Hậu Giang ở miền nào, Hậu Giang tách khỏi Cần Thơ năm nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hậu Giang ở miền nào, Hậu Giang giáp tỉnh nào… là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Cùng tìm hiểu Hậu Giang ở đâu, Hậu Giang thuộc miền nào; vùng đất Hậu Giang được hình thành như thế nào, Hậu Giang tách khỏi Cần Thơ năm nào… trong bài viết dưới đây!

1. Hậu Giang ở miền nào?

Hậu Giang là một tỉnh nằm ở khu vực nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long; có tọa độ địa lý từ 9°30' - 10°19' vĩ độ Bắc và từ 105°14' - 106°17' kinh độ Đông.

Tỉnh Hậu Giang có 08 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 02 thành phố (TP Vị Thanh, TP Ngã Bảy); 01 thị xã (thị xã Long Mỹ); và 05 huyện (Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Vị Thuỷ). Trong đó, TP Vị Thanh là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.

Hậu Giang tách ra từ tỉnh nào, Hậu Giang tách khỏi Cần Thơ năm nào?

Tỉnh Hậu Giang được chính thức thành lập ngày 01/01/2004, được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ.

Hậu Giang cách TP HCM bao nhiêu km?

Trung tâm hành chính của tỉnh là TP Vị Thanh - cách TP HCM khoảng 240 km theo hướng Tây Nam.

2. Hậu Giang giáp tỉnh nào?

Một số câu hỏi khác được nhiều bạn quan tâm về vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang đó là Hậu Giang giáp với tỉnh nào, Hậu Giang gần tỉnh nào, Hậu Giang có gần Cần Thơ không.

Hậu Giang ở đâu trên bản đồ?

hậu giang ở đâu trên bản đồ
(Ảnh: TUBS/ Wikimedia Commons/ CC BY-SA 3.0)

3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Hậu Giang

Với những thông tin tìm hiểu Hậu Giang ở miền nào của Việt Nam, bạn sẽ hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương này.

Tỉnh Hậu Giang có diện tích đất tự nhiên là 1.601 km2.

3.1. Đặc điểm địa hình của tỉnh Hậu Giang

Địa hình của tỉnh Hậu Giang mang đặc trưng chung của địa hình vùng Đồng bằng sông Cửu Long là khá bằng phẳng. Độ cao của địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình của toàn tỉnh được chia thành 3 vùng bao gồm:

  • Vùng triều: là khu vực tiếp giáp với sông Hậu về hướng Tây Bắc; có diện tích khoảng 19.200 ha. Khu vực này phát triển mạnh về kinh tế công nghiệp, dịch vụ và kinh tế vườn.
  • Vùng úng triều: là khu vực tiếp giáp với vùng triều; có diện tích khoảng 16.900 ha. Đây là khu vực phát triển mạnh cây lúa và có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ.
  • Vùng úng: là khu vực nằm sâu trong nội đồng; phát triển sản xuất nông nghiệp với đa dạng cây trồng như: lúa, khóm, mía… Khu vực này cũng có khả năng phát triển mạnh sản xuất công nghiệp, dịch vụ…

3.2. Điều kiện khí hậu tỉnh Hậu Giang

Là địa phương nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, tỉnh Hậu Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau).

Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.800 mm. Nhiệt độ trung bình của tỉnh Hậu Giảng khoảng 27°C.

3.3. Đặc điểm thủy văn của tỉnh Hậu Giang

Tỉnh Hậu Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch ở đây khá lớn với khoảng 1,5 km/km2. Ở khu vực ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành, mật độ sông lên đến 2 km/km2.

4. Đặc điểm KT-XH của tỉnh Hậu Giang

Những thông tin tìm hiểu Hậu Giang ở miền nào giúp bạn hiểu rõ hơn về vùng đất này cũng như về văn hoá và con người nơi đây.

Tỉnh Hậu Giang có hệ thống đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Về giao thông đường bộ, tỉnh Hậu Giang có năm trục giao thông huyết mạch chạy qua là: Quốc lộ 1A; 61; 61B; Quản lộ Phụng Hiệp; và Nam Sông Hậu.

Hệ thống kênh, rạch chằng chịt hình thành mạng lưới giao thông đường thuỷ phân bố đều trong tỉnh. Cùng với hai trục giao thông đường thuỷ quốc gia là kênh Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, hệ thống kênh, rạch của tỉnh Hậu Giang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thông - vận tải đường thuỷ.

Nằm ở vị trí giáp ranh với TP Cần Thơ - trung tâm kinh tế - tài chính - khoa học kỹ thuật của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Hậu Giang có một số điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với TP Cần Thơ và các tỉnh khác trong khu vực.

Trong những năm qua, tỉnh Hậu Giang đã xây dựng một số khu, cụm công nghiệp, từng bước thu hút nhiều nhà đầu tư đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh như: Cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh (có quy mô diện tích 201 ha); Cụm công nghiệp Vị Thanh (có quy mô diện tích 53 ha); Cụm công nghiệp Ngã Bảy (có quy mô diện tích 25 ha)...

Tập trung khai thác các tiềm năng để phát triển kinh tế

Tỉnh Hậu Giang được biết đến là một trong những trung tâm sản xuất lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa, cây ăn quả; nguồn thuỷ sản phong phú (chủ yếu là cá, tôm nước ngọt) và chăn nuôi gia súc.

Tỉnh Hậu Giang có nhiều đặc sản cây ăn trái nổi tiếng như: bưởi Phú Hữu; khóm Cầu Đúc (trái dứa, thơm); quýt đường Long Trị… Về thuỷ sản, cá thác lác Vị Thanh là đặc sản có vị ngon nổi tiếng.

Nhằm khai thác tốt hơn những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, những năm gần đây, tỉnh Hậu Giang hướng tới phát triển du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp với khu vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống…

Bạn có thể tới tham quan, vui chơi tại một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hậu Giang như: Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng; Khu du lịch Phú Hữu; chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp); Công viên giải trí Kittyd & Minnied; Khu du lịch sinh thái Tây Đô; Khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thuỷ…

Vậy là bạn đã có thêm nhiều thông tin khi tìm hiểu Hậu Giang ở miền nào, Hậu Giang giáp tỉnh nào... Đến với Hậu Giang, bạn sẽ có một hành trình khám phá nhiều nét đẹp đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ.

Nhật Phong

Xem thêm:

Việt Nam Xã hội

Hậu Giang ở miền nào, Hậu Giang tách khỏi Cần Thơ năm nào?