Sóc Trăng ở miền nào, Sóc Trăng giáp tỉnh nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhắc tới Sóc Trăng là nhắc tới vùng đất giao thoa văn hóa của ba dân tộc: Kinh - Hoa - Khmer với nhiều lễ hội độc đáo và nét kiến trúc đặc sắc. Bạn có biết Sóc Trăng ở miền nào, Sóc Trăng giáp tỉnh nào… Cùng tìm hiểu về vị trí địa lý tỉnh Sóc Trăng trong bài viết dưới đây!

1. Sóc Trăng ở miền nào?

Sóc Trăng ở đâu? Tỉnh Sóc Trăng thuộc miền nào?

Sóc Trăng nằm ở vị trí cửa Nam của sông Hậu, là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc miền Tây của Việt Nam - vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh Sóc Trăng có tọa độ địa lý từ 9°12' - 9°56' vĩ độ Bắc và từ 105°33’ - 106°23' kinh độ Đông.

Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện là:

  • 01 thành phố: Sóc Trăng
  • 02 thị xã: Ngã Năm; Vĩnh Châu
  • 08 huyện: Kế Sách; Mỹ Xuyên; Mỹ Tú; Cù Lao Dung; Châu Thành; Thạnh Trị; Trần Đề; Long Phú.

Trong đó, TP Sóc Trăng là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh.

2. Sóc Trăng giáp tỉnh nào?

Khi tìm hiểu Sóc Trăng ở miền nào, nhiều bạn cũng muốn biết Sóc Trăng giáp tỉnh nào.

  • Phía Bắc của tỉnh Sóc Trăng giáp với tỉnh Hậu Giang.
  • Khu vực phía Tây Nam giáp với tỉnh Bạc Liêu.
  • Khu vực phía Đông Bắc giáp với tỉnh Trà Vinh.
  • Phía Đông và Đông Nam của tỉnh tiếp giáp với biển Đông. Đường bờ biển có chiều dài 72 km với 03 cửa sông lớn đổ ra biển là: Mỹ Thanh, Trần Đề, Định An.

Sóc Trăng cách TP HCM bao nhiêu km?

Tỉnh Sóc Trăng cách TP HCM khoảng 230 km và cách TP Cần Thơ khoảng 60 km.

Sóc Trăng ở đâu trên bản đồ?

sóc trăng ở đâu, sóc trăng ở đâu trên bản đồ
(Ảnh: TUBS/ Wikimedia Commons/ CC BY-SA 3.0)

3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Sóc Trăng

Khi tìm hiểu Sóc Trăng ở miền nào, Sóc Trăng giáp tỉnh nào, những thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về địa phương này.

Sóc Trăng có diện tích là bao nhiêu?

Tỉnh Sóc Trăng có tổng diện tích tự nhiên là 3.311,76 km2 (bằng khoảng 1% tổng diện tích của cả nước và bằng 8,3% diện tích của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).

3.1. Điều kiện địa hình

Địa hình của tỉnh Sóc Trăng thấp và tương đối bằng phẳng. Địa hình nhìn chung có dạng lòng chảo; cao ở biển Đông và phía sông Hậu, thấp dần vào phía trong. Nơi có địa hình thấp nhất là khu vực phía Tây và Tây Bắc của tỉnh.

3.2. Đặc điểm khí hậu

Tỉnh Sóc Trăng có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Thời tiết trong năm ở Sóc Trăng chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau.

Tỉnh Sóc Trăng ít khi chịu ảnh hưởng của bão lũ. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,8°C. Lượng mưa trung bình năm khoảng hơn 1.800 mm. Mưa tập trung nhiều nhất trong các tháng: 8, 9, 10; thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây hoa màu.

3.3. Điều kiện thuỷ văn, sông ngòi

Hệ thống kênh rạch của tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, ngày lên xuống 2 lần. Mực triều dao động trung bình từ khoảng 0,4 - 1 m. Nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông là vùng có trữ lượng tôm cá lớn; là điều kiện thuận lợi giúp tỉnh Sóc Trăng phát triển kinh tế biển tổng hợp.

3.4. Tài nguyên đất

Tỉnh Sóc Trăng có tài nguyên đất đai màu mỡ; thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nước và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, bắp, đậu nành; các loại rau màu như: tỏi, hành; các loại cây ăn trái như: sầu riêng, xoài, bưởi…

Tài nguyên đất của tỉnh Sóc Trăng bao gồm các nhóm đất chính là: đất cát, đất phù sa, đất giây, đất mặn và đất phèn. Mặc dù tài nguyên đất của tỉnh Sóc Trăng có một số hạn chế như bị xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt trong mùa khô nhưng việc sử dụng tài nguyên này của tỉnh có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển sản xuất nông - ngư nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng; từ đó hình thành những khu du lịch sinh thái đặc sắc, phong phú.

4. Đặc điểm KT-XH tỉnh Sóc Trăng

Sau khi tìm hiểu Sóc Trăng ở miền nào, nhiều bạn cũng muốn biết thêm đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng.

Phát triển kinh tế biển tổng hợp

Tỉnh Sóc Trăng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển tổng hợp với cơ cấu ngành đa dạng: thủy hải sản; nông - lâm nghiệp biển; thương cảng; cảng cá; dịch vụ cảng biển; công nghiệp hướng biển; du lịch - vận tải biển; xuất nhập khẩu.

Tỉnh Sóc Trăng có đường bờ biển dài 72 km với 03 cửa sông lớn đổ ra biển. Tỉnh có nguồn hải sản đáng kể bao gồm các loài cá nổi, cá đáy và tôm.

Về nông nghiệp

Tỉnh Sóc Trăng hướng tới các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến. Đặc biệt, tỉnh Sóc Trăng có dải cù lao chạy dài tới tận cửa biển thuộc các huyện: Cù Lao Dung, Long Phú, Kế Sách. Đây là điều kiện lý tưởng để trồng các loại cây ăn trái nhiệt đới; và cũng là tiềm năng để phát triển các dự án công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.

Về du lịch

Tỉnh Sóc Trăng có nhiều bãi biển đẹp, hoang sơ cùng với nhiều cù lao vườn cây ăn trái chạy dọc hơn 60 km theo dòng sông Hậu.

Sóc Trăng cũng là địa phương có nền văn hóa đặc sắc khi có sự giao thoa của ba dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa tạo nên xứ sở của văn hóa lễ hội, đền chùa với những kiến trúc độc đáo. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để tỉnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp với du lịch biển; du lịch văn hóa lễ hội, du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển…

Vậy là bạn đã biết Sóc Trăng ở miền nào, Sóc Trăng giáp tỉnh nào... Với những điều kiện thuận lợi của mình, tỉnh Sóc Trăng đang tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư và dự án lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoàng Thái

Xem thêm:

Việt Nam Xã hội

Sóc Trăng ở miền nào, Sóc Trăng giáp tỉnh nào?