Vĩnh Long ở miền nào, Vĩnh Long giáp tỉnh nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhắc đến Vĩnh Long là nhắc đến một vùng đất phì nhiêu màu mỡ; nổi tiếng với nhiều trái cây đặc sản như: bưởi Năm Roi; cam sành Tam Bình; cam xoàn Trà Ôn; sầu riêng Ri 6… Cùng tìm hiểu Vĩnh Long ở miền nào, Vĩnh Long giáp tỉnh nào… trong bài viết dưới đây!

1. Vĩnh Long ở miền nào?

Vĩnh Long ở đâu? Tỉnh Vĩnh Long thuộc miền nào?

Vĩnh Long là một trong 13 tỉnh, thành ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc hạ lưu của sông Mekong. Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long.

Vĩnh Long có tọa độ địa lý từ 9°52' - 10°19' vĩ độ Bắc và từ 104°41’ - 106°17' kinh độ Đông.

Tỉnh Vĩnh Long có 08 đơn vị hành chính cấp huyện là:

  • 01 thành phố: Vĩnh Long;
  • 01 thị xã: Bình Minh;
  • 06 huyện: Trà Ôn; Mang Thít; Bình Tân; Tam Bình; Vũng Liêm; Long Hồ.

Trong đó, TP Vĩnh Long là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa của tỉnh.

2. Vĩnh Long giáp tỉnh nào?

Sau khi biết Vĩnh Long ở miền nào, có nhiều bạn cũng muốn biết thêm Vĩnh Long giáp tỉnh nào; Vĩnh Long có biển không…

Như vậy, tỉnh Vĩnh Long không có biển.

Tỉnh Vĩnh Long có vị trí địa lý thuận lợi với hệ thống giao thông kết nối cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua tỉnh là: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 80; hai dòng sông lớn là sông Tiền và sông Hậu được nối với nhau bởi sông Mang Thít…

Tỉnh Vĩnh Long tiếp giáp với TP Cần Thơ - là trung tâm phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; gần cảng và sân bay Cần Thơ. Đây là điều kiện thuận lợi giúp tỉnh Vĩnh Long phát triển giao thương với các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như với cả nước và xuất khẩu.

Vĩnh Long cách TP HCM bao nhiêu km?

Tỉnh Vĩnh Long cách TP HCM khoảng 140 km.

Vĩnh Long ở đâu trên bản đồ?

vĩnh long ở đâu, vĩnh long ở đâu trên bản đồ
(Ảnh: TUBS/ Wikimedia Commons/ CC BY-SA 3.0)

3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Long

Vậy là bạn đã biết Vĩnh Long ở miền nào. Bạn có biết các điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long ra sao?

Vĩnh Long có diện tích là bao nhiêu?

Tỉnh Vĩnh Long có tổng diện tích tự nhiên là 1.520,17 km2 (đứng thứ 12/13 trong số các tỉnh, thành của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; lớn hơn TP Cần Thơ).

3.1. Điều kiện địa hình

Nhiều bạn có thắc mắc Vĩnh Long có núi không.

Tỉnh Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng, không có núi đồi. Địa hình của tỉnh Vĩnh Long là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông.

Độ dốc của địa hình nhỏ hơn 2 độ. Cao trình của địa hình khá thấp so với mực nước biển, cao trình tuyệt đối từ khoảng 0,6 - 1,2 m chiếm 90% diện tích tự nhiên của tỉnh. Toàn tỉnh Vĩnh Long chỉ có khu vực thị trấn Trà Ôn và TP Vĩnh Long có độ cao trung bình khoảng 1,25 m.

Tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở khu vực trung tâm tỉnh và cao dần về hướng hai bờ sông Tiền; sông Hậu; sông Mang Thít và ở ven các sông rạch lớn.

Nhìn chung, địa thế của tỉnh Vĩnh Long trải rộng dọc theo sông Hậu và sông Tiền; có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam; chịu tác động của nước mặn, có lũ không lớn.

3.2. Đặc điểm khí hậu

Tỉnh Vĩnh Long có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm quanh năm nóng ẩm. Chế độ nhiệt ở đây tương đối cao và có nguồn bức xạ dồi dào.

Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Vĩnh Long khoảng 25°C - 27°C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.450 - 1.500 mm.

Điều kiện thời tiết, khí hậu của tỉnh khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ; phù hợp cho đa dạng sinh học tự nhiên phát triển. Tuy nhiên, do lượng mưa của tỉnh trong năm chỉ tập trung vào 6 tháng mùa mưa kết hợp với nguồn nước lũ từ khu vực thượng nguồn sông Mekong đổ về khiến cho nhiều khu vực bị ngập úng cục bộ; ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; đời sống sinh hoạt của dân cư; và môi trường sinh thái khu vực.

3.3. Điều kiện thủy văn, sông ngòi

Chế độ thủy văn của tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Chế độ triều này tác động qua hai con sông lớn là sông Tiền, sông Hậu; cùng với sông Mang Thít và hệ thống kênh rạch của tỉnh.

Chế độ triều ở các sông kết hợp với hệ thống kênh mương nội đồng của tỉnh có khả năng tưới tiêu tự chảy tốt; là điều kiện thuận lợi giúp cho các loại cây trồng sinh trưởng.

3.4. Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Vĩnh Long có lượng đất sét và cát sông làm vật liệu xây dựng khá dồi dào.

Đất sét có tổng trữ lượng khoảng 200 triệu m3 với chất lượng khá tốt; là nguyên liệu sản xuất gốm sứ, gạch, ngói. Loại khoáng sản này phân bố ở hầu hết các khu vực trong tỉnh; thường nằm dưới lớp đất canh tác nông nghiệp với chiều dày từ 0,4 - 1,2 m.

Cát sông có tổng trữ lượng khoảng 129,8 triệu m3; phân bố chủ yếu trên các sông: sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Pang Tra, sông Hậu.

4. Đặc điểm KT-XH tỉnh Vĩnh Long

Một số thông tin tham khảo về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khi tìm hiểu Vĩnh Long ở miền nào.

Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước. Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có tiềm năng lớn về trồng lúa gạo, cây ăn trái đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu. Một số loại trái cây đặc sản nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long như: bưởi Năm Roi; cam sành Tam Bình; cam xoàn Trà Ôn; sầu riêng Ri 6…

Về công nghiệp, tỉnh Vĩnh Long có thế mạnh về hàng thủ công mỹ nghệ; tân dược; sản phẩm công nghiệp nhẹ… Tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư thông qua nhiều chính sách cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường hợp tác.

Tỉnh Vĩnh Long có nền văn hóa đặc trưng bởi sự giao thoa của ba dân tộc: Kinh - Khmer - Hoa. Ở đây có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ; Văn Thánh Miếu Vĩnh Long; Công Thần Miếu Vĩnh Long; đình Tân Giai…

Hy vọng rằng những thông tin trên đây hữu ích với bạn khi tìm hiểu Vĩnh Long ở miền nào, Vĩnh Long giáp tỉnh nào… Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Mạnh Hùng

Việt Nam Xã hội

Vĩnh Long ở miền nào, Vĩnh Long giáp tỉnh nào?