Kinh tế Trung Quốc rơi vào thảm họa có phải lỗi của ông Tập Cận Bình?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, ông Adam Simon Posen, Chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, một tổ chức tư vấn của Mỹ, đã đăng một bài báo có tiêu đề “Sự kết cục của kỳ tích kinh tế Trung Quốc” trên tạp chí Foreign Affairs. Ông chỉ ra, việc chuyển hướng chính trị của bản thân chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chính sách Zero Covid thất bại đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp trong thời gian dài hoặc thậm chí suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc. Về vấn đề này, Posen tin rằng đây là cơ hội cho Hoa Kỳ. Washington nên quay lại chính sách mở cửa và mở rộng vòng tay với nhân tài và vốn của Trung Quốc. Kết luận này cho thấy ông Posen là một nhà kinh tế học cổ điển, nhưng ông thực sự không hiểu gì về chính trị học càng không hiểu tình hình xã hội thực tế ở Trung Quốc.

Đầu tiên, hãy đàm luận một chút về lý do tại sao nền kinh tế Trung Quốc khủng hoảng. Ông Posen tin rằng nguyên nhân sâu xa của kỳ tích kinh tế Trung Quốc là do nền kinh tế thị trường phát huy tác dụng chứ không phải do những gì chính phủ đã làm. Ngược lại, nguyên nhân vì chính phủ giảm bớt sự can thiệp vào nền kinh tế mà nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy.

Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đã tăng cường can dự vào chính phủ, dẫn đến doanh nghiệp thiếu sức sống và đổi mới, cũng khiến nguyện vọng đầu tư của các nhà đầu tư giảm xuống. Không những vậy, sự thụt lùi chính trị và “chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số” đã dẫn đến công dân bị đàn áp, khiến dân chúng thiếu cảm giác an toàn, nên người dân sẽ cố gắng chuyển tài sản ra nước ngoài hoặc tiết kiệm thay vì tiêu dùng.

Ông Posen cho rằng sự suy giảm đầu tư và tiêu dùng của Trung Quốc chủ yếu là do sự can dự của chính phủ, sự can thiệp trên quy mô lớn của chính phủ bắt đầu sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Đáp lại quan điểm của Posen, ông Lưu Tông Nguyên, nhà nghiên cứu về kinh tế chính trị quốc tế tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, và ông Michael Pettis, giáo sư tài chính tại Trường quản lý Quang Hoa thuộc Đại học Bắc Kinh, đã đăng lời phản bác trên tạp chí "Foreign Affairs". Họ nhất trí rằng Posen không tìm ra gốc rễ của vấn đề, vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc không nằm ở bản thân ông Tập, mà ở những vấn đề mang tính cơ cấu tồn tại lâu đời của Trung Quốc.

Theo ông Lưu Tông Nguyên, từ lâu nay Trung Quốc đầu tư ở mức độ cao cho tiêu dùng, điều này đã làm méo mó nền kinh tế. Sau khi nhậm chức, ông Tập đã nỗ lực giải quyết những vấn đề này, tuy nhiên, do chính sách Zero Covid, chính trị suy thoái và “ngoại giao chiến lang”, “cuối cùng dẫn đến" việc không những không thể tháo bỏ quả bom hẹn giờ của nền kinh tế Trung Quốc, mà cả ngòi nổ của nó cũng được rút ngắn đi rất nhiều".

Ông Lưu Tông Nguyên cũng cho rằng, suy thoái kinh tế của Trung Quốc có thể liên lụy tới tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đây không phải là cơ hội mà là một điều rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây ra chiến tranh. Vì vậy, phương Tây không nên áp dụng cái mà Posen gọi là chính sách “mở cửa” mà nên tiếp tục kiềm chế Trung Quốc.

Giống như ông Lưu Tông Nguyên, giáo sư Pettis cũng cho rằng nguyên nhân khiến nền kinh tế Trung Quốc mất cân đối là do tỷ trọng đầu tư dài hạn quá cao. Ông phân tích rằng sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc nằm ở đầu tư của chính phủ, nhưng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, những khoản đầu tư này ngày càng trở nên vô dụng, cuối cùng dẫn đến bong bóng bất động sản và bẫy nợ.

Ông Pettis bổ sung, vấn đề lớn nhất là mô hình đầu tư cao không thể duy trì lâu dài. Và vì thể chế chính trị của Trung Quốc không có cách nào tự điều chỉnh mình nên thành công kinh tế trong quá khứ sẽ củng cố mô hình này.

Quan điểm của hai trường phái tư tưởng là hai mặt của nền kinh tế Trung Quốc

Trên thực tế, quan điểm của hai nhóm này về nền kinh tế Trung Quốc chỉ là hai mặt của một đồng xu. Tác giả từng viết trong “Giấc mơ kinh tế vĩ đại tan vỡ, Đảng Cộng sản Trung Quốc có chống lại kinh tế không?” rằng: “Như đã đề cập trong bài viết, do đặc điểm của một chế độ cực đoan nên nhà cầm quyền Trung Quốc muốn kiểm soát mọi thứ. Trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và các lĩnh vực khác, chúng ta cần “tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc” (ĐCSTQ) và đi theo cái gọi là con đường phát triển “đặc sắc Trung Quốc”.

Dưới kiểu cuồng tín quyền lực và “sự tự tin về chế độ” khó hiểu này, trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã tiếp tục lặp lại cái vòng luẩn quẩn ác tính “cứ nới lỏng ra là loạn, cứ loạn lại kìm hãm, cứ kiềm hãm là chết, cứ chết lại nới lỏng”.

Hiện nay, ĐCSTQ chính là đang lo lắng “nới lỏng sẽ gây hỗn loạn” nên đã siết chặt kiểm soát xã hội một cách toàn diện, liên tiếp trấn áp các ngành bất động sản, Internet, giáo dục đào tạo và trấn áp các công ty nước ngoài bằng nhiều chính sách khác nhau, thậm chí liên tiếp cấm các giám đốc điều hành của các công ty Nhật Bản và Mỹ rời khỏi đất nước, điều này đẩy nhanh việc rút vốn của các công ty nước ngoài, sự sụp đổ của doanh nghiệp tư nhân và chính sách tiếp tục chuyển động theo hướng “nhà nước tiến, tư nhân rút lui”, kiểm soát chặt chẽ hơn khu vực tài chính và doanh nghiệp tư nhân.

Đặc điểm toàn trị của ĐCSTQ không phải bắt đầu từ Tập Cận Bình. Bản chất của chủ nghĩa toàn trị chưa bao giờ thay đổi kể từ khi thành lập Đảng, chỉ là trong 70 năm qua kể từ khi xây dựng chính quyền, để đáp ứng với những thay đổi của hoàn cách khác nhau ở bên ngoài và bên trong, chính quyền ĐCSTQ liên tục thay đổi phương pháp cai trị và nới lỏng hoặc thắt chặt kiểm soát xã hội. Tuy nhiên từ đầu đến cuối họ vẫn đang quan sát từng người dân Trung Quốc, chưa bao giờ có ý định từ bỏ chế độ độc tài toàn trị, dù chỉ một chút.

Nếu vậy thì giải thích thế nào về cải cách mở cửa? Về bản chất, kể từ khi xây dựng chính quyền, Bắc Kinh đã phát động nhiều phong trào chính trị phi lý khác nhau như Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa và “lên núi xuống nông thôn”, khiến xã hội và kinh tế mất đi sức sống, thoi thóp, nếu không nới lỏng kiểm soát, chính quyền có thể trực tiếp đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Cải cách và mở cửa có nghĩa là Bắc Kinh nới lỏng sự kiểm soát đối với khu vực tư nhân, năng lượng kinh tế do khu vực tư nhân tích lũy sẽ tự phát bùng nổ, đây có thể không phải là công lao của ĐCSTQ. Nói cách khác, trong quá trình này, kìm hãm sẽ chết, sắp chết thì liền nới lỏng.

Nhưng liệu nó có hoàn toàn nới lỏng sự kiểm soát của mình đối với nền kinh tế? Mọi người đều biết điều đó là không thể. Đối mặt với vấn đề suy thoái kinh tế, chính phủ Trung Quốc đã tăng mạnh chi tiêu tài chính và đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở nhiều nơi để lấy số liệu GDP, Tuy nhiên, do chưa xem xét đầy đủ nhu cầu tư nhân đối với các công trình này nên sau này "đường sắt, đường cao tốc và cơ sở hạ tầng" đã được xây dựng dư thừa ở mức độ nghiêm trọng, hiệu quả và lợi ích đầu tư giảm dần; nó cũng gây ra sự sụp đổ của ngành bất động sản hiện nay, nợ chính phủ của địa phương ngày càng tăng cao.

Tất cả có phải là lỗi của Tập Cận Bình?

Mọi người đều biết, ở Trung Quốc, ảnh hưởng chính trị của thể chế ĐCSTQ đâu đâu cũng có và Tập Cận Bình cũng là một trong những người thường xuyên bị ảnh hưởng. Nếu là người khác, họ có lẽ không thể đưa ra bất kỳ giải pháp tốt nào cho các vấn đề kinh tế và chính trị tồn tại lâu dài của Trung Quốc. Ông Tập chỉ là “Cung phùng kỳ thịnh”, đúng vào những năm cuối cùng của triều đại đỏ, vừa vặn ông lại ở vị trí này; dù có làm gì thì vấn đề cũng không được giải quyết.

Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ, khi nói đến nền kinh tế, chúng ta phải đối mặt với vấn đề bãi bỏ quy định để kích thích sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và kích thích tiêu dùng tư nhân. Tuy nhiên “nới lỏng giảm sát” là khu vực cấm của lãnh đạo ĐCSTQ, điều mà nó quan tâm nhất hiện nay là quyền lực chấp chính tuyệt đối đang nắm giữ, không được đánh mất là quyền lực chính trị, kinh tế phải được đặt sau chính trị. Vì lý do này, ý tưởng của nó phải là “dừng lại ngay khi có hỗn loạn”, và tuyệt đối không thể nới lỏng kiểm soát chính trị. Bằng cách này, nếu kinh tế cần được nới lỏng và chính trị cần được thắt chặt, cũng giống như hai chân của một người, chân trước chân sau, người này chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng rối loạn tâm thần.

Nhìn vào tình hình hiện tại, nhiều người cũng biết rằng chế độ Cộng sản Trung Quốc nhất định sẽ sụp đổ, nếu có người khác cầm quyền cũng sẽ có kết cục như vậy. Nói rằng ông Tập là “tổng gia tốc sư” là đúng bởi vì ông hiện không thể thoát khỏi ảnh hưởng của tinh thần đảng phái của ĐCSTQ và ngày càng không thể suy nghĩ một cách bình thường và lý trí. Bằng cách này, ông Tập đã bị đồng hóa với thể chế, mất đi mặt tư duy độc lập của bản chất con người, hành động và lời nói mà ông thể hiện đều là ý chí của ĐCSTQ... Nếu không thể thay đổi, kết cục bi thảm của cá nhân ông đã ở trước mắt.

Liệu Hoa Kỳ có lần nữa áp dụng chính sách mở cửa?

Ở một mặt khác trong bài viết của Posen, ông đề xuất rằng Hoa Kỳ nên mở cửa đón nhân tài và vốn từ Trung Quốc, đây thực sự là phát ngôn của một người ngoài ngành không hiểu chính trị. Nhân tài và vốn của Trung Quốc chưa bao giờ là tài năng và vốn thuần túy, điều này hoàn toàn khác với dòng chảy tự do của các yếu tố sản xuất trong lý thuyết kinh tế cổ điển. Bất cứ ai quen với thực tế xã hội Trung Quốc đều biết rất rõ rằng tài năng và vốn của ĐCSTQ gần như hoàn toàn do hệ thống đảng-nhà nước kiểm soát.

Một số học giả và chính trị gia trong thế giới tự do thực sự thiếu hiểu biết về bản chất của ĐCSTQ, những người này có ở cả xã hội phương Đông và phương Tây, họ thực sự ngây thơ đến mức tột đỉnh, hay là có dụng ý khác? Kế hoạch “Ngàn Nhân tài” vẻ bề ngoài bao bọc dường như chỉ là một kế hoạch trao đổi học thuật thuần túy, nhưng kết quả là gì? Biến thành một kế hoạch gián điệp. Viện Khổng Tử không chỉ đơn thuần là một tổ chức văn hóa và giáo dục, nó đã trở thành cơ quan tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn về văn hóa của ĐCSTQ; TikTok và “Tiểu hồng thư” càng không chỉ là những video ngắn hay nền tảng xã hội đơn thuần.

Mở cửa thu hút nhân tài và vốn từ Trung Quốc đại lục, thế giới tự do sẽ trực tiếp đối mặt với hậu quả nghiêm trọng từ sự xâm nhập triều đại đỏ của Trung Quốc. Đặc biệt nếu một quốc gia dân chủ được điều hành bởi các chính trị gia hoặc học giả không hiểu gì về hệ thống đảng-nhà nước của Trung Quốc, chính là đang trực tiếp chờ đợi để bị ĐCSTQ lợi dụng và xóa sổ.

Theo Epochtimes
Viên Minh biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Kinh tế Trung Quốc rơi vào thảm họa có phải lỗi của ông Tập Cận Bình?