfizer. Anh ta có kết quả dương tính với các xét nghiệm dấu hiệu tự miễn dịch. Bác sĩ của anh ta sau đó nhận thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa sự khởi phát bệnh viêm gan và việc tiêm chủng. Điều này khiến bác sĩ nghi ngờ rằng tổn thương gan là do vaccine gây ra.

Trong một tình huống khác ở Tây Ban Nha, một phụ nữ 41 tuổi được chẩn đoán bị tổn thương gan tự miễn, ứ mật nghiêm trọng do vaccine sau khi tiêm vaccine mRNA của Moderna.

Sự tĩnh lặng: Người bảo vệ cho cơ chế tự sửa chữa DNA (Gene Guardians)

Dựa trên hàng loạt tác dụng phụ toàn thân do vaccine gây ra và dựa trên nghiên cứu cơ bản về protein gai, người ta thấy tất cả đều chỉ ra rằng protein gai có khả năng đóng một vai trò trong việc gây tổn hại tới cơ chế tự sửa chữa DNA của chúng ta, hay còn gọi là Gene “Guardians”.

Hiện tại, phần lớn dân số thế giới đã nhận được ít nhất một liều vaccine ngừa Covid-19. Chương trình tiêm nhắc lại lần thứ 3 và thứ 4 lại đang được đề xuất. Bất chấp thực tế là độc lực của các chủng virus đột biến mới gần đây đã trở nên yếu hơn.

Trong hoàn cảnh đó, để có sức khỏe tốt hơn, chúng ta có thể làm gì để bảo vệ tốt cơ chế sửa chữa DNA (Gene guardian)? Qua đó bảo vệ gen của chúng ta?

Trong nội dung Tuyên bố của Nhà Trắng về Dự án Bản đồ Bộ gen Người, tháng 6 năm 2000, có nêu: “Hôm nay, chúng ta đang học ngôn ngữ mà Chúa đã dùng để tạo ra sự sống”. Cả gen và biểu sinh đều là ngôn ngữ mà Đấng Tạo Hóa đã dành cho cuộc sống nhân loại. Để bảo vệ mình, chúng ta có thể lại phải đi khám phá một lần nữa lối sống truyền thống. Bởi vì, truyền thống chính là sự hướng dẫn của Đấng Tạo Hóa về một sống lành mạnh là như thế nào.

Từ lâu, thực hành chánh niệm đã được đề xuất để nâng cao sức khỏe bằng cách tạo ra trạng thái thư giãn của cơ thể và sự tĩnh lặng nội tại, tức là trạng thái tâm trí và cảm xúc yên tĩnh, đặc trưng bởi sự vắng bóng của những suy nghĩ, những hình ảnh và dao động cảm xúc lặp đi lặp lại.

Các liệu pháp tâm trí và cơ thể (MBT), chẳng hạn như chánh niệm, tọa thiền, yoga và thái cực quyền, đã được chứng minh là có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta bằng cách giảm căng thẳng. MBT cũng đã được phát hiện là có ảnh hưởng đến gen của chúng ta dưới dạng biểu sinh.

Lấy ví dụ, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quá trình methyl hóa gen của yếu tố hoại tử khối u có thể giảm đi đáng kể ở những phụ nữ tập yoga. Với những người thực hành thiền định, các biến đổi khác nhau của enzyme histone deacetylase cũng như các hình thức biểu hiện gen có thể được tu chỉnh đáng kể.

Những người thực hành thiền định trong thời gian dài thậm chí có thể được tận hưởng lợi ích của sự chậm lại của các dấu hiệu sinh học lão hóa, của quá trình methyl hóa các gen liên quan đến chuyển hóa tế bào miễn dịch và viêm. Do đó, MBT có khả năng đóng vai trò là phương pháp điều trị và phòng bệnh với mục đích tác động đến hoạt động biểu sinh của một cá nhân, cũng như là một sự bổ sung cho y học phương Tây.

Năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến nghị sử dụng thiền định như một phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân COVID-19. Ngoài ra, dường như có một mức độ đồng thuận cấp độ quốc tế rằng thiền rất hữu ích cho những người đang hồi phục sau tác dụng phụ của vaccine COVID-19 và di chứng của COVID-19 (pdf).

Người ta cũng thấy Thiền còn có những lợi ích sau:

  • kích hoạt các vùng não cụ thể;
  • gian tăng sự biến đổi nhịp tim;
  • ức chế viêm;
  • tăng cường sự biểu hiện của enzyme telomerase, ảnh hưởng tích cực tới cơ chế lão hóa của cơ thể.

Theo một nghiên cứu quy mô lớn về bộ gen được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS), thiền định đã kích hoạt hệ thống miễn dịch của người tham gia, với tổng số 220 gen miễn dịch được điều chỉnh tăng cường, 68 gen liên quan đến interferon và thuộc về cơ chế miễn dịch bẩm sinh. Theo nghiên cứu này, rất có thể thiền định đóng một vai trò quan trọng đối với cơ chế sửa chữa DNA của các gen đó.

Vì vậy, để bảo vệ tốt hơn cơ chế sửa chữa DNA của mình, chúng ta nên thử các liệu pháp chăm sóc cơ thể và tinh thần.

Theo The Epoch Times

Quân Dương biên dịch

Tác giả: Yuhong Dong Mercura Wang

Tham khảo:

Coronaviruses: An Updated Overview of Their Replication and Pathogenesis

The Coronavirus Spike Protein Is a Class I Virus Fusion Protein: Structural and Functional Characterization of the Fusion Core Complex

Multivariate profile and acute-phase correlates of cognitive deficits in a COVID-19 hospitalised cohort - PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8013321/?report=reader

DNA Methylation and Its Basic Function | Neuropsychopharmacology

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7227586/?report=reader

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7104995/?report=reader

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7402635/?report=reader

SARS–CoV–2 Spike Impairs DNA Damage Repair and Inhibits V(D)J Recombination In Vitro

DNA Methylation and Its Basic Function | Neuropsychopharmacology

The Honey Bee Epigenomes: Differential Methylation of Brain DNA in Queens and Workers - PMC

Epigenetics of discordant monozygotic twins: implications for disease | Genome Medicine | Full Text

DNA hypermethylation in disease: mechanisms and clinical relevance - PMC

DNA methylation-based biomarkers and the epigenetic clock theory of ageing | Nature Reviews Genetics

Accelerated biological aging in COVID-19 patients | Nature Communications

Epigenetics of Alzheimer’s Disease - PMC

https://genesdev.cshlp.org/content/30/18/2021.long

Dr. Ryan Cole: Alarming Cancer Trend Suggests COVID-19 Vaccines Alter Natural Immune Response

New Analysis of 845 COVID Jab-Related Leukemia Cases Sheds More Light on Post-Jab Cancer Uptick Warnings

A Case of Acute Leukemia Following Remission of COVID-19 Infection; an Urge to Search for a Probable Association - PMC

The novel regulatory role of lncRNA‐miRNA‐mRNA axis in cardiovascular diseases - PMC

Risk of Myocarditis After Sequential Doses of COVID-19 Vaccine and SARS-CoV-2 Infection by Age and Sex

The emerging role of epigenetics in human autoimmune disorders

https://www.theepochtimes.com/explaining-covid-19-vaccine-induced-autoimmunity-hepatitis-and-healing_4460668.html

SARS-CoV-2 vaccination can elicit a CD8 T-cell dominant hepatitis - Journal of Hepatology

Another case of autoimmune hepatitis after SARS-CoV-2 vaccination – still casualty? - Journal of Hepatology

Coronavirus (COVID-19) Vaccinations - Our World in Data

The code, the text and the language of God - PMC

Molecules of Silence: Effects of Meditation on Gene Expression and Epigenetics

The potential positive epigenetic effects of various mind-body therapies (MBTs): a narrative review

Epigenetic clock analysis in long-term meditators - PMC

Support for rehabilitation self-management after COVID-19-related illness

A New Era for Mind–Body Medicine - PMC

https://www.pnas.org/doi/epdf/10.1073/pnas.2110455118

Tiến sĩ Yuhong Dong phụ trách cấp cao chuyên mục y tế của The Epoch Times. Bà là cựu chuyên gia khoa học y tế cấp cao và lãnh đạo trong lĩnh vực Cảnh giác dược tại trụ sở chính của Novartis ở Thụy Sĩ và là người bốn lần đoạt giải Novartis. Bà có kinh nghiệm nghiên cứu tiền lâm sàng về virus học, miễn dịch học, ung thư, thần kinh và nhãn khoa, đồng thời có kinh nghiệm lâm sàng về bệnh truyền nhiễm và nội khoa. Bà cũng có bằng bác sĩ y khoa và tiến sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.



BÀI CHỌN LỌC

Protein gai có đang làm thay đổi biểu hiện gen của chúng ta?